Hàng trăm hộ dân Lâm Trung Thủy “khát” nước sạch
Không có nước sạch sử dụng, hàng trăm hộ dân ở xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ – Hà Tĩnh) phải lấy nước từ giếng làng về sinh hoạt hàng ngày.
Không có nước máy, người dân xã Lâm Trung Thủy phải đầu tư bể chứa nước mưa để phục vụ ăn uống…
Từ trước đến nay, ngoài nước mưa, nước giếng khoan, giếng làng là nguồn nước mà hàng trăm hộ dân ở xã Đức Thủy cũ (nay là xã Lâm Trung Thủy) dùng để sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, nguồn nước trên không đáp ứng đủ nhu cầu mà còn mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
….và nước giếng làng để sinh hoạt hàng ngày
Bà Phan Thị Thi (thôn Hạ Thủy) cho hay: Để có nước sinh hoạt, gia đình tôi đầu tư xây bể chứa nước mưa có dung tích 4m3. Bể nhỏ, nhà đông người (7 người – PV) nên phải chắt chiu từng giọt phục vụ ăn, uống hàng ngày. Còn nước tắm, gặt… gia đình phải đầu tư máy bơm dẫn đường ống từ giếng làng về sử dụng.
Dù nước giếng làng đục ngầu nhưng bà Phan Thị Thi vẫn phải bơm về tắm, giặt, thậm chí lắng lọc để ăn
Video đang HOT
“Khổ không nói hết, gần tháng nay bể chứa nước mưa khô đáy, có khi tôi phải sử dụng nước giếng làng để ăn. “Cực chẳng đã” mới phải sử dụng nguồn nước giếng làng chứ nhìn đã phát khiếp, vừa bẩn vừa hôi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật…” – bà Thi chia sẻ thêm.
Tại các giếng làng của thôn Hạ Thủy, Trung Thành, Hòa Bình… có hàng chục chiếc ống nhựa được người dân đặt chìm xuống đáy để dẫn nguồn nước về nhà. Điều đáng nói, các giếng làng như “ao tù, nước đọng”, màu nước đục ngầu, bẩn thỉu với nhiều loại rác thải, ô nhiễm…
Nguồn nước giếng làng được lấy từ tuyến kênh Nhà Lê khi bơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
Qua tìm hiểu được biết, khi kênh Nhà Lê bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp thì các giếng làng ở đây mới có nước.
Hầu hết người dân tại 5 thôn Hạ Thủy, Trung Thành, Hòa Bình, Tường Vân và Văn Xá đều phải bơm nước từ các giếng làng về để tắm, giặt, vệ sinh.
Dù nguồn nước giếng làng rất bẩn nhưng nhiều hộ dân vẫn phải dẫn ống bơm về sử dụng
“Riêng thôn Trung Thành có khoảng 60 hộ sử dụng nước giếng này để sinh hoạt. Trong đó, một số hộ bể chứa nước mưa nhỏ phải bơm về lắng lọc phục vụ ăn uống. Gia đình tôi cũng phải dùng nước này để phục vụ sinh hoạt hàng ngày.” – anh Đinh Quốc Quyền, thôn Trung Thành bày tỏ.
Đường ống nước đã được thi công cách đây hơn 1 năm nhưng đến giờ vẫn chưa thể phục vụ nhu cầu của người dân
Cách đây hơn một năm (cuối năm 2018), chính quyền xã Đức Thủy cũ cũng cho triển khai dự án nước sạch, khi đó người dân hết sức phấn khởi. Hàng trăm hộ dân đã đăng ký sử dụng, thế nhưng đến nay vẫn không thấy nước sạch về làng.
Ông Đinh Văn Ngụ – Đội trưởng Đội Sản xuất thôn Hạ Thủy bức xúc: “Khi chưa nhập xã đã thấy đơn vị thi công đào đất, lắp đặt đường ống đưa nước sạch về. Nhưng được vài tháng rồi để đó cho đến tận bây giờ, trong khi đó nước sạch ở đây rất cấp thiết. Người dân đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương nhưng hiện chưa thấy động tĩnh gì.”
Người dân xã Lâm Trung Thủy luôn mong muốn có nước sạch để ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Qua trao đổi, ông Đinh Văn Nam – Bí thư Đảng ủy xã Lâm Trung Thủy (Chủ tịch UBND xã Đức Thủy cũ) cho rằng: “Việc người dân phản ánh dự án nước sạch chậm tiến độ là có cơ sơ. Nguyên do, sau khi sáp nhập các xã Đức Lâm, Trung Lễ và Đức Thủy thành xã Lâm Trung Thủy, chính quyền thống nhất tạm dừng triển khai dự án nước sạch tại khu vực xã Đức Thủy trước đây để triển khai thi công từ đầu nguồn xuống.
Hiện tại, chính quyền đang đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa nguồn nước sạch về phục vụ người dân nơi đây…”
Vợ, con cán bộ trong danh sách hộ cận nghèo
Vợ, con và các cháu của ông Hách Văn Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Thành, huyện Thiệu Hóa, có tên trong danh sách hộ cận nghèo.
Gia đình ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Thiệu Thành cũng có vợ, hai con nhỏ và bố mẹ ông nằm trong danh sách hộ cận nghèo.
Hộ bà Nguyễn Thị Giảng, Bí thư Đoàn xã Thiệu Thành, cũng có chồng và hai con "gửi" vào hộ cận nghèo của gia đình khác.
Xã Thiệu Thành hiện có 312 hộ cận nghèo và 43 hộ nghèo. Theo quy định, hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sinh hoạt, miễn giảm học phí cho con em...
Thừa nhận có người thân trong danh sách hộ cận nghèo, song ông Hách Văn Thắng phủ nhận trục lợi chế độ. "Tôi phải làm rõ xem ai đã đưa vợ con tôi vào danh sách để làm ảnh hưởng công việc và thanh danh của tôi", ông Thắng nói.
Chủ tịch xã Nguyễn Tiến Đăng cũng xác nhận có tình trạng đưa người thân cán bộ xã vào danh sách hộ cận nghèo. "Việc này do dưới thôn rà soát, đề nghị nên xã không nắm chắc được", ông Đăng phân trần.
Ngày 13/5, Ban thường vụ Huyện ủy Thiệu Hóa đã họp, bàn hướng xử lý. Ông Hoàng Văn Toản, Bí thư Huyện ủy Thiệu Hóa, cho biết Ban thường vụ đã quyết định dừng tổ chức đại hội Đảng bộ xã Thiệu Thành để chuẩn bị lại phương án nhân sự do nhiều cán bộ chủ chốt có dấu hiệu sai phạm. Theo kế hoạch, đại hội Đảng bộ xã này diễn ra vào ngày 20-21/5.
Huyện ủy Thiệu Hóa cũng yêu cầu không tái cử cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 đối với ông Hách Văn Thắng, đưa ra khỏi nhân sự cấp ủy khóa tới đối với ông Nguyễn Quốc Cường và bà Nguyễn Thị Giảng.
Huyện ủy Thiệu Hóa tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân liên quan sự việc.
Cấp nước giếng khoan cho bà con vùng bị hạn hán, xâm nhập mặn Theo báo cáo của Trung tâm Quy hoạch - Điều tra Tài nguyên nước Quốc gia thuộc Bộ TM-MT, đơn vị này đang triển khai nhiều điểm giếng khoan cấp nước sinh hoạt cho bà con vùng hạn hán, xâm nhập mặn. Người dân huyện Châu Thành vui mừng lấy nước sinh hoạt từ điểm cấp nước nguồn từ giếng khoan về sử...