Hàng nghìn người khỏa thân để diễn giải kịch opera
Nếu bạn lang thang ở khu trung tâm Munich (Đức) hôm 23/6, bạn có thể bắt gặp một cảnh tượng rất ngoạn mục. Hàng nghìn người khỏa thân phủ sơn đỏ và vàng từ đầu tới chân.
Cảnh tượng màu sắc này là tác phẩm bằng tay của nhiếp ảnh gia người Mỹ Spencer Tunick. Trong sáng tạo mới nhất của mình, nhà nhiếp ảnh 45 tuổi này đã lấp đầy quảng trường Max-Joseph Platz ở trung tâm Munich bằng 1,700 người tình nguyện khỏa thân, đưa tới đời thực một số cảnh được diễn giải từ vở kịch opera Der Ring des Nibelungen của Richard Wagner.
Ông Tunick được mời đến Munich để giúp nhà hát Opera bang Bavaria khởi động mùa hè 2012 của họ.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Tunick thực hiện những tấm ảnh chụp nude tập thể. Nhiếp ảnh gia này đã chụp hàng nghìn người khỏa thân ở nơi công cộng từ năm 1992.
Video đang HOT
Kể từ đó tới giờ, Spencer Tunick đã thiết lập các buổi chụp ảnh nude ở khắp nơi trên thế giới, chụp 7.000 người khỏa thân ở Barcelona, hàng trăm người khỏa thân ở nhà ga trung tâm tại New York.
Tháng 9 năm ngoái, nhiếp ảnh gia này chụp 1.000 người Israel khỏa thân ở Biển Chết nhằm nâng cao nhận thức về mực nước ngày càng giảm.
Theo Vietnamnet
Đức - Hy Lạp: Sao lại cần sự can thiệp của chính trị?
Chỉ riêng khía cạnh chuyên môn thôi, tuyển Đức nếu chơi đúng sức hoàn toàn có thể đánh bại, thậm chí là thắng đậm Hy Lạp, đội bóng bị đánh giá là yếu nhất ở vòng tứ kết. Vậy tại sao phải cần đến sự can thiệp của chính trị?
Đức - Hy Lạp đã trở thành trận đấu được quan tâm ở nhất vòng tứ kết EURO 2012. Không phải vì chuyên môn, mà là vì các vấn đề kinh tế, chính trị. Khi nền kinh tế chìm vào khủng hoảng, Hy Lạp đang được châu Âu bơm tiền để giải cứu. Là nền kinh tế mạnh, Đức có đóng góp lớn cho nhiều gói cứu trợ, bao gồm cả gói của Hy Lạp. Xét về bản chất, Đức chẳng khác gì "chủ nợ" trong khi Hy Lạp đóng vai trò "con nợ". Đã là "con nợ" thì phải biết "nghe lời", muốn được có tiền thì phải biết chấp nhận "hy sinh vài thứ", trong đó có cả bóng đá?
Mới đây, một tờ báo của Đức đã in một hình biếm họa, mà nội dung của nó mô tả một phát ngôn viên của chính phủ đưa ra thông điệp rằng: "Quan điểm của chúng ta về Hy Lạp liên quan tới vấn đề cứu trợ sẽ phụ thuộc vào trận tứ kết". Tất nhiên, đây không phải là quan điểm của chính phủ Đức, mà chỉ là lời khiêu khích của một tờ báo. Quả thực bóng đá đóng vai trò quan trọng đối với nước Đức, trong đó có cả vấn đề hình ảnh, thể diện. Nhưng khi sự chênh lệch giữa tuyển Đức và Hy Lạp quá lớn, về truyền thống, lịch sử lẫn sức mạnh hiện tại, người Đức không cần phải gây sức ép.
Có hay không sự can thiệp chính trị sẽ tác động đến kết quả trận Đức - Hy Lạp - Ảnh Getty
Dù 8 năm về trước Hy Lạp đã vô địch EURO (2004) trong khi lần gần nhất Đức bước lên đỉnh cao châu Âu đã cách đây 16 năm (1996), giữa hai nền bóng đá tồn tại khoảng cách khủng khiếp.
Đức đã 3 lần vô địch thế giới, 12 lần lọt vào bán kết World Cup, nhiều hơn cả Brazil và Italia. Ở EURO, họ cũng đã 3 lần bước lên đỉnh cao và 3 lần là Á quân. Trong 3 giải lớn gần đây, gồm 2 VCK World Cup và 1 EURO, Đức đều lọt vào bán kết, và họ hiện là đương kim Á quân EURO.
Hy Lạp đã viết nên câu chuyện thần kỳ 8 năm về trước. Nhưng đó là tất cả đối với bóng đá Hy Lạp. Họ chỉ mới 2 lần lọt vào VCK World Cup. Từ sau đỉnh cao 2004, bóng đá Hy Lạp cứ thế xuống dốc.
Bayern Munich của Đức đã 4 lần vô địch C1/Champions League, chỉ kém Real Madrid (9), AC Milan (7) và Liverpool (5). Cộng thêm thành tích của Hamburg và Borussia Dortmund, bóng đá Đức đã 6 lần bước lên đỉnh cao châu Âu cấp CLB. Trong khi đó, xuyên suốt lịch sử, các CLB Hy Lạp chỉ 1 lần lọt vào trận chung kết Cúp C1, đó là trường hợp của Panathinaikos năm 1971 (thua Ajax 1-2).
Lợi nhuận mà Bundesliga (171 triệu euro mùa 2010-11), giải đấu cao nhất của Đức, thu về thậm chí còn gấp đôi so với Premier League (75 triệu). Thêm vào đó, số khán giả trung bình đến các sân ở Đức là 42.100 người, nhiều nhất trên toàn châu Âu.
Giải Super League của Hy Lạp là một bức tranh hoàn toàn đối lập với các vụ bê bối dàn xếp tỉ số, khán giả lèo tèo và tình trạng bạo lực như cơm bữa. Bản quyền truyền hình cả năm của Super League vỏn vẹn 44,35 triệu euro, chỉ cao hơn một chút so với giá của Mario Gomez khi anh chuyển đến Bayern Munich.
Tại EURO 2012, Hy Lạp bị đánh giá là một trong những đội yếu nhất giải. Họ đã gặp rất nhiều may mắn, đặc biệt ở trận cuối gặp Nga, để vượt qua vòng bảng và giành vé vào tứ kết. Nên nhớ rằng, bảng A của Hy Lạp bị xem là bảng đấu kém chất lượng nhất. Đức là đội duy nhất toàn thắng 3 trận, trận nào cũng thắng ấn tượng, và nên nhớ rằng bảng B là bảng đấu tử thần.
Khi Karagounis vắng mặt đêm nay vì án treo giò, ngôi sao lớn nhất của Hy Lạp là Georgios Samaras. Tiền đạo này từng khoác áo Man City từ năm 2006 đến năm 2008, khi giới chủ Ả rập chưa mua lại Man Xanh. Vì không thể hiện được mình, Samaras phải chạy sang Scotland, đá cho Celtic, ở giải đấu có chất lượng khá thấp của châu Âu.
Tuyển Đức hiện tại tràn ngập ngôi sao, đang khoác áo của Bayern Munich, Real Madrid hay Arsenal. Lứa cầu thủ hiện tại của họ được hứa hẹn sẽ tạo nên một thế hệ vàng mới cho bóng Đức.
Tóm lại, chỉ riêng trong lĩnh vực bóng đá, Đức đã bỏ xa Hy Lạp về mọi mặt. Vậy tại sao phải cần đến sự can thiệp của chính trị?
Nếu không thể vượt qua được Hy Lạp, bằng chính năng lực của mình, thì Đức quả thực không xứng đáng với vị thế ứng viên hàng đầu cho chức vô địch EURO 2012.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Không phải phim, đó là cuộc sống! Bộ phim Trong hay ngoài tay em (With or without me) của nữ đạo diễn phim tài liệu Trần Phương Thảo vừa ra mắt công dân mạng từ ngày 4-6 và được "chiếu" miễn phí trong một tuần. Vợ chồng Lả - Thi trong phim - Ảnh: Swann Dubus Trong hay ngoài tay em là câu chuyện của Thi và Trung. Giống như...