Hàng trăm người dùng ghe chống đoàn cưỡng chế
Sáng qua 2.8, hàng trăm hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái (còn gọi là làng cá bè Tân Mai, nằm trên một nhánh sông Đồng Nai, đoạn qua TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã dùng ghe nhỏ dàn ra sông để chống đoàn cưỡng chế.
Người dân bao vây, cản trở lực lượng cưỡng chế – Ảnh: Lê Lâm
Khoảng 8 giờ cùng ngày, khi đoàn cưỡng chế của UBND TP.Biên Hòa (gồm công an, dân quân tự vệ, cảnh sát phòng cháy chữa cháy…) cùng người thu mua cá và chiếc sà lan có gắn cần cẩu tiến đến làng cá bè Tân Mai thì xuất hiện hàng trăm người với đầy đủ thành phần già trẻ, lớn bé đi trên ghe ùa ra phản đối, bao vây cản trở lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, số người tụ tập phản đối này chủ yếu quê ở Nam Định vào đây nuôi cá, mỗi hộ đều có từ 2 bè cá và hàng chục lồng cá, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng. Chính vì thế, nhiều người đã tụ tập, gây áp lực với đoàn cưỡng chế. Bà Nguyễn Lệ Xuân (một trong những hộ dân nằm trong danh sách cưỡng chế di dời), nói: “Đang vào mùa nước lớn rất khó di dời. Quá trình di dời, nếu không may bị thủng bè khiến cá thoát ra ngoài là tôi trắng tay. Còn nếu bán cho chính quyền, cá dưới nửa ký họ mua với giá 8.000 đồng/kg, còn nửa ký trở lên thì 30.000 đồng/kg là quá thấp so với thị trường. Tôi mong chính quyền cho tôi thêm vài tháng nữa khi xuất bán xong lứa cá này tôi sẽ tự động di dời và tháo dỡ, nhưng không được chấp thuận”.
Trước áp lực của các hộ dân nuôi cá bè, đến khoảng 17 giờ cùng ngày, đoàn cưỡng chế đã rút về sau khi hai bên đạt thỏa thuận. Chính quyền sẽ hỗ trợ kinh phí để người dân tự di dời trong vài ngày tới. Ông Nguyễn Kim Phước, Trưởng phòng Kinh tế TP.Biên Hòa (Trưởng đoàn cưỡng chế), cho biết: “Theo kế hoạch, trong sáng 2.8 đoàn sẽ tiến hành cưỡng chế 12 hộ dân nhưng vào chiều qua có 7 hộ đã tự nguyện di dời nên chỉ còn lại 5 hộ”.
Nhằm hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước và tạo nên một điểm tham quan du lịch bằng đường sông, năm 2002, UBND TP.Biên Hòa đã lập dự án quy hoạch làng cá bè Tân Mai. Đến năm 2005 thì dự án được phê duyệt, sau đó trải qua nhiều lần điều chỉnh. Lần điều chỉnh gần nhất là vào tháng 6.2013, theo đó sẽ có 247 hộ được nuôi 271 bè trên đoạn sông hiện hữu với tổng chiều dài gần 4 km (hiện khu vực này tồn tại hơn 650 bè cá và hàng trăm lồng cá của gần 300 hộ dân). Bè sử dụng có kích thước 8 m x 4 m x 2 m. Tối đa một hộ chỉ được nuôi 2 bè và thời gian tổ chức thực hiện di dời, sắp xếp là từ ngày 15.6.2013 đến 10.8.2013. Tuy nhiên, đến nay rất ít người chịu làm đúng theo quy hoạch, vì vậy UBND TP.Biên Hòa quyết định cưỡng chế, di dời về vị trí mới theo “Dự án quy hoạch làng cá bè”.
Theo TNO
Cưỡng chế vi phạm trật tự xây dựng
Chiều 17-7, UBND quận Hai Bà Trưng đã thông báo kế hoạch cưỡng chế xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại khu đất Tổng Công ty Chè, trên đường Trần Khát Chân.
Theo ông Lâm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, kế hoạch cưỡng chế vi phạm sẽ bắt đầu từ 8h ngày 22-7 tới. UBND quận Hai Bà Trưng khẳng định, các hộ dân này đã xây dựng không phép, chiếm dụng đất của Tổng Công ty Chè. Các công trình xây dựng không phép chỉ là các nhà tạm. Khẳng định sẽ xử lý nghiêm vi phạm theo đúng chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, UBND quận Hai Bà Trưng cho biết, các biện pháp tuyên truyền, vận động vẫn được thực hiện cho tới phút cuối.
Theo ANTD
Phát hiện 64 công trình xây dựng trái phép UBND quận Hoàng Mai vừa báo cáo UBND TP tình hình xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Theo đó, từ 1-7-2013 tới nay, quận Hoàng Mai đã phát hiện 83 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Trong đó, có 13 công trình xây dựng không phép; 3 công trình xây dựng sai quy hoạch; 2 công...