Hàng trăm DNNN cố tình ém thông tin
Năm 2019, số lượng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin (CBTT) theo Nghị định số 81/2015/NĐ-CP (NĐ81) đã tăng lên đáng kể. Mặc dù vậy, vẫn còn tới 155/529 DNNN chưa thực hiện quy định CBTT; một số doanh nghiệp (DN) không thực hiện CBTT trong 3 năm liên tiếp…
Nhiều doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn chưa gửi báo cáo đầy đủ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Lê Tiên
Mới công bố trung bình 5/9 báo cáo
Theo Báo cáo tình hình CBTT của DNNN năm 2019 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) trình Thủ tướng Chính phủ, năm 2019 , cả nước có 374/529 DN, tương ứng với tỷ lệ 70,69% (chưa bao gồm các DN thuộ c Bộ Quốc phòng, Bộ Công an), thuộc diện phải thực hiện CBTT đã gửi báo cáo đến Bộ KH&ĐT. Trong số 155 DN còn lại, chủ yếu là các DN thuộc lĩnh vực thủy nông, thủy lợi, các công ty nông, lâm nghiệp, xổ số kiến thiết của nhiều địa phương. Một số DN lớn chưa gửi báo cáo đầy đủ đến Bộ KH&ĐT như: Tổng công ty (TCT) Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, TCT Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, TCT Giấy Việt Nam, TCT Đầu tư và Phát triển nhà và đô thị…
Đáng lưu ý, có tình trạng một số DN không thực hiện CBTT trong 3 năm liên tiếp dù hàng năm Bộ KH&ĐT đều nêu tên trong các danh sách DN không thực hiện CBTT, lãnh đạo Chính phủ cũng có chỉ đạo.
Theo Báo cáo, trừ Tổng công ty Đông Bắc, các DN thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đều không thực hiện việc CBTT theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 93/2015/NĐ-CP.
Video đang HOT
Tại cơ quan đại diện chủ sở hữu, tính đến 31/12/2019, đã có 24/63 địa phương và 5/5 tập đoàn kinh tế có chuyên mục riêng về CBTT theo quy định. Một số địa phương, mặc dù đã có chuyên mục CBTT về hoạt động của DNNN, nhưng số liệu cơ bản không được cập nhật đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định tại NĐ81. Tại một số TCT là DN cấp 2 thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, việc CBTT chưa thực hiện nghiêm túc.
Đề cập về chất lượng nội dung CBTT của DNNN, Bộ KH&ĐT đánh giá, trong tổng số 9 loại báo cáo phải thực hiện công bố theo quy định của NĐ81 thì hầu hết các DN chưa thực hiện công bố đầy đủ, trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ công bố khoảng 5/9 loại báo cáo. Các nội dung phải CBTT như kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, báo cáo tài chính, báo cáo lương thưởng… chỉ đạt từ 40 – 60%.
Kiến nghị loạt giải pháp
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 4 năm thực hiện Nghị định số 81/2015/NĐ-CP, tỷ lệ DNNN thực hiện CBTT đã tăng đáng kể. Nếu như năm năm 2016, số lượng DN mới chỉ đạt khoảng 38%, thì tới năm 2017 khoảng hơn 44%, năm 2018 đạt hơn 70% và năm 2019 đạt 70,32% số DN thuộc đối tượng CBTT.
Trước tình trạng còn rất nhiều DNNN chưa thực hiện quy định về CBTT, Bộ KH&ĐT đã kiến nghị, đề xuất nhiều giải pháp.
Theo đó, Bộ KH&ĐT kiến nghị Chính phủ cho phép tiến hành đánh giá, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung NĐ81 đồng thời với quá trình xây dựng Luật DN (sửa đổi). Bộ KH&ĐT nêu rõ, hiện nay, Chính phủ đang trình Quốc hội xem xét, ban hành Luật DN (sửa đổi) theo hướng DNNN bao gồm các DN do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Đồng thời, Dự thảo Luật quy định DNNN phải thực hiện CBTT theo quy định. Theo đó, trường hợp Luật DN (sửa đổi) được ban hành, đối tượng áp dụng tại NĐ81 sẽ chưa phù hợp với đối tượng áp dụng của luật này. Ngoài ra, NĐ81 chưa có quy định cụ thể về việc CBTT trực tuyến. Do vậy, chưa có căn cứ để yêu cầu các cơ quan đại diện chủ sở hữu DNNN gửi báo cáo và CBTT trực tuyến…
Bộ KH&ĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, UBND cấp tỉnh chưa thực hiện xây dựng chuyên mục và CBTT của DN theo quy định cần khẩn trương hoàn thiện nội dung này và gửi kết quả về Bộ để tổng hợp. Đối với các cơ quan đại diện chủ sở hữu, Bộ KH&ĐT đề xuất xem xét, xử lý trách nhiệm đối với viên chức quản lý DN theo hướng khiển trách; xử phạt các DN chưa thực hiện đầy đủ CBTT trong năm 2019 và cảnh cáo, xử phạt các DN chưa thực hiện CBTT trong 3 năm 2017 – 2019 theo quy định…
Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Ban Nghiên cứu cải cách và phát triển DN thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh yêu cầu cần có phải có quy định về việc xử lý vi phạm quy định về CBTT, cùng với đó quy định rõ chế tài xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm CBTT như: không CBTT; công bố không đầy đủ, hoặc công bố không chính xác.
Việt Anh
Cần thiết phải luật hóa các quy định hộ kinh doanh
Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), ngày 23/3.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Phát biểu tại Phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng hầu hết các ý kiến đều đồng tình với việc cần thiết phải luật hóa các quy định hộ kinh doanh. Ý kiến khác nhau chỉ ở việc nên để các quy định về hộ kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp hay xây dựng một luật riêng về hộ kinh doanh.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị giữ phương án quy định về hộ kinh doanh trong Luật Doanh nghiệp do phương án này có lợi cho nền kinh tế, khơi thông nguồn lực để đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội và không chồng chéo với các luật khác. Nếu xây dựng luật riêng về hộ kinh doanh thì kéo dài thêm mấy năm nữa, trong khi luật hóa ngay thì có lợi cho nền kinh tế.
Trường hợp còn ý kiến khác nhau về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội để tiếp tục thảo luận và biểu quyết riêng về nội dung này, trước khi biểu quyết thông qua Luật.
Liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, về tỉ lệ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước, trong quá trình soạn thảo Luật, Ban soạn thảo phân tích, đánh giá tác động, so sánh và tham vấn và có phân tích 3 phương án là: 50%, 65% và 100%.
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, đối với công ty cổ phần, cổ đông sở hữu trên 50% tổng cổ phần có quyền biểu quyết là đủ để thông qua được các quyết định thông thường của doanh nghiệp. Đối với quyết định quan trọng khác yêu cầu thông qua với tỉ lệ biểu quyết trên 65% tổng số phiếu biểu quyết vẫn cần phải có sự đồng ý của cổ đông sở hữu trên 50% tổng số quyền biểu quyết thì mới thông qua được quyết định đó. Như vậy, cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết đã có thể chi phối toàn bộ các quyết định của các công ty cổ phần. Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa đều tổ chức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.
Ngoài ra, phương án như cơ quan soạn thảo đã trình có một điểm tích cực hơn hẳn so với các phương án khác là tính tương thích với hệ thống quy định pháp luật hiện hành, bởi vì các quy định về giám sát, quản lý doanh nghiệp có phần vốn Nhà nước đã và đang phân loại, tiếp cận đối với doanh nghiệp có phần vốn nhà nước theo tiêu chí tương tự: dưới 50%, trên 50% và 100%. Đồng thời, tỉ lệ sở hữu trên 50% vốn điều lệ là phù hợp với các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết với quốc tế phù hợp với Nghị quyết 12, vừa tương thích với hệ thống pháp luật và có thể thực hiện được ngay, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp nhằm mục tiêu tổng quát là hoàn thiện khung khổ pháp lý về tổ chức quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực của thông lệ tốt, phổ biến ở khu vực và quốc tế; thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, thu hút vốn, nguồn lực vào sản xuất kinh doanh; góp phần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh theo mục tiêu mà Chính phủ đã đặt ra là thuộc nhóm các nước ASEAN 4.
Qua đó nhằm tạo thuận lợi nhất cho hoạt động thành lập và đăng ký doanh nghiệp; cắt giảm chi phí và thời gian trong khởi sự kinh doanh; góp phần nâng xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh lên ít nhất 25 bậc (theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới). Đồng thời, nâng cao cơ chế bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, cổ đông, thành viên của doanh nghiệp; thúc đẩy quản trị doanh nghiệp đạt chuẩn mực theo thông lệ tốt, phổ biến trong khu vực và quốc tế; nâng mức xếp hạng chỉ số bảo vệ nhà đầu tư lên ít nhất 20 bậc (theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới).
Cùng với đó là nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với doanh nghiệp mà nhà nước có phần vốn góp chi phối; tạo thuận lợi cho hộ kinh doanh phát huy tối đa tiềm năng và lợi ích, đóng góp cho phát triển kinh tế. Tạo thuận lợi hơn, giảm chi phí trong tổ chức lại doanh nghiệp: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Bảo Long
Đề xuất giải pháp thuế, phí hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng Covid-19 Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về tác động của tình hình dịch viêm phổi cấp do bệnh dịch Covid-19. Việc tính toán các giải pháp cụ thể dự kiến sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/2. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành đề xuất...