Hàng rong “bao vây” trường học: Nỗi ám ảnh về ngộ độc
Do những hàng quán ăn, hàng rong thường ở phía ngoài cổng, không thuộc phạm vi quản lý của các trường nên hầu hết họ không mấy mặn mà với vấn đề này. Trong khi đó, việc xử lý của chính quyền địa phương ở nhiều nơi còn thiếu kiên quyết.
Những chai siro không nhãn mác – Hàng rong cổng trường Tiểu học Chu Văn An
Biết hại nhưng vẫn ăn
Trao đổi với một số phụ huynh về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) tại các quán ăn trước cổng trường, chúng tôi được họ chia sẻ, mặc dù ai cũng biết các hàng quán bày bán đồ ăn vặt công khai trước cổng các trường học có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh, nhưng không hiểu sao tình trạng này vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết triệt để. Chị T.T.N, phụ huynh học sinh trường Tiểu học Điện Biên chia sẻ, “mỗi khi đón con, thấy con thèm thuồng nhìn các bạn ăn uống, rồi đòi mua món này, ăn món kia, tôi không nỡ từ chối. Nhưng cho con ăn rồi, tôi thêm lo vì sợ những đồ ăn bày bán tại các cổng trường không đảm bảo vệ sinh sẽ gây ngộ độc”. Cũng theo chị N, việc bày bán hàng ăn vặt tự do tại các cổng trường còn làm mất đi vẻ mỹ quan đô thị và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường giáo dục. Tuy vậy, bên cạnh những bậc phụ huynh ý thức rất rõ nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ những đồ ăn này, thì vẫn còn một số bậc phụ huynh thường xuyên mua cho con em mình, bất chấp tác hại có thể xảy ra.
Trên thực tế, không ít trường hợp học sinh bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải những thức ăn không đảm bảo vệ sinh ATTP trước cổng trường đã khiến nhiều người lo ngại. Mới đây, 14 em học sinh THCS Tam Hòa, TP Biên Hòa (Đồng Nai) chỉ vì ăn bánh tráng trộn từ một người bán hàng rong trước cổng nên đã phải nhập viện. Trước đó, 2 em học sinh ở huyện Tuy An (Phú Yên) sau khi ăn mực khô, bánh ngọt… tại một quán bán hàng gần cổng trường đã bị chóng mặt và nôn mửa do ngộ độc.
Về nguy cơ của đồ ăn vỉa hè, bác sĩ Trần Thị Thu Hà – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đồ ăn bày bán trên đường phố rất dễ nhiễm khuẩn, trong đó E.coli là loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc cấp tính, gây ra tiêu chảy khi thâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, các chất chì, thuỷ ngân, cadmi có thể phá vỡ hồng cầu và gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo, rối loạn chức năng gan, thiếu máu, tăng huyết áp… Những chất độc này còn nguy hại gấp nhiều lần đối với trẻ nhỏ do cơ địa, các bộ phận tiêu hóa, hấp thu của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Mặt khác, hầu hết các thực phẩm được bày bán tại vỉa hè, các cổng trường học có giá trị dinh dưỡng thấp do không được chế biến từ những thực phẩm tươi, sống, thậm chí ngay cả những loại thực phẩm đóng hộp cũng chưa chắc được họ bảo quản cẩn thận, dùng trong thời gian giới hạn cho phép.
Video đang HOT
Hàng rong cổng trường THCS Thống Nhất
Trách nhiệm thuộc về nhiều phía
Theo cô Nguyễn Thu Phương – giáo viên trường THCS Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm) cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho học sinh là các bậc phụ huynh phải dạy con từ bỏ thói quen ăn quà vặt tại cổng trường và nơi công cộng. Do quyền hạn chỉ nằm trong phạm vi nhà trường, nên thầy cô chỉ có thể tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh nâng cao ý thức vệ sinh ATTP và hạn chế không cho trẻ tự ý sử dụng tiền khi còn quá sớm.
Về biện pháp để dẹp hàng rong xung quanh các cổng trường, Thiếu tá Nguyễn Tiến Đạt-Trưởng CAP Láng Hạ, quận Đống Đa cho biết, bên cạnh việc gắn biển “cấm bán hàng rong”, đại diện CAP còn làm việc với Ban Giám hiệu các trường, đề nghị phối hợp, yêu cầu nhà trường làm thông báo gửi phụ huynh học sinh với nội dung không cho con em mình ăn quà vặt tại các hàng quán xung quanh cổng trường và tuyên truyền trên loa truyền thanh phường. Bên cạnh đó, các trường cũng thường xuyên giáo dục cho các em học sinh về vấn đề này. Ngoài ra, CAP còn phối hợp với các tổ dân phố, bố trí lực lượng chốt trực xung quanh các cổng trường, thường xuyên nhắc nhở, kiên quyết thu giữ bàn ghế, hàng hóa, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Nhờ đó mà tình trạng bán hàng rong tại cổng các trường trên địa bàn phường hầu như đã được giải quyết.
Mặc dù, một số phường đã bố trí lực lượng kiểm tra, thu, giữ và tiêu hủy ngay những mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc từ hàng rong, tuy nhiên sau đó, hiện tượng này lại tiếp tục tái diễn. Mới đây, Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu Ban chỉ đạo VSATTP TP Hà Nội và các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố tại các địa điểm xung quanh trường học; phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng. Chi cục ATVSTP Hà Nội cũng sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện kịp thời các sản phẩm chứa phụ gia, phẩm màu ngoài danh mục; sản phẩm không rõ nguồn gốc. Hy vọng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, nạn bán hàng rong tại các cổng trường sẽ sớm được dẹp bỏ, không còn là nỗi ám ảnh của các nhà trường và nhiều bậc phụ huynh nữa.
Theo ANTD
Không chịu nằm chung giường, bệnh nhân chết tại hành lang bệnh viện
Sáng ngày 16-12, rất đông người nhà của bệnh nhân Đặng Văn Phước (SN 1966, trú tại xã Cẩm Lạc, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã tập trung trước Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh) để yêu cầu phía bệnh viện giải thích rõ cái chết bệnh nhân này.
Khoảng 11h30 phút ngày 16-12, người nhà vẫn chưa đưa thi thể ông Phước về quê mai táng
Theo người nhà bệnh nhân Đặng Văn Phước thì cái chết đột ngột của ông có liên quan đến trách nhiệm của các y, bác sĩ thuộc Khoa Nội tổng hợp.
Ông Đặng Văn Phong (45 tuổi, em trai bệnh nhân Phước) bức xúc cho biết: ông Phước bị đau nên người nhà đưa đến nhập viện lúc 15h30 phút cùng ngày. Sau khi thăm khám, bác sĩ kết luận bị xơ gan rồi tiến hành tiêm 1 mũi lúc 19h và được xếp vào nằm ở giường bệnh số 204 cùng với một bệnh nhân khác.
Người nhà bệnh nhân Đặng Văn Phước vì bức xúc nên đã
tập trung đông trước Khoa Nội tổng hợp.
Vì sức khỏe yếu nên người nhà đề nghị bệnh viện bố trí cho nằm riêng một giường bệnh nhưng bác sĩ nói chỉ có giường đôi "muốn nằm thì nằm, không nằm thì thôi". Sau đó, người nhà đề nghị nằm tạm ở chiếc giường ngoài hành lang bệnh viện và được đồng ý. Trong quá trình nằm ở đây (từ lúc nhập viện đến 1h sáng ngày 16/12) bệnh nhân được kiểm tra 2 lần. Lúc 1h sáng ngày 16-12, bệnh nhân Phước vật vã kêu đau, người nhà đi gọi thì có một bác sĩ đến lấy máu xét nghiệm nhưng cũng không nói gì thêm. Mãi đến 4h sáng mới có 2 y tá tới kiểm tra, rồi tiếp tục gọi thêm 1 bác sĩ nhưng ông Phước đã tử vong.
Người nhà bệnh nhân Đặng Văn Phước đặc biệt thắc mắc rằng: tại sao ông Phước bị bệnh nặng nhưng phía bệnh viện lại bắt nằm giường ghép.
Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh làm việc với người nhà bệnh nhân Đặng Văn Phước.
Trước sự bức xúc của người nhà bệnh nhân Đặng Văn Phước, vào sáng 16-12, ông Phạm Xuân Anh - Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, lãnh đạo Khoa Nội tổng hợp cùng kíp trực điều trị cho bệnh nhân Đặng Văn Phước đã có buổi làm việc với người nhà bệnh nhân này. Phía bệnh viện cho rằng đã làm đúng quy trình đón tiếp bệnh nhân.
Cụ thể: bệnh nhân đến nhập viện tại khoa Cấp cứu lúc 15h30 phút ngày 15-12, sau khi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm ổ bụng, chụp Xquang xương chậu, Xquang cột sống thắt lưng và cho làm thủ tục vào khoa Nội tổng hợp lúc 16h20 phút cùng ngày.
Tình trạng lúc nhập viện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, phù nhẹ, không xuất huyết, nhiệt độ 36,7, huyết áp 130/70 mhg... Chẩn đoán ông Phước bị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng, xơ gan nên được xét nghiệm lâm sàng và dùng thuốc theo y lệnh, được bố trí vào nằm phòng bệnh 204 và nằm 2 người/giường bệnh.
Người nhà bệnh nhân không đồng ý và xin cho bệnh nhân nằm ở phòng đón tiếp. Y sĩ Nguyễn Thị Hải cho biết: "Sau khi xếp bệnh nhân Phước nằm cùng với 1 bệnh nhân nữa nhưng gia đình không đồng ý thì họ xin ra nằm tạm ở giường ngoài hành lang. Nhưng tôi chi đồng ý cho nằm đến 7h sáng mai. Nếu 7h sáng mai không vào phòng nằm điều trị thì sẽ không có thuốc".
Lúc 1h sáng ngày 16-12, bác sĩ thăm khám và tiếp tục cho lấy máu xét nghiệm. Đến 4h30 phút, bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn, đã được kíp trực cấp cứu tích cực. Sau 40 phút cấp cứu không kết quả nên khoảng 5h ngày 16-12 bệnh nhân Phước tử vong tại phòng đón tiếp.
Người nhà bệnh nhân cho rằng, chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ phía bệnh viện nên đến 11h45 phút ngày 16-12 vẫn để thi thể của bệnh nhân Đặng Văn Phước nằm ngoài hành lang. Trước tình hình trên, đại diện phía Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cho hay: "Chưa thể xác minh được việc ông Phước mất là do nhân viên bệnh viện thiếu trách nhiệm trong quá trình khám cấp cứu. Việc này sẽ được tiến hành lập hội đồng khám nghiệm để truy tìm nguyên nhân cái chết của ông Phước để có trả lời chính xác".
Theo ANTD
Nhà khoa học không tin có mực giả "Chúng tôi có nhiều cách để kiểm nghiệm các mẫu hàng được cho là "mực giả" và đưa ra kết luận sớm cho người dân." - PGS - TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ sinh học và thực phẩm) nói về "mực giả". Về thông tin 1,5 tấn mực "giả" vừa được Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị bắt...