Hàng rong chặt chém ở phố đi bộ Nguyễn Huệ: ‘Không dám cãi vì sợ ăn đập’
Gần đây, nhiều người bức xúc trước tình trạng phố đi bộ Nguyễn Huệ ( quận 1, TP.HCM) bị nhiều xe hàng rong chiếm hết không gian và thẳng tay “ chặt chém”.
Nhiều trẻ em phun lửa cũng gây nguy hiểm cho người đi bộ và làm mất mỹ quan đô thị.
Dàn trận, bày biện bàn ghế buôn bán bát nháo hay chạy xe máy luồn lách giữa biển người đi bộ. Tình trạng hàng rong buôn bán gây mất trật tự là vấn đề không mới tại phố đi bộ Nguyễn Huệ ở quận 1, TP.HCM.
Đều đặn mỗi tối, nhiều xe hàng rong lại tập trung tại phố đi bộ Nguyễn Huệ ngang nhiên bán buôn. Nhóm này bày biện ghế nhựa, chắn hết lối đi và liên tục mời chào, chèo kéo du khách. Mỗi khi thấy lực lượng chức năng tuần tra, những người bán hàng rong liền ôm đồ, đẩy xe hàng tháo chạy mặc cho du khách, trẻ nhỏ đang vui chơi và xe cộ đông nghẹt. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, đâu lại vào đấy.
Nhiều người bán hàng rong ngang nhiên bày biện bàn ghế tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP.HCM)
CHIÊU NGÔ
Nhiều người bán hàng rong chạy xe máy luồn lách giữa biển người ở phố đi bộ, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn. Ảnh CHIÊU NGÔ
Càng về khuya, hàng rong từ khắp nơi đổ bộ về phố đi bộ Nguyễn Huệ càng đông đúc, hỗn loạn. Nhiều khách hàng không hỏi trước giá khi mua đã “té ngửa” khi thanh toán.
“Một bữa em mua 8 cây cá viên chiên với 3 ly trà đào hết bốn trăm rưỡi, em đưa năm trăm được thối năm chục ngàn. Xong rồi em vẫn hỏi nhưng mà người ta vẫn nói là bốn trăm rưỡi, nhưng mà sau khi em trao đổi với bạn em thì bạn em nói mình đừng tranh cãi với họ, vì tranh cãi là mình sẽ bị ăn đập. Em thấy rất là mắc, dù là ở quận 1 đi chăng nữa thì cũng rất là mắc, tại vì mình đi ăn buffet như Kichi-Kichi thì cũng mới có ba trăm mấy à, chưa tới bốn trăm rưỡi đâu. Không bao giờ em mua lần thứ hai đâu”, chị Lê Thị Thanh Tuyền (quận Bình Thạnh, TP.HCM), cho biết.
Video đang HOT
Đoạn đường Nguyễn Huệ chỉ dài khoảng 700 mét nhưng tối 29.3, có đến gần 20 xe hàng rong bày biện ghế nhựa chiếm hết phần đường của người đi bộ, không khí không khác gì hội chợ. Ảnh CHIÊU NGÔ
Những xe hàng rong thi nhau tháo chạy khi thấy lực lượng chức năng tuần tra vào tối 29.3.2023
CHIÊU NGÔ
Ngoài những xe hàng rong gây mất trật tự, phố đi bộ còn xuất hiện nhiều trẻ em từ 8 – 15 tuổi biểu diễn phun lửa để xin tiền, với dụng cụ là bật lửa và dầu hỏa. Điều đáng nói là hành động nguy hiểm này lại được nhiều người xem và hưởng ứng.
Tối 29.3.2023, có gần 10 em nhỏ từ 8-15 tuổi biểu diễn phun lửa tại phố đi bộ Nguyễn Huệ Ảnh CHIÊU NGÔ
Từ chỗ là tuyến phố đi bộ hiện đại, đẹp nhất TP.HCM, quang cảnh đường Nguyễn Huệ những ngày vừa qua lại nhếch nhác, nhốn nháo và mất mỹ quan vì hàng rong, vì người ăn xin. Dù tối nào cũng có lực lượng chức năng đi tuần tra nhưng cứ hễ vắng bóng lực lượng là đâu lại vào đấy.
Quảng Ninh: Cá chép chưa kịp 'hóa rồng' đã 'chầu trời'
Nhiều người dân Quảng Ninh mang cá chép ra sông hồ phóng sinh sau khi hoàn thành lễ cúng ông Công ông Táo.
Tuy nhiên cá chép khi vừa được phóng sinh xuống mặt hồ đã chết 'ngửa bụng' hàng loạt.
Sáng 14/1( 23 tháng chạp), Theo truyền thống hàng năm, người dân Việt Nam lại tất bật chuẩn bị lễ vật, làm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời để trình báo mọi việc trong năm vừa qua với Ngọc Hoàng. Sau khi cúng lễ, người dân sẽ mang cá chép ra sông hồ phóng sinh.
Cùng với người dân khắp cả nước thì tại Quảng Ninh rất nhiều người dân sau khi làm nghi lễ cúng ông Công, ông Táo dọn bàn thờ gia tiên đã tới các sông, hồ để thả cá chép tiễn Táo quân. Tuy nhiên việc phóng sinh cá chép xuống hồ nước mặn, ô nhiễm nên chỉ một ít phút sau khi thả, hàng trăm chú cá chép đã trong tình trạng "ngửa bụng".
Ghi nhận của Phóng viên ở một số địa bàn trên tỉnh Quảng Ninh cho thấy có rất nhiều người dân mang cá chép ra thả. Điều đáng buồn là do người dân thả cá tại một số hồ nước mặn, sức cá yếu cộng với việc nhiều người đổ tro và chân hương ra mặt hồ khiến nước bị ô nhiễm khiến cá chưa kịp bơi đã nổi trắng bụng.
Người dân thả cá chép trong ngày ông Công, ông Táo.
Để ông Công, ông Táo áo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị ba con cá chép sống (Hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta đem các phóng sinh xuống ao, hồ hoặc sông.
Tại khu vưc hồ điều hòa phường Yết Kiêu, TP Hạ Long ngay sáng 14/1, có rất nhiều người dân đến đây thả cá
Tuy nhiên cá chưa kịp bơi đã nổi trắng cả mặt hồ.
Công nhân môi trường đã phải dùng vợt lưới vớt số cá chết để tránh gây ô nhiễm môi trường.
Cá chết được vớt lên tránh mùi hôi thối.
Mặc dù chính quyền địa phương đã có hàng loạt biển báo nhắc nhở người dân bảo vệ môi trường.
Thế nhưng tại một số sông hồ trên địa bàn có nhiều người dân sau khi phóng sinh họ vứt luôn cả túi nylon xuống hồ khiến gây mất mỹ quan đô thị.
Không chỉ vứt túi nylong mà tất cả chân hương và tro sau khi được bao xái bàn thờ đều được người dân đem vứt tràn lan xuống sông hồ.
Chủ quán ăn "chặt chém" khách ở Sa Pa bị phạt 7,5 triệu đồng Liên quan đến vụ việc một nhà hàng tại Thị xã Sa Pa bị tố chặt chém khách du lịch,ngày 4/1/2023 cơ quan chức năng Thị xã Sa Pa đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ cơ sở kinh doanh này. Trước đó, du khách tên là P.N.phản ánh vào một nhà hàng ở trung tâm Thị...