Hàng tồn kho lớn, Tài chính Hoàng Huy đối mặt với gánh nặng nợ vay
Tính đến ngày 30/9, nợ phải trả của Hoàng Huy là 3.066 tỷ đồng, tăng 68%. Trong đó, nợ ngắn hạn là 1.763 tỷ đồng, tăng 131%; nợ dài hạn là 1.303 tỷ đồng, tăng 23%.
Báo cáo tài chính giữa niên độ của Hoàng Huy cho thấy, tính đến 30/9/2019, tồn kho của công ty này là 2.131 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với đầu kỳ. Trong đó, tồn kho kinh doanh ô tô và phụ tùng ô tô là hơn 760 tỷ đồng, còn lại là tồn kho bất động sản.
Cụ thể, tồn kho dạng thành phẩm bao gồm 811 tỷ đồng dạng biệt thự tại dự án Hoàng Huy Riverrside (Hải Phòng) và 160 tỷ đồng chung cư thành phẩm tại Golden Land Building.
Tồn kho bất động sản dưới dạng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 397 tỷ đồng, nằm ở 2 toà nhà N01, N02 và Tòa nhà Gold Tower. Đây là các công trình thuộc dự án Tổ hợp công tình hỗn hợp cao tầng tại Thanh Xuân, Hà Nội.
Công ty còn có ghi nhận hơn 1.000 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại 5 dự án vào thời điểm cuối quý 2/2019. Theo đó 5 dự án là dự án của tạo, xây dựng lại Chung cư cũ U1, U2, U3 Lê Lợi; dự án Hoàng Huy Riverside; cụm dự án cải tạo chung cư cũ HH1, HH2, HH3, HH4 Đồng Quốc Bình; và dự án khu thương mại và nhà ở Hoang Huy Mall tại Hải Phòng.
Tuy có nhiều điểm sáng ở nhiều dự án cũng như hàng tồn kho nhiều, Hoàng Huy phải đối mặt với gánh nặng nợ vay lớn. Và như vậy, mảng bất động sản của Hoàng Huy chưa mang về doanh thu tương xứng cho công ty trong 9 tháng đầu năm.
Theo báo cáo tài chính giữa niên độ, Hoàng Huy đang xây dựng dở dang nhiều dự án tại Hải Phòng như: Hoàng Huy Riverside, Hoang Huy Mall, một số dự án chung cư và cải tạo chung cư cũ khác. Tổng chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 1.008 tỷ đồng.
Tính đến 30/9/2019, nợ phải trả của Hoàng Huy là 3.066 tỷ đồng, tăng 68% và chiếm gần 41% tổng tài sản. Trong đó, nợ ngắn hạn là 1.763 tỷ đồng, tăng 131% (chủ yếu là người mua trả trước ngắn hạn, vay và thuê tài chính, chi phí phải trả ngắn hạn…).
Nợ dài hạn của công ty là là 1.303 tỷ đồng, tăng 23%. Trong nợ dài hạn có khoản nợ trái phiếu chuyển đổi gần 564 tỷ đồng. Đây là trái phiếu mà Hoàng Huy đã phát hành choShinhan – Core Trend Global Fund 1 và Shinhan Bank Co.,Ltd tháng 3/2019, có kỳ hạn 3 năm.
Tính đến 30/9/2019, Hoàng Huy còn dư nợ tại 3 ngân hàng. Trong đó, có hai hợp đồng vay ngắn hạn (2 tháng) với TPBank để nhập khẩu xe đầu kéo Mỹ (mỗi hợp đồng có số tiền vay 25 tỷ đồng). Một hợp đồng vay ngắn hạn với Woorri Bank Việt Nam chi nhánh Hải Phòng với số tiền vay là 115,2 tỷ đồng, thời hạn vay đến cuối năm 2019 lãi suất 6.2%/năm.
Video đang HOT
Ngoài ra, ngân hàng còn có một khoản vay dài hạn tại Techcombank ký theo hợp đồng tín dụng ký từ tháng 11/2018 tổng hạn mức với 500 tỷ đồng để cải tạo một số chung cư cũ và xây dựng chung cư HH3, HH4 ở Hải phòng. Thời hạn vay 24 tháng, lãi suất cho vay thả nổi. Dư nợ gốc tại thời điểm 30/9/2019 là hơn 233 tỷ đồng.
Trong nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn mới, vào khoảng tháng 3/2019, Hoàng Huy phát hành 50 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng) trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc gồm Shinhan Investment, CoreTrend Investment và ValueSystem. Phương án này làm giảm áp lực tài chính (trả nợ và lãi vay) cho công ty nhưng đẩy các cổ đông Hoàng Huy vào rủi ro pha loãng cổ phiếu khi việc chuyển đổi diễn ra.
Đáng lưu ý, con số 1.200 tỷ đồng dự kiến huy động lớn gấp hơn 2 lần doanh thu hợp nhất 9 tháng đầu năm tài chính 2018 – 2019 phản ánh trên báo cáo tài chính của TCH (574 tỷ đồng); bằng xấp xỉ 30% tổng mức vốn đầu tư các dự án mà TCH đã và đang đầu tư (được phản ánh trên báo cáo tài chính tại ngày 31/12/2018), trong đó bao gồm cả những dự án đã đầu tư xong chờ quyết toán.
Nhiều công ty phân tích đánh giá, các dự án của Hoàng Huy đều là đất sạch thuộc trung tâm thành phố Hải Phòng và có giá đất rẻ nhờ hoạt động hoán đổi từ các hợp đồng BT. Đây là lợi thế lớn của Hoàng Huy so với các dự án khác. Cùng với đó Hoàng Huy đang được hưởng lợi từ việc thị trường bất động sản ở Hải Phòng đang chuyển mình mạnh mẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lớn tham gia đầu tư.
Tuy nhiên, toàn bộ quỹ đất của Hoàng Huy hình thành từ các hợp đồng BT là một rủi ro, đặc biệt khi mô hình này xuất hiện nhiều bất cập gây thất thoát tài sản nhà nước ở một số tỉnh thành.
Từ giữa năm ngoái, việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư dự BT đã bị tạm dừng chờ quy định chi tiết của cơ quan chức năng. Mới đây một Nghị quyết về việc này được ban hành đã yêu cầu các hợp đồng BT phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai, pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
Văn bản này yêu cầu các bộ, ngành, UBND các địa phương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án BT và nhà đầu tư các dự án BT chịu trách nhiệm rà soát lại các hợp đồng BT đã ký kết và đang thực hiện, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các sai phạm nếu có.
Dung Hoàng
Theo Antt.nguoiduatin.vn
Bị cưỡng chế cả nghìn tỷ tiền thuế, Tổng công ty Đường cao tốc Việt Nam làm ăn thế nào?
Lợi nhuận năm 2018 của VEC chỉ hơn 582 triệu đồng do ảnh hưởng của lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 2.000 tỷ đồng bởi VEC vay nợ tới 66.517 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2018.
Vì sao VEC bị cưỡng chế hơn 1.000 tỷ đồng tiền thuế?
Cục Thuế TP Hà Nội vừa cho biết, từ 1/7/2016 đến năm 2017 đã thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) 9 đợt với tổng số tiền gần 950 tỷ đồng theo hình thức hoàn thuế trước kiểm tra sau.
Về nguyên nhân dẫn đến việc Cục Thuế TP Hà Nội có quyết định cưỡng chế VEC, trong quá trình thanh tra sau hoàn thuế GTGT, Cục Thuế đã phát hiện VEC không đáp ứng đủ điều kiện để được hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư.
Vì lẽ đó, căn cứ quy định của Luật quản lý thuế và kết quả thanh tra sau hoàn thuế, Cục Thuế TP Hà Nội đã ban hành hai quyết định về thu hồi tiền hoàn thuế GTGT đối với VEC, số tiền gần 950 tỷ đồng đã hoàn cho VEC trước đó, tiền chậm nộp phải nộp 83 tỷ đồng. Như vậy, tổng số thuế phải thu hồi và tiền chậm nộp 1.033 tỷ đồng.
Về biện pháp cưỡng chế thuế và số tiền cưỡng chế, trong quá trình đôn đốc thu hồi số tiền hoàn thuế và tiền chậm nộp nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội đã hỗ trợ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho VEC liên hệ với Bộ chủ quản để xử lý sai sót cũng như thu xếp nguồn tài chính để thực hiện hoàn trả NSNN nhưng VEC vẫn chưa thực hiện quyết định của cơ quan thuế.
Vì vậy, ngày 28/5, Cục thuế TP Hà Nội đã ban hành 5 quyết định thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của VEC tại 5 ngân hàng thương mại, thời gian cưỡng chế từ ngày 4/6 đến hết ngày 3/7. Số tiền cưỡng chế ghi trong các quyết định nêu trên là 1.033 tỷ đồng.
Cục Thuế TP Hà Nội khẳng định ngoài biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản ngân hàng, thì không đề nghị các Ngân hàng phong tỏa tài khoản, không thực hiện khấu trừ lương, thu nhập của người lao động... như nội dung VEC phản ánh trong công văn 2398/CV-VEC gửi Bộ Tài chính.
Lợi nhuận biến động mạnh do lỗ chênh lệch tỷ giá hơn 2.000 tỷ đồng
Về tình hình kinh doanh năm 2018, VEC thực hiện được 3.225 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 16% so với năm 2017. Lợi nhuận gộp đạt 2.589 tỷ đồng, tăng mạnh 58%.
Tuy nhiên, chi phí tài chính của VEC tăng vọt gấp 3,4 lần cùng kỳ khi chiếm 2.888 tỷ đồng (trong đó chi phí lãi vay là 735 tỷ đồng) do lỗ chênh lệch tỷ giá.
Do ảnh hưởng lớn từ chi phí này khiến lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của VEC giảm mạnh chỉ vỏn vẹn 582 triệu đồng, trong khi năm 2017 lãi tới 935 tỷ đồng. Chi phí thuế chỉ hơn 1,4 tỷ đồng, xấp xỉ năm 2017.
Ngược về những năm trước, VEC thực hiện được lần lượt 122 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của năm 2016 và 385 triệu đồng cho năm 2015. Và hai năm này không phát sinh chi phí thuế.
Tại thời điểm cuối năm 2018, tổng tài sản của VEC tăng thêm 7.416 tỷ đồng, lên mức 96.556 tỷ đồng.
Trong đó, VEC ghi nhận hơn 13.592 tỷ đồng tài sản dở dang dài hạn chủ yếu phát sinh từ xây dựng dự án Bến Lức - Long Thành (13.027 tỷ đồng). Phải trả người bán ngắn hạn hơn 11.442 tỷ đồng, chủ yếu từ dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (6.660 tỷ đồng), đường cao tốc Bến Lức - Long Thành (2.585 tỷ đồng), đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây (1.589 tỷ đồng)...
Nợ phải trả của VEC tới 87.000 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn đã áp sát tài sản ngắn hạn với 19.673 tỷ đồng.
Riêng vay nợ tài chính ngắn hạn của VEC không đáng kể nhưng dài hạn lên tới 66.517 tỷ đồng, tương ứng chiếm 69% tổng nguồn vốn. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của VEC chỉ 9.556 tỷ đồng.
Chủ nợ lớn nhất của VEC chính là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD) với hơn 31.200 tỷ đồng. Tiếp theo là Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản 28.960 tỷ đồng và Ngân hàng Thế giới với hơn 5.400 tỷ đồng.
Tình hình vay nợ tài chính dài hạn của VEC
Hầu hết các hợp đồng vay được thực hiện để tài trợ vốn cho các dự án đường cao tốc như Nội Bài - Lào Cai, Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng Ngãi... với thời hạn thanh toán dao động từ 16 đến 40 năm.
Chính những khoản vay ngoại tệ này đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh năm 2018 của VEC bởi lỗ chênh lệch tỷ giá tới gần 2.200 tỷ đồng, trong khi năm 2017 chỉ 368 tỷ đồng.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Nam Long (NLG): Lãi sau thuế 9 tháng giảm 40% về 447 tỷ đồng, đạt 47% kế hoạch năm So với kế hoạch 3.485 tỷ doanh thu và 956 tỷ lãi ròng, Đầu tư Nam Long (NLG) hiện lần lượt thực hiện được 38% chỉ tiêu doanh thu và 47% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu 392 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 1.330...