Hãng thiết bị chip ASML tố công ty Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ
ASML Holdings, nhà cung cấp máy in thạch bản lớn nhất thế giới được sử dụng trong sản xuất chip tiên tiến, đã cáo buộc một công ty Trung Quốc có thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (IP).
Theo South China Morning Post, trong báo cáo hằng năm công bố hôm 9.2, ASML nói một doanh nghiệp Trung Quốc liên kết với XTAL, công ty trước đây từng bị kiện vì hành vi trộm cắp bí mật thương mại ở Mỹ, đã “tích cực tiếp thị sản phẩm ở Trung Quốc có khả năng vi phạm quyền IP của ASML”. Nhà cung cấp độc quyền công cụ in thạch bản của Hà Lan cho biết đã yêu cầu khách hàng của mình không khuyến khích hành vi vi phạm IP của Dongfang Jingyuan Electron có trụ sở tại Bắc Kinh. ASML cũng đã nêu vấn đề này với chính quyền Trung Quốc.
Máy in thạch bản được lắp ráp tại nhà máy của ASML ở Veldhoven, Hà Lan
Video đang HOT
Thành lập vào năm 2014, Dongfang Jingyuan là một trong những “gã khổng lồ nhỏ” (little giant) được chính phủ xác nhận. “Gã khổng lồ nhỏ” là từ để chỉ những công ty khởi nghiệp mới nổi, đang theo đuổi đột phá về công nghệ để giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu tự cung tự cấp về công nghệ. Chủ tịch Dongfang Jingyuan Yu Zongqiang cho biết công ty đã đạt được bước đột phá trong công nghệ quan trọng để sản xuất chip “vào thời điểm đất nước cần nó”.
XTAL, đối tác liên kết với Dongfang Jingyuan, từng bị tòa án Mỹ yêu cầu trả ASML 845 triệu USD vào năm 2019, để bồi thường cho bí mật thương mại bị đánh cắp. Tuy nhiên, ASML nói rằng họ không thể thu được tiền vì XTAL đã nộp đơn phá sản. Theo thỏa thuận dàn xếp, ASML trở thành chủ sở hữu hầu hết IP của XTAL sau khi hãng công nghệ này ngừng hoạt động.
Cáo buộc của ASML được đưa ra khi Trung Quốc đang tăng cường khả năng phát triển năng lực in thạch bản của riêng mình, một bước rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất chip. Hệ thống in thạch bản tiên tiến nhất của ASML bị cấm bán cho các nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc theo lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ. Biện pháp hạn chế do chính quyền Washington đưa ra cũng cản trở sự phát triển của nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc SMIC đối với các nút sản xuất chip dưới 10 nanomet (nm), khiến hãng này phải tập trung vào các nút công nghệ 28 nm.
ASML báo cáo doanh thu 18,6 tỉ euro (khoảng 21,25 tỉ USD) vào năm ngoái, tăng so với khoảng 14 tỉ euro năm trước đó. Tại Trung Quốc, doanh số bán hàng của ASML năm 2021 tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020, từ 2,32 tỉ euro lên 2,74 tỉ euro. Dongfang Jingyuan không công bố số liệu tài chính của mình, nhưng thông cáo báo chí từ phía công ty cho biết doanh thu hằng năm đã vượt qua 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 15,7 triệu USD) vào năm 2021.
Trung Quốc yêu cầu công ty chip ưu tiên cho nội địa
Các công ty sản xuất chip của Trung Quốc có thể phải cắt bỏ nhiều hợp đồng với đối tác nước ngoài để ưu tiên thị trường nội địa.
Để giải quyết cơn khát chip ngày một tăng, chính phủ Trung Quốc bắt đầu xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ "an toàn và có thể kiểm soát". Hua Hong Semiconductor, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn thứ hai của Trung Quốc, đã thông báo với các đối tác nước ngoài rằng họ không thể cung cấp đủ lượng chip như đã thoả thuận do hạn chế về nguồn cung. Họ thậm chí phải cắt bỏ nhiều đơn hàng với những đối tác không phải công ty trong nước.
Theo Nikkei, lý do được đưa ra là chính sách ưu tiên sản xuất nội địa của chính phủ. Semiconductor Manufacturing International, một nhà sản xuất chip lớn khác của Trung Quốc, cho biết nhu cầu đặt hàng trong nước đang tăng vọt khi các hãng smartphone hàng đầu cũng phải tìm đến "nguồn chip bản địa". Ngoài ra, họ thậm chí phải ưu tiên cho các ngành công nghệ địa phương nơi công ty đặt nhà máy. Nếu không, họ sẽ không nằm trong diện ưu tiên được cấp điện.
Công nhân làm việc bên trong nhà máy sản xuất chip của Jiejie tại tỉnh Giang Tô.
Nhiều nhà máy ở Chiết Giang và Quảng Đông được chính quyền địa phương thông báo chỉ một ngày hoặc thậm chí vài giờ trước khi ngắt nguồn điện. Trong khi đó, các công ty công nghệ lớn không bị ảnh hưởng bởi lịch cắt điện. Công ty sản xuất bán dẫn SMIC cho biết, chính phủ đảm bảo họ sẽ có đủ nguồn cung kể cả khi thiếu điện.
Động thái ưu tiên của Trung Quốc diễn ra không chỉ do tình trạng thiếu chip và linh kiện trên toàn cầu, mà còn do ảnh hưởng từ thương chiến Mỹ - Trung. Mỹ cũng đang nỗ lực củng cố chuỗi cung ứng chip nội địa. Chính quyền Biden thúc giục các nhà sản xuất đưa dây truyền về nước, đồng thời đang trong quá trình thông qua dự luật trị giá 52 tỷ USD để hỗ trợ ngành công nghiệp chip nội địa.
Bộ Thương mại Mỹ cũng gây sức ép và yêu cầu các nhà sản xuất chip toàn cầu cung cấp thông tin kinh doanh bí mật, như lượng hàng tồn kho của sản phẩm bán dẫn hàng đầu; các đơn đặt hàng sản phẩm mới nhất, doanh số trong tháng và địa điểm sản xuất, lắp ráp, đóng gói; ba khách hàng lớn nhất cho mỗi sản phẩm và mỗi khách hàng chiếm bao nhiêu % doanh số...
Trang Sina đánh giá: "Nếu Mỹ thành công trong việc yêu cầu các nhà sản xuất chip bật mí các bí mật thương mại, các công ty Trung Quốc sẽ phải cảnh giác và chuẩn bị những biện pháp đối phó cần thiết, đặc biệt là việc tự chủ nguồn cung ứng".
Công ty chip hàng đầu Trung Quốc bị Mỹ thêm vào danh sách theo dõi Shanghai Microelectronics (SMEE), công ty động lực trung tâm trong kế hoạch tự cung tự cấp chất bán dẫn của Bắc Kinh, vừa bị chính quyền Washington gắn cờ đỏ. Theo South China Morning Post, Bộ Thương mại Mỹ hôm 7.2 đưa công ty vi điện tử Thượng Hải SMEE và 32 đơn vị Trung Quốc khác vào danh sách theo dõi xuất...