Hàng Nhật ‘điêu đứng’ trước cơn bão tẩy chay đồng loạt của dân Hàn
Làn sóng tẩy chay hàng Nhật lan rộng Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước gia tăng sau khi Tokyo hạn chế xuất khẩu các vật liệu công nghệ sang Seoul.
Một ngày sau khi Tokyo hạn chế xuất khẩu sang Hàn Quốc, quản lý siêu thị Cho Min-hyuk lấy toàn bộ các sản phẩm Nhật Bản ra khỏi kệ. Đó là cách ông thể hiện lòng yêu nước trong cuộc tranh chấp chính trị và kinh tế đang leo thang nghiêm trọng giữa 2 nước láng giềng Đông Á.
Không chỉ Cho, làn sóng tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản, từ bia cho tới quần áo, du lịch đang lan rộng khắp xứ kim chi trong bối cảnh các chỉ số thống kê cho thấy môi trường kinh tế của Hàn Quốc đang ở mức tồi tệ nhất trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây.
Cho, quản lý siêu thị Purunemart rộng 1.500 m2 ở Seoul nói rằng, ông sẵn sàng chấp nhận thiệt hại. Hơn 200 siêu thị và cửa hàng tạp hóa khác cũng sẵn sàng chịu thiệt tương tự.
“Việc Nhật Bản đang gây áp lực lên Hàn Quốc thông qua hạn chế xuất khẩu, không tỏ ra hối hận về những sai phạm trong quá khứ là điều không thể chấp nhận”, ông nói. Cho khẳng định dù thực tế siêu thị đang giảm 10-15% doanh số, ông chưa từng nghĩ đến chuyện hồi tâm chuyển ý.
Băng rôn kêu gọi tẩy chay hàng Nhật trong một siêu thị ở Hàn Quốc. (Ảnh: Reuters)
Căng thẳng ngoại giao giữa 2 nước gia tăng kể từ khi tòa án Hàn Quốc năm 2018 yêu cầu các công ty Nhật Bản bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động thời Thế chiến 2.
Hôm 4/7, trong một động thái trả đũa, Nhật hạn chế xuất khẩu vật liệu cao sang nước láng giềng.
Hàn Quốc không nao núng. Họ khẳng định sẽ đưa tranh chấp với Nhật Bản ra Tổ chức Thương mại thế giới. Nhưng trước khi chính phủ hành động, người dân có cách làm của riêng mình. Họ tẩy chay hàng loạt mặt hàng, dịch vụ của Nhật Bản. Bia là một trong số đó.
Video đang HOT
2 cửa hàng tiện lợi hàng đầu của Hàn Quốc là CU và GS25 cho biết doanh số bán bia Nhật Bản của họ giảm lần lượt 21,5% và 24,2% trong 2 tuần đầu tháng 7. Tổ chức Văn hóa Hongcheon, một nhà tổ chức lễ hội bia hủy đơn hàng 1,2 tấn bia Kirin dù ở lễ hội năm ngoái doanh thu từ thương hiệu bia Nhật này chiếm tới 10%.
Ảnh chụp màn hình hủy các chuyến đi Nhật đang trở thành trào lưu được hoan nghênh nhiệt liệt trên các phương tiện truyền thông xã hội Hàn Quốc. Hãng lữ hành Hanatour cho biết số lượng khách đặt tour của họ tới Nhật Bản giảm một nửa, từ 1000 xuống còn 500 khách mỗi ngày.
“Nếu một người nào đó làm điều gì sai, họ không nên tự hào về bản thân mình”, Lee Sang-won, nhà thiết kế 29 tuổi cho biết. Lee vùa hủy chuyến đi tới Nhật cách đó không lâu.
Người Hàn Quốc giẵm nát các thùng hàng Nhật để tẩy chay. (Ảnh: Nikkei)
Lotte Home Shopping cho biết đã ngừng phát sóng quảng cáo truyền hình cho các gói tour du lịch Nhật Bản. Các hãng hàng không JejuAir và Korean Air thừa nhận các chuyến bay sang Nhật Bản giờ đang thưa khách Hàn Quốc hơn.
Thương hiệu thời trang Uniqlo của Nhật Bản với 186 cửa hàng tại Hàn Quốc, chiếm 6,6% doanh thu của toàn hệ thống cho biết việc kinh doanh đang trở nên khá ảm đạm trong nhiều tuần trở lại đây.
Các nhà kinh tế cảnh báo các hạn chế nhập khẩu với hàng hóa Nhật Bản có thể khiến tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc giảm 0,4% trong năm nay. Làn sóng tẩy chay có thể sẽ làm gia tăng con số này.
“Hiện tại, cảm xúc vẫn đang tăng cao”, Jang Bum-jin, 34 tuổi cho biết. Jang nói anh đã vứt bỏ toàn bộ tất cả số bút Nhật mà mình từng sưu tập và cạch mặt siêu phẩm Người nhện do nó được phân phối bởi Sony Pictures, công ty có trụ sở tại Mỹ thuộc sở hữu của tập đoàn Sony Nhật Bản.
“Tôi yêu Người nhện, nhưng tôi sẵn sàng đấu tranh để từ bỏ nó”, anh nói.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo VTC
Bị TQ nêu đích danh vì bán vũ khí cho Đài Loan, công ty Mỹ "kêu trời"
Công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Honeywell nói "họ không hiểu vì sao" lại nằm trong danh sách cấm vận của Trung Quốc, liên quan đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Xe tăng M1A2T Abrams của Mỹ.
Theo SCMP, hai kênh truyền thông của nhà nước Trung Quốc là Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc và truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đồng loạt đăng tải bản tin, nêu đích danh các công ty Mỹ bao gồm Honeywell, tập đoàn Oshkosh, General Dynamics và công ty con hàng không vũ trụ Gulfstream, vì liên quan đến thỏa thuận bán xe tăng, tên lửa của Mỹ cho Đài Loan.
"Thỏa thuận bán vũ khí là điều không khôn ngoan. Các công ty Mỹ bán được vũ khí cho Đài Loan, nhưng họ sẽ mất thị trường Trung Quốc. Những sản phẩm dân sự mà họ kinh doanh ở Trung Quốc sẽ bị tẩy chay", bản tin viết.
"Đừng bao giờ đánh giá thấp chính phủ Trung Quốc và người dân nước này. Đừng bao giờ đánh giá thấp Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới", bài viết nhấn mạnh.
Trong một tuyên bố gửi đến SCMP, công ty Honeywell có trụ sở ở Mỹ "nói Trung Quốc không có lý do gì để cấm vận tập đoàn", vì Honeywell chỉ "cung cấp các thiết bị và phụ kiện, không rõ chúng sẽ được dùng cho vũ khí gì, đơn hàng như thế nào".
Honeywell nhấn mạnh thỏa thuận bán vũ khí cho Đài Loan là ở cấp chính phủ, công ty không có quyền lên tiếng và cũng không làm ăn trực tiếp với Đài Loan.
Nhiều công ty vũ khí Mỹ bán trang thiết bị dân sự ở Trung Quốc.
Tuần trước, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ đã thông qua thỏa thuận bán vũ khí trị giá 2,2 tỉ USD cho Đài Loan, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams và 250 tên lửa Stinger.
Theo SCMP, Honeywell cung cấp các vật liệu vũ khí chủ chốt cho xe tăng Abrams trong khi tập đoàn Oshkosh chế tạo vũ khí hạng nặng cho xe vận tải.
Công ty hàng không vũ trụ Gulfstream cũng bị nêu tên, trong khi Trung Quốc chiếm một phần ba thị phần của công ty này. Sản phẩm của Oshkosh hiện xuất hiện ở hơn 60 sân bay Trung Quốc.
Gã khổng lồ vũ khí Raytheon của Mỹ, công ty bán tên lửa Stinger cho Đài Loan, không được các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc nêu tên.
Tất cả các công ty vũ khí Mỹ trên đều muốn mở rộng hoạt động ở thị trường Trung Quốc trong những năm qua.
Năm 2003, Honeywell chuyển trụ sở khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ Singapore sang Thượng Hải. Năm 2017, công ty này trả 100 triệu USD để mua đứt quyền sử dụng đất tại trụ sở.
Trong khi đó, Oshkosh cũng mở văn phòng ở Thượng Hải và cơ sở sản xuất ở Tianjin vào năm 2008. Gulfstream đánh giá Trung Quốc là thị trường tiềm năng, bởi giới siêu giàu ở quốc gia này bắt đầu tính tới việc mua máy bay cá nhân.
Theo Danviet
Korean Air ngừng phục vụ đậu phộng Hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air vừa quyết định ngừng phục vụ món đậu phộng làm thức ăn nhẹ cho hành khách sau sự cố gần đây khi 2 thiếu niên là anh em ruột không thể lên máy bay vì dị ứng đậu phộng. Cha mẹ của hai anh em cho biết, hồi đầu tháng này, 2 con trai của họ...