Hàng nghìn người bị bắt vì biểu tình chống luật công dân ở Ấn Độ
Hơn 1.500 người biểu tình đã bị bắt giữ 10 ngày qua, trong khi cảnh sát cố gắng dập tắt các cuộc tuần hành đôi khi biến thành bạo lực trên toàn Ấn Độ vì luật về quyền công dân.
Ngoài ra, khoảng 4.000 người đã bị bắt và sau đó được thả, các quan chức Ấn Độ nói với Reuters. Theo hai quan chức liên bang cấp cao giám sát an ninh nội địa đề nghị giấu tên, những người bị bắt và giam giữ đã sử dụng biện pháp bạo lực trong các cuộc biểu tình.
Ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình kể từ khi quốc hội Ấn Độ thông qua luật hôm 11/12. Phe chỉ trích nói luật phân biệt đối xử với người Hồi giáo và đặc tính thế tục của Ấn Độ vì khiến tôn giáo trở thành tiêu chí cho quyền công dân.
Người biểu tình đụng độ với cảnh sát ở Chennai hôm 21/12. Ảnh: Reuters.
Luật này nhằm trao quyền công dân cho các nhóm thiểu số theo đạo Hindu, Phật giáo, Kitô giáo, đạo Sikh, Jain và Parsi được cho là chịu sự áp bức ở các nước có đa số dân theo đạo Hồi như Afghanistan, Pakistan và Bangladesh. Người nộp đơn xin quốc tịch phải đến Ấn Độ từ ngày 31/12/2014 trở về trước.
Hàng trăm người biểu tình và cảnh sát đã bị thương trong các cuộc biểu tình được xem là thể hiện mạnh mẽ nhất sự chống đối với chính phủ theo đường lối dân tộc chủ nghĩa Hindu giáo của Thủ tướng Narendra Modi, kể từ khi ông đắc cử lần đầu vào năm 2014.
Ông Modi đã gặp hội đồng bộ trưởng hôm 21/12 để thảo luận các biện pháp an ninh liên quan đến các cuộc biểu tình, các nguồn tin chính phủ cho biết.
Các cuộc tuần hành vẫn tiếp tục diễn ra hôm 21/12 bất chấp lệnh giới nghiêm và các biện pháp cứng rắn nhằm dập tắt phong trào.
Video đang HOT
Bang đông dân nhất Ấn Độ, Uttar Pradesh, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 9 người thiệt mạng và một số người khác trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện. Bang này, vốn từ lâu đã chứng kiến các cuộc đụng độ giữa cộng đồng Hindu giáo chiếm đa số với những người Hồi giáo thiểu số, được lãnh đạo bởi đảng của ông Modi.
Ít nhất 19 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Ảnh: Reuters.
Nhiều cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch ở một số vùng của đất nước, bao gồm cả bang Assam phía đông bắc. Sự phẫn nộ đối với người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh đã sôi sục trong nhiều năm tại Assam, một trong những bang nghèo nhất Ấn Độ. Cư dân cáo buộc người nước ngoài, bao gồm cả người Hindu giáo lẫn người Hồi giáo, đã lấy đi việc làm và đất đai.
Phe chỉ trích nói rằng luật đã giáng một đòn mạnh vào đất nước từ lâu đã tự hào về hiến pháp thế tục của mình. Ấn Độ có dân số 1,3 tỷ người, với đa số theo đạo Hindu, một nhóm thiểu số lớn theo đạo Hồi và các nhóm thiểu số nhỏ hơn theo tôn giáo khác.
Các lãnh đạo bang đến từ các đảng khu vực nói rằng họ sẽ ngăn chặn việc thực thi luật tại bang của họ. Chính phủ cho biết không có khả năng luật sẽ bị bãi bỏ.
Theo news.zing.vn
Thế giới 7 ngày qua ảnh: Xe quân sự Mỹ hùng hậu tiến vào Syria
Biểu tình ở Thái Lan, Ấn Độ, du thuyền va chạm nhau ngoài khơi Mexico, hay đoàn xe quân sự Mỹ hùng hậu tiến vào Syria... là những hình ảnh ấn tượng nhất tuần qua.
Ngày 14/12, hàng nghìn người Thái Lan ủng hộ đảng Tương lai đổ xuống đường, tham gia cuộc biểu tình lớn nhất ở Bangkok kể từ cuộc đảo chính năm 2014. Cuộc biểu tình theo sau lời kêu gọi của Thanathorn Juangroongruangkit, tỷ phú 41 tuổi, lãnh đạo đảng Tương lai Mới đối lập.
Nhiều nhóm nhỏ những người biểu tình chống chính quyền đã tụ tập tại các trung tâm thương mại ở Hong Kong ngày 14/12, và đụng độ lẻ tẻ với cảnh sát, trong lúc bà Carrie Lam đang tới Bắc Kinh. Theo Reuters, khi mùa mua sắm cuối năm đang đến đỉnh điểm tại các trung tâm thương mại ở Hong Kong, những người biểu tình, mặc áo và đeo khẩu trang đen, đã tụ tập tại đây và hô các khẩu hiệu chống chính quyền.
Ngày 15/12, danh sách những nữ chính khách quyền lực hàng đầu thế giới năm 2019 vừa được bổ sung thêm Thủ tướng Phần Lan xinh đẹp và tài năng. Ở tuổi 34, Bộ trưởng Giao thông Sanna Marin trở thành Thủ tướng trẻ nhất thế giới sau khi bà chính thức nhậm chức Thủ tướng Phần Lan hôm 10/12.
Theo Al Masdar News, một đoàn xe quân sự Mỹ đã vượt qua cửa khẩu biên giới từ Iraq và tiến vào tỉnh Hasakah, Syria, hôm 15/12. Al-Ikhbariya đưa tin, các phương tiện quân sự của Mỹ đã di chuyển đến một số căn cứ của họ ở tỉnh Deir Ezzor, Syria.
Cảnh sát Cambridgeshire đã đến kiểm tra một vườn ươm nông nghiệp ở Old North Rode, Kneesworth vào ngày 15/12, và phát hiện 5 lao động người Việt đang sống trong điều kiện "không thể chấp nhận được" ở đó. Trong đợt kiểm tra này, họ phát hiện 5 lao động người Việt đang sống trong cảnh "chật chội và khổ sở", thậm chí không được trả tiền công.
Những ngày gần đây, biểu tình làm tắc nghiẽn giao thông trải dài 630 km trên các đường dẫn vào Paris và các vùng lân cận. Ngày 17/12, người biểu tình ở nhiều lực lượng lao động tiếp tục đình công hôm nay nhằm phản đối chính phủ Pháp cải cách chế độ hưu trí và phúc lợi.
Ngày 17/12, lãnh đạo Triều Tiên đến Cung điện Mặt trời Kumsusan trong ngày giỗ thứ 8 của cha mình, cố lãnh đạo Kim Jong-il. Ông Kim Jong-un "cúi đầu thể hiện lòng tôn kính sâu sắc nhất đối với cha ông, người đã cống hiến hết mình để đạt được sự thịnh vượng cho mọi thế hệ người Triều Tiên, nỗ lực vị tha và tận tụy cho đất nước, nhân dân", hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA đưa tin hôm nay.
Một người tị nạn Mexico cuộn người trong chăn để chống rét tại khu lều tạm ở thành phố Ciudad Juarez, bang Chihuahua hôm 17/12. Nhiều gia đình Mexico đang cố chống chọi với cái lạnh -4 độ C ở Ciudad Juarez vì sợ bị xóa tên khỏi danh sách xin tị nạn vào Mỹ.
6 người đã bị thương ngày 20/12 khi hai du thuyền khổng lồ va chạm ở biển Caribê ngoài khơi Mexico, hãng Carnival - trụ sở ở Mỹ. "Ôi Chúa ơi", một người đàn ông nói trong đoạn video gây chú ý trên Twitter, khi du thuyền Carnival Glory đâm vào chiếc Carnival Legend giữa lúc đang cập bến tại khu nghỉ mát nổi tiếng ở đảo Cozumel, ngoài khơi phía đông Mexico.
Nhiều ngày qua, bất chấp các nỗ lực kiềm tỏa của chính phủ, làn sóng phản đối dự luật công dân, được cho là mang tính phân biệt với người Hồi giáo, đã lan rộng khắp các thành phố lớn ở Ấn Độ.
Theo danviet.vn
Nhiều nước khuyến cáo công dân thận trọng khi tới vùng Đông Bắc Ấn Độ Trong bối cảnh các cuộc biểu tình bạo lực phản đối Dự luật Công dân sửa đổi vẫn tiếp diễn ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ, nhiều nước như Mỹ, Anh và Canada đã đưa ra các cảnh báo về đi lại, kêu gọi công dân của họ "thận trọng" khi đi đến khu vực trên vì bất cứ mục đích nào....