Hàng nghìn người Hindu kéo cỗ xe thần thánh
Ratha Yatra, một trong những lễ hội lớn nhất trong văn hóa Hindu, hôm qua diễn ra khắp Ấn Độ với sự kiện chính là kéo cỗ xe ngựa của thần Jagannath trên đường phố.
Theo truyền thống, thần tượng của Thần Jagannath được rước trong cỗ xe lớn bằng gỗ từ ngôi đền Jagannath đến đền Gundicha và sẽ ở lại đó 9 ngày.Thành phố thánh Puri ở bang Orissa là nơi lễ hội diễn ra lớn nhất. Hàng năm cứ vào ngày này, hàng triệu tín đồ từ khắp thế giới đổ đến ngôi đền Jagannath để tham dự lễ hội.
Sau đó, cỗ xe lại được kéo về vị trí cũ. Theo lịch của người Hindu, lễ hội Ratha Yatra được tổ chức hàng năm vào ngày thứ hai của tháng Ashad. Năm nay, ngày này rơi vào ngày 21/6 theo Dương lịch.
Người sùng đạo Hindu tập trung để đẩy Rath, hay còn gọi là cỗ xe ngựa của Thần Jagannath. Đây làlễ hội Rath Yatra thường niên lần thứ 135 diễn ra ở thành phố Puri, phía Đông Ấn Độ.
Một người sùng đạo ăn mặc đặc biệt trong lễ hành hương của ngươi Hindu.
Con bồ câu đứng cạnh bộ tóc cuốn lọn dài gần 5m của một người Hindu sùng đạo ở đền Kamakhya, Guwahati, Ấn Độ.
Một con bò lao vào đám đông người sùng đạo khi họ đang chờ xem đoàn xe ngựa kéo qua trung tâm thành phố Ahmedabad, Ấn Độ.
Bé gái bị sợi dây ghì sát cổ khi đám đông cố gắng chen lấn xem cỗ xe của thần Jagannath kéo qua thành phố Hyderabad, phía Nam Ấn Độ.
Video đang HOT
Người dân đứng trên mái nhà và nhìn xuống cỗ xe được kéo trên đường phố ở Mahesh, phía Bắc thành phố Calcutta.
Các thầy tu ngồi nghỉ trên một cỗ xe ngựa khi nó đang được kéo trên đường phố Puri, bang Orissa.
Một vũ công nhảy múa trong lễ hội Ratha Yatra.
Người sùng đạo vẽ bức tranh lớn có tên Rangoli trên đường phố ở Hyderabad.
Những người Hindu nhả đầy khói sau khi hút một loại thuốc.
Hàng nghìn người tham dự sự kiện kéo cỗ xe ngựa ở Puri, Orissa.
Một người phụ nữ đạo Hindu cầm giỏ hoa và đứng chờ cỗ xe ngựa kéo qua ở Calcutta.
Nữ vũ công nhảy múa cạnh cỗ xe ở Calcutta.
Người dân nhảy múa trên đường phố ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Một bức Rangoli được vẽ trên đường ở Calcutta.
Theo Infornet
Những nơi "cấm người chết" trên thế giới
Ở một số nơi trên thế giới, cái chết lại là điều cấm kỵ, thậm chí bị coi là bất hợp pháp.
Cái chết là điều không thể tránh khỏi đối với mỗi con người, là chuyện hiển nhiên trong cuộc sống, nhưng ở một số nơi trên thế giới, cái chết lại là điều cấm kỵ, thậm chí bị coi là bất hợp pháp.
Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên về luật cấm tử này, tuy nhiên, việc cấm tử sớm nhất đã xuất hiện vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, tại đảo Delos thuộc Hy Lạp. Nguyên nhân chủ yếu của việc này là do vào thời gian đó, những người Hy Lạp cổ đại xem hòn đảo này là thiêng liêng và thần thánh, cái chết không được phép xuất hiện để đảm bảo sự thuần túy của đảo.
Hiện nay, vẫn còn nhiều nơi trên thế giới áp dụng luật cấm tử, một luật mà người ta cho rằng cái chết là bất hợp pháp. Dưới đây là 4 địa điểm cấm chết nổi tiếng trên thế giới. Mỗi nơi đều có lý do riêng để ban hành quy định lạ lùng này, nhưng chủ yếu là do yếu tố tôn giáo và điều kiện sống.
1. Hòn đảo Itsukushima - Nhật Bản
Theo niềm tin của những người theo đạo Shinto (Nhật Bản), hòn đảo Itsukushima là một nơi thiêng liêng, thần thánh. Việc thanh tẩy và duy trì độ tinh khiết cho hòn đảo thu hút sự quan tâm của nhiều người. Những nhà quản lý đã làm việc vất vả để đảm bảo rằng không có bất kỳ ca tử vong nào xảy ra. Kể từ năm 1878 đến nay, cái chết không xuất hiện trên đảo Itsukushima.
Trong lịch sử, vào năm 1555, hòn đảo này xảy ra trận chiến Miyajima đẫm máu, và khiến rất nhiều người bỏ mạng tại đây. Nhưng ngay sau khi chiếm được đảo, vị chỉ huy ra lệnh làm sạch toàn bộ hòn đảo. Xác chết được đưa vào bờ, đất dính máu đem xuống biển, nhà cửa được cọ rửa mới hoàn toàn.
Hiện nay, mỗi khi có ai sắp từ trần, người quản lý tại đây đều đưa họ lên đất liền, nhằm đảm bảo sự tinh khiết thuần túy cho hòn đảo.
2. Thị trấn Longyearbyen - Na Uy
Thị trấn phía Bắc Longyearbyen ở quần đảo Svalbard của Na Uy cũng ra lệnh cấm tử vì lý do liên quan đến vấn đề môi trường, sau khi các nhà khoa học tìm thấy virus cúm còn nguyên vẹn trong xác một người đàn ông chết trong đại dịch năm 1917.
Tại đây, cái chết được xem là điều cấm kị, và có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của nhiều người khác. Nghĩa trang nhỏ của thị trấn đã ngừng chôn cất từ cách đây hơn 70 năm. Hiện nay, những người bị bệnh nặng hoặc đang cận kề với cái chết sẽ được đưa tới một nơi khác tại Na Uy bằng máy bay hoặc tàu biển và sống những ngày cuối cùng của cuộc đời tại nơi xa lạ ấy.
3. Thị trấn Falciano del Massico - Italy
Tại Falciano del Massico, thị trấn nhỏ ở miền Nam Italy, người dân cũng không được phép chết. Không phải bởi tôn giáo hay môi trường, mà đơn giản vì ở đây không còn đất trống dành cho người chết.
Thị trưởng tại đây đã ban hành một quy định yêu cầu người dân phải "giữ lại mạng sống của mình" cho tới khi chính quyền tìm được nơi xây dựng nghĩa trang mới. Nếu trái lệnh, người dân buộc phải tự tìm một nơi để yên nghỉ.
4. Thị trấn Sarpourenx - Pháp
Tại thị trấn Sarpourenx đẹp như tranh vẽ nằm ở phía tây nam nước Pháp, thị trưởng đã ra sắc lệnh cấm người dân đi vào cõi chết. Quyết định này được đưa ra sau khi một tòa án Pháp từ chối kế hoạch cho phép mở rộng nghĩa trang hiện có của thị trấn.
Không thể trái lệnh của tòa án, thị trưởng Gerard Lalanne ban hành lệnh đặc biệt: không cấm chết, nhưng ai chết sẽ bị xử phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, quy định này khá mơ hồ vì nhiều người đặt ra câu hỏi, làm thế nào để trừng phạt người đã khuất? Và để đảm bảo cho người thân trong gia đình được yên nghỉ, người dân ở đây chọn giải pháp tìm một nơi khác để chôn cất người đã mất.
Theo Infonet
Lễ hội ném bột màu ở Ấn Độ Hàng trăm nghìn người dân theo đạo Hindu ở Ấn Độ cuối tuần qua đổ ra đường tung bột màu vào nhau tại lễ hội Holi Festival truyền thống hàng năm. Lễ hội màu sắc - Holi Festival của những người theo đạo Hindu ở một số quốc gia như Ấn Độ, Suriname, Guyana, Fiji và Nepal... được tổ chức vào ngày Phalgun...