Hãng Toshiba rút khỏi lĩnh vực điện thoại di động
Toshiba cho biết đã rút khỏi lĩnh vực điện thoại di động bằng việc nhượng lại 19,9% cổ phần của hãng này trong Fujitsu Toshiba Mobile Communications cho Fujitsu.
Một mẫu điện thoại của Toshiba. (Nguồn: sohoa.vnexpress.net)
Công ty chuyên cung cấp và tiếp thị các sản phẩm điện thoại di động Fujitsu Toshiba Mobile Communications, được thành lập tháng 10/2010 bằng việc tiếp quản bộ phận điện thoại di động của Toshiba, nay sẽ do Fujitsu kiểm soát hoàn toàn và được đổi tên thành Fujitsu Mobile Communications bắt đầu từ ngày 1/4.
Fujitsu Mobile sẽ có khoảng 300 nhân viên, và sẽ tập trung vào việc thiết kế, phát triển và kinh doanh điện thoại di động.
Video đang HOT
Hai hãng trên cho biết một số smartphone mang nhãn hiệu Regza Phone của Toshiba sẽ tiếp tục được Fujitsu Mobile tiêu thụ vào thời điểm hiện tại.
Khi liên doanh được thành lập năm 2010, hai công ty trên nói họ hy vọng biện pháp này sẽ giúp họ trở thành “nhà cung cấp điện thoại di động số một ở Nhật Bản” và thay thế Sharp trên cương vị nhà sản xuất hàng đầu.
Cùng ngày, tin cho hay đối thủ trong nước Panasonic đang xem xét chuyển bộ phận sản xuất điện thoại di động trong nước của họ sang Bắc Kinh và Malaysia trong bối cảnh hãng này đang tìm cách vươn ra bên ngoài thị trường khắc nghiệt trong nước và nhắm đến các thị trường nước ngoài như châu Âu./.
Theo TTXVN
Siêu máy tính tương lai sẽ nhanh hơn laptop 50 triệu lần
Sản phẩm này có thể xử lý với tốc độ lên tới hàng tỷ tỷ phép tính trên giây và có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các mẫu siêu máy tính hiện tại.
CNN cho biết, các siêu máy tính tương lai sẽ có tốc độ xử lý nhanh gấp 1.000 lần so với những siêu máy tính hiện nay. Theo dự đoán, vào cuối thập kỷ này, con người sẽ tạo ra được máy tính có khả năng xử lý tỷ tỷ phép tính trên giây (exaflop). Tốc độ này được đánh giá là nhanh hơn laptop tới 50 triệu lần. Các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, liên minh châu Âu (EU) và Nga đều đang đầu tư hàng triệu USD vào lĩnh vực nghiên cứu siêu máy tính. Tháng 2 năm nay, EU đã tuyên bố tăng gấp đôi tiền đầu tư vào lĩnh vực nói trên, lên tới 1,2 tỷ euro (tương đương 1,6 tỷ USD).
Cray Jaguar là siêu máy tính nhanh nhất năm 2009. Ảnh: CNN.
Theo Dimitrios Nikolopoulos, một giáo sư tại trường đai học Belfast (Anh), các siêu máy tính nhanh nhất hiện tại có tốc độ xử lý tính theo petaflop (triệu tỷ phép tính trên giây). Chiếc máy tính đầu tiên có tốc độ chạm ngưỡng petaflop là Roadrunner của IBM được giới thiệu vào 2008. Tuy vậy, sản phẩm này nhanh chóng bị "truất ngôi" bởi Cray Jaguar do Phòng nghiên cứu quốc gia Oak Ridge (Mỹ) sản xuất và giới thiệu vào năm 2009. Cray Jaguar lúc đó có tốc độ là 1,75 petaflop. Hiện tại, K Computer của Fujitsu (Nhật Bản) là siêu máy tính nhanh nhất thế giới. Model này có tốc độ lên tới 10 petaflop. Theo sau đó là NUDT YH MPP của Trung Quốc với tốc độ 2,57 petaflop.
Vị giáo sư nói trên cho biết, để tạo ra được những siêu máy tính như trên, các nhà sản xuất cần đến khoảng diện tích rộng bằng một sân bóng cùng vô số giá đỡ và hàng nghìn vi xử lý. Theo tính toán, K Computer có khoảng 88.128 vi xử lý và được làm từ 864 cabin. Mỗi cabin như vậy có kích thước bằng một chiếc tủ lạnh. Ông chia sẻ thêm, các siêu máy tính tương lai sẽ không lớn hơn so với hiện tại, thậm chí còn nhỏ hơn. Tuy vậy, số lượng vi xử lý sẽ tăng lên tới khoảng 1 triệu cho tới 100 triệu.
Siêu máy tính K Computer của Nhật Bản có tốc độ nhanh nhất hiện tại. Ảnh: Sukagwe.
Siêu máy tính tương lai vẫn phải đối mặt với những rào cản công nghệ nhất định. Trong đó, vấn đề về quản lý điện năng vẫn là quan trọng nhất. Ông Dimitrios nói "Nhìn chung, các siêu máy tính tiêu thụ năng lượng không bền vững". Các chuyên gia dự báo, những siêu máy tính có khả năng xử lý với tốc độ exaflop sẽ tiêu thụ điện năng ở mức 100MW. Họ cho biết để tạo ra hệ thống cấp nguồn phù hợp cho những siêu máy tính như vậy trong thời điểm hiện tại là điều không thể. Giáo sư Dimitrios cho biết, vi xử lý là phần "ngốn điện" nhất, khoảng 40-50% tổng năng lượng. Tuy vậy, bộ nhớ dành cho máy tính cũng đang dần gây tốn điện năng không kém.
Theo nhận định của vị giáo sư nói trên, việc thay đổi vật liệu và cấu trúc của vi xử lý cũng như bộ nhớ là điểm mấu chốt để tạo nên thành công cho siêu máy tính tương lai. Ông chia sẻ, "chúng tôi bắt đầu hiểu được những thách thức đề ra đối với siêu máy tính tương lai, cả về phần cứng, phần mềm lẫn ứng dụng. Hiện tại, chúng tôi đang dự báo và đưa các hướng nghiên cứu."
Theo Số Hóa
67 triệu điện thoại LTE sẽ xuất xưởng năm 2012 Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, số đơn hàng điện thoại LTE toàn cầu năm 2012 sẽ đạt 67 triệu máy, tăng gấp 10 lần so với 6,8 triệu máy của năm 2011. Năm 2012 cũng là năm đột phá của công nghệ 4G. Các quốc gia lớn dẫn dắt xu hướng là Mỹ, Nhật Bản...