Hàng trăm cán bộ xin nghỉ việc vì lương thấp
Trong năm 2016, hàng trăm cán bộ cơ sở của các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội của các địa phương ở Hậu Giang đã làm đơn xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau, trong đó chủ yếu là vì kinh tế.
Anh Nguyễn Văn Lịnh và chị Bùi Thị Tuyết Ngà là 2 Phó Chủ tịch Mặt trận không chuyên trách của xã Tân Thành xin nghỉ việc vì lương thấp.
Chiều 4/4, nguồn tin riêng của PV Dân trí cho biết, năm 2016, tỉnh Hậu Giang có 281 cán bộ cơ sở ở các cơ quan xin nghỉ việc với lý do lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống.
Nguồn tin cũng cho biết, trong năm 2016, tỉnh này có 214 đảng viên bị xóa tên, nguyên nhân chủ yếu do phụ cấp thấp, kinh tế khó khăn nên bỏ công việc đi làm ăn xa, bỏ sinh hoạt trên 3 tháng…
Trong số 281 cán bộ xin nghỉ việc, cán bộ ở thị xã Ngã Bảy chiếm nhiều nhất. Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã Ngã Bảy cho biết, xã có 35 cán bộ xã, ấp xin nghỉ việc, trong đó có 3 cán bộ là Phó Chủ tịch không chuyên trách xã. Riêng ở xã Tân Thành của thị xã Ngã Bảy có 2 Phó Chủ tịch không chuyên trách xin nghỉ việc là chị Bùi Thị Tuyết Ngà và anh Nguyễn Văn Lịnh.
Ông Huỳnh Hoàng Anh, Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tân Thành cho biết, anh Lịnh và chị Ngà đều là đảng viên, đều tốt nghiệp đại học, có nhiều năm công tác tại Mặt trận, tận tụy với công việc, sâu sát với phong trào, tuy nhiên chỉ được hưởng phụ cấp 0.95 của mức 1.250.000 đồng. Trừ khoản đóng bảo hiểm xã hội, còn lại 1.030.000 đồng. Ngoài ra, xã hỗ trợ 200.000 đồng tiền xăng, cộng các khoản thu nhập trong tháng là 1.230.000 đồng.
“Mức thu nhập như vậy không đủ sống nên xin nghỉ để kiếm việc khác có mức thu nhập cao hơn mới đủ trang trải cuộc sống và lo cho con cái”, ông Hoàng Anh cho biết.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Tuyết Vân, Phó Chủ tịch UBMTTQVN huyện Phụng Hiệp, thừa nhận một số cán bộ Mặt trận ở huyện này đã xin nghỉ việc do lương thấp.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Vân, Phó Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phụng Hiệp cho biết, ở Phụng Hiệp có 8 xã, thị trấn thì có 2 Phó Chủ tịch không chuyên trách Mặt trận xã xin nghỉ việc và có 3 Trưởng ban công tác Mặt trận ấp của xã Long Thạnh và Hiệp Hưng xin nghỉ việc vì lý do kinh tế.
“So với cán bộ các đoàn thể thì cán bộ Mặt trận được hưởng phụ cấp khá hơn nhưng vẫn không ăn thua. Hiện nay, đa số cán bộ cơ sở xin nghỉ việc đều có bằng từ cao đẳng đến đại học, rất ít trường hợp chỉ tốt nghiệp cấp 3. Đa số họ đều là đảng viên.
Khi cán bộ có đơn xin nghỉ việc, lãnh đạo đơn vị tổ chức gặp gỡ, tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế, tâm lý, động viên và có biện pháp giúp đỡ nhưng đại đa số cán bộ cơ sở vẫn kiên quyết xin nghỉ việc vì đời sống quá khó khăn”, bà Vân nói.
Bà Vân cho rằng, Trung ương cần hỗ trợ kinh phí đặc thù cho Mặt trận bởi hiện nay, Mặt trận Tổ quốc tham gia rất nhiều lĩnh vực, tổ chức nhiều phong trào, xây dựng nhiều mô hình nhưng không có kinh phí đặc thù. Hiện nay, Văn phòng UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đang tuyển dụng một nhân viên hành chính có trình độ đại học nhưng chỉ trả 1 triệu đồng/tháng nên không biết có tuyển dụng được không.
Ngoài thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp; TP Vị Thanh; huyện Long Mỹ cũng có 22 Phó Chủ tịch Mặt trận không chuyên trách xã xin nghỉ việc vì lý do kinh tế. Bên cạnh đó có một số công an viên của Công an xã, xã đội cũng xin nghỉ việc vì chỉ được hưởng mức hỗ trợ 700.000 đồng/người/tháng.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Lãnh đạo phường, xã ngủ không ngon giấc
Công việc của chính quyền phường bình thường đã rất nhiều, giờ dồn sức cho việc lập lại trật tự vỉa hè và vệ sinh an toàn thực phẩm nữa thì rất căng thẳng.
Vừa qua, một số bộ, ngành, lãnh đạo các TP lớn đặt vấn đề trách nhiệm của chủ tịch UBND phường, xã nếu để tái chiếm vỉa hè và không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn. Liên quan đến vấn đề này, nhiều lãnh đạo UBND phường, xã ở TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng cho biết lâu nay địa phương vẫn làm, lần này có điểm mới là quy trách nhiệm mạnh hơn cho người đứng đầu.
Sức ép từ mọi phía
Phó chủ tịch UBND một phường ở quận 1, TP HCM cho rằng xung quanh vấn đề vỉa hè, lòng lề đường phải làm dài hơi chứ không chỉ dẹp cho gọn gàng. Đặc biệt, cấp trên phải ủng hộ để địa phương làm quyết liệt và liên tục nhằm nâng cao nhận thức người dân để họ thấy được lần này làm thực sự, làm quyết liệt và tới cùng chứ không phải "đá ném ao bèo". Trước mắt, cần tập trung vào những hộ nhà mặt tiền lấn chiếm vỉa hè như treo bảng hiệu, mái che, bục đệm cho đến cây cảnh, bồn hoa... Với những hộ này, thông qua tuyên truyền, vận động và áp dụng các quy định pháp luật để yêu cầu họ thực hiện. Tiếp đó, chấn chỉnh những người bán hàng rong, người nghèo bán hàng trên vỉa hè.
Khu vuc chung cu Ly Thuong Kiet (quận 10, TP HCM) vẫn bị lấn chiếm trong ngày 4-3 Anh: Hoang Trieu
Theo nhận định của phó chủ tịch này, những đối tượng nói trên sẽ tạo ra rất nhiều thách thức hơn vì không chỉ trật tự đô thị được tái lập mà còn liên quan đến vấn đề an sinh xã hội. Họ sẽ có những phản ứng khó lường do nguồn sống bị ảnh hưởng. Vị này kể lại tình huống khó xử khi thu giữ xe bánh mì của một phụ nữ bán hàng rong trên vỉa hè, người này đã cầm kéo và dọa tự đâm vào người nếu bị thu xe. Thậm chí, UBND phường đã phải làm việc với địa phương nơi người bán hàng rong cư trú để yêu cầu họ mời dân của họ về để chăm lo. Sau khi "giành" lại được vỉa hè thì phải giữ, không để tái chiếm. Muốn thế, lúc này cần có lực lượng và phải bảo đảm cuộc sống cho những người giữ vỉa hè. Hiện lực lượng trật tự đô thị ở phường, xã đang vướng ở chỗ không có trong biên chế, lương thấp (2 triệu đồng/tháng), không được đóng BHXH... nên phải chăm lo cho lực lượng này.
Đồng quan điểm, chủ tịch UBND một phường ở quận Thủ Đức, TP HCM cho biết giữ được vỉa hè sẽ rất khó và cần bổ sung thêm trách nhiệm cho các lực lượng khác chứ không thể phụ thuộc vào lực lượng trật tự đô thị. Đơn cử, công an khu vực nắm rõ địa bàn, biết được nhà nào lấn chiếm và nhắc nhở kịp thời. Trong mắt người dân, họ sợ lực lượng công an hơn cán bộ UBND phường và trật tự đô thị. "Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng công an phối hợp chính quyền địa phương và lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, kiên quyết không để tái diễn vi phạm. Nếu có thêm lực lượng công an thì việc giữ vỉa hè sẽ thuận lợi hơn" - vị này nhận định và nói rõ thêm là tất nhiên các lực lượng khác như bảo vệ dân phố, trưởng khu phố, tổ dân phố cũng phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người dân không được lấn chiếm vỉa hè.
Trong khi đó, chủ tịch UBND một phường thuộc quận Bình Thạnh, TP HCM thừa nhận khi lực lượng chức năng ra xử lý thì các quán nhậu dọc vỉa hè đường Phạm Văn Đồng (đoạn qua quận này) dẹp bàn ghế vào nhưng sau đó lại kéo ra, rất khó xử lý nếu không có thêm các lực lượng khác hỗ trợ. Còn để xử lý vi phạm vệ sinh ATTP thì rất khó kiểm tra và bắt quả tang bởi các quán nhậu, cơ sở sản xuất hoạt động rất tinh vi. "Công việc của các UBND phường bình thường đã rất nhiều, giờ đặt thêm nhiệm vụ và quy trách nhiệm khiến chúng tôi rất áp lực" - vị chủ tịch này cho biết.
Phải quyết liệt hơn
Theo ông Lê Anh - Chủ tịch UBND quận Hải Châu, TP Đà Nẵng - những năm trước, quận này cũng đã triển khai lập lại vỉa hè nhưng chưa quyết liệt, làm xong thì tái diễn nên bây giờ phải quyết liệt hơn. Các tuyến đường nào triển khai xong thì giao lại cho phường quản lý. Hễ phường quản lý không được, để tái chiếm thì không chỉ phạt người vi phạm mà chủ tịch UBND phường cũng phải chịu trách nhiệm. Sắp tới, quận Hải Châu sẽ có đề án sắp xếp lại vỉa hè. Những tuyến đường có vỉa hè rộng mới bố trí cho các hộ kinh doanh không có mặt bằng buôn bán. Đề án này sẽ được thông qua HĐND TP trong tháng 6.
Tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Thắng, Bí thư quận Tây Hồ, cho biết Quận ủy Tây Hồ đã giao cho UBND quận chỉ đạo các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường và vi phạm vệ sinh ATTP. Cả 2 vấn đề đều không thể hôm nay làm tốt, mai không làm để tái diễn tình trạng cũ. Thời gian tới, quận sẽ đôn đốc các đơn vị thường xuyên kiểm tra và xử lý vi phạm trong 2 lĩnh vực này. Ông Thắng cũng đề nghị lãnh đạo quận, phường phải trực tiếp kiểm tra công tác vệ sinh ATTP và tình trạng lấn chiếm vỉa hè, phân định rõ khu vực được và không được kinh doanh để dành vỉa hè cho người đi bộ.
"Thực hiện theo chỉ đạo của Thành ủy, chúng tôi yêu cầu các phường sẽ kiểm tra chồng chéo và học hỏi nhau về cách làm. Trường hợp không xử lý được những trường hợp vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, vứt rác ra môi trường thì sẽ quy trách nhiệm cho những lãnh đạo đứng đầu địa phương" - ông Thắng nêu rõ.
Lo bị truy xét trách nhiệm cá nhân Ông Nguyễn Văn Lăm, Chủ tịch UBND phường Tân Tạo (quận Bình Tân, TP HCM), cho biết hiện địa phương có một nỗi khổ là chợ tự phát quanh KCN Pou Yuen và rất khó dẹp hẳn. "Mỗi ngày, khi công nhân tan ca là hàng trăm người tràn ra đường lấn chiếm để bán hàng. Lực lượng chức năng cấp phường rất ít nên khó xử lý. Với trách nhiệm được giao từ đây đến cuối năm 2017 phải giải quyết dứt điểm lấn chiếm lòng đường vỉa hè, tôi e rất khó khăn và đang lo bị truy xét trách nhiệm cá nhân" - ông Lăm nói và cho biết UBND phường Tân Tạo đã kiến nghị UBND quận đề nghị hỗ trợ.
Ông Nguyễn Phúc Bảo Nam, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng: Chủ tịch cũng xuống đường Tại phường Hải Châu 1, việc ra quân dọn dẹp vỉa hè được thực hiện từ năm 2013 nên đã có 50% tuyến đường đi vào ổn định, trả lại vỉa hè cho người đi bộ. Mỗi ngày, từ lúc 5 giờ, đội quy tắc đô thị của phường đã bắt đầu làm việc, tuần tra khắp các tuyến phố để bảo đảm trật tự vỉa hè. Quan điểm của phường là vừa bảo đảm mỹ quan đô thị vừa hợp lòng dân nên trước khi ra quân kiểm tra, phường gửi thông báo đến các hộ kinh doanh ở vỉa hè trong thời gian 10 ngày. Chính vì thế, khi đội quy tắc đô thị làm việc với những hộ lấn chiếm thì không xảy ra xô xát vì đa phần họ chấp nhận do đã có thông báo trước. Với những hộ có hoàn cảnh khó khăn, phường linh động sắp xếp chỗ kinh doanh mới cho họ (ví dụ trong hẻm) nhằm không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Việc lập lại trật tự vỉa hè là việc phải làm thường xuyên và lâu dài. Ngoài đội quy tắc đô thị, lãnh đạo phường phải ra quân hằng ngày vào các giờ cao điểm. Chủ tịch quận còn phải xuống đường huống chi là phường. Muốn vỉa hè thông thoáng thì lãnh đạo phường cùng đội ngũ quy tắc đô thị phải quyết tâm và quyết liệt dữ lắm. Mỗi tuyến đường đều cắt cử cán bộ túc trực hằng giờ để bảo đảm không có việc đội quy tắc đi qua thì vỉa hè lại bị lấn chiếm. Ngoài ra, phường cũng quyết liệt trong vấn đề bảo đảm vệ sinh ATTP, nhất là ở các quán ăn đường phố. Hằng tuần, phường đều cử đội kiểm tra đi test nhanh thực phẩm trong các quán ăn, nhà hàng để bảo vệ mục tiêu vệ sinh ATTP của TP. ----------------------- Ông Hoàng Anh Tú, Chánh Văn phòng UBND huyện Gia Lâm, TP Hà Nội: Thường xuyên giám soát Gần đây, trên địa bàn huyện Gia Lâm không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào nghiêm trọng do UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra, rà soát các cơ sở buôn bán kinh doanh thực phẩm. Qua đó, các chủ cơ sở sản xuất phải có đủ phương tiện theo đúng tiêu chuẩn để vận chuyển, bảo quản thực phẩm; bảo đảm an toàn lao động; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người buôn bán, nuôi trồng có kiến thức, chứng chỉ về vệ sinh ATTP mới được kinh doanh. Cơ sở kinh doanh phải nêu rõ nguồn gốc sản phẩm, có địa chỉ, điện thoại cụ thể để thuận lợi cho việc giám sát. Những đơn vị kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn sẽ bị xử lý nghiêm. Tùy từng trường hợp, nhẹ có thể bị đình chỉ kinh doanh, nghiêm trọng sẽ bị cấm kinh doanh vĩnh viễn. -------------------- Ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Tân Phú, TP HCM: Xác định trọng tâm theo thời điểm Hiện nay, các chủ tịch UBND phường mỗi ngày xử lý hàng trăm hồ sơ, phụ trách và chịu trách nhiệm rất nhiều nhiệm vụ. Nếu làm theo kiểu bao quát hết sẽ không có kết quả khả quan. Vì vậy, UBND quận Tân Phú đưa ra chỉ đạo phải xác định các mục tiêu trọng tâm theo từng thời điểm. Cụ thể, ngay lúc này, TP HCM quyết tâm lấy lại vỉa hè và bảo đảm vệ sinh ATTP, vì thế từ hôm nay đến tháng 6, chúng tôi sẽ tổ chức sơ kết tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm và từ đó kiểm tra kết quả, phân loại để hỗ trợ, đốc thúc các chủ tịch UBND phường thực hiện tốt hơn.
Theo Nguyễn Hưởng - Bích Vân - Lê Phong - Sỹ Đông (Người lao động)
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ: Lương thấp dễ dẫn tới quan liêu, tham nhũng "Các giá trị xã hội của người công chức bị giảm sút, làm cho hiệu lực thực thi công vụ thấp, dễ bị tổn thương và là mảnh đất để tình trạng quan liêu, tham nhũng có cơ hội phát triển, trở thành vấn nạn của quá trình phát triển đất nước. Vì vậy, cần phải sớm cải cách cơ bản chính sách...