Hàng nghìn hecta đất lúa ở TP.HCM sẽ được chuyển đổi nhằm mục đích này
Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM vừa có văn bản báo cáo UBND TP.HCM về việc trình HĐND TP thông qua việc chuyển mục đích sử dụng 901,2ha đất trồng lúa tại 9 quận, huyện, nhằm phục vụ việc đô thị hóa, phát triển kinh tế thành phố.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên – Môi trường, tính đến năm 2020, TP.HCM có 88.005ha đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 42,1%; đất phi nông nghiệp 118.890ha, chiếm 56,9%. Diện tích đất nông nghiệp tập trung tại các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và quận 9 cũ…
Nông dân huyện Bình Chánh thu hoạch lúa. Ảnh: Quốc Hải
Đề xuất chuyển đổi hơn 900ha đất lúa
Cụ thể, theo Sở Tài nguyên – Môi trường TP.HCM, sẽ có 43 dự án cần thu hồi đất, 21 dự án cần thu hồi đất và có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa (trong đó có 3 dự án có chuyển mục đích sử dụng trên 10ha đất trồng lúa), 6 dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 10ha, 1 dự án chuyển mục đích đất rừng phòng hộ dưới 20ha (tại Cần Giờ), 32 dự án cần điều chỉnh diện tích thu hồi đất và điều chỉnh diện tích chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng.
Tổng cộng có khoảng 901,20ha đất trồng lúa có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Trong đó, diện tích cần chuyển đổi tập trung nhiều nhất ở huyện Hóc Môn (395,80ha); kế đến là TP.Thủ Đức (có 142,19ha), huyện Bình Chánh (128,36ha) và các quận huyện còn lại như: Quận Bình Tân (có 19,84ha), huyện Nhà Bè (60,77ha), huyện Cần Giờ (60,82ha), huyện Củ Chi (78,13ha)…
Thời gian tới, các quận huyện cũng có chủ trương chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Chẳng hạn, tại huyện Bình Chánh, trong năm 2021, địa phương này đã chuyển gần 1.350ha từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở). Hiện, địa phương này hiện vẫn có khoảng 6.000ha đất nông nghiệp và dự kiến đến năm 2025 sẽ chỉ còn giữ lại 350ha đất chuyên trồng lúa (tại xã Tân Nhựt) để đảm bảo an ninh lương thực.
Tương tự, huyện Nhà Bè hiện cũng còn khoảng 4.600ha đất nông nghiệp, chiếm 40% diện tích của cả huyện. Trong kế hoạch phát triển lên quận của địa phương này trong 5 năm tới, Nhà Bè dự kiến sẽ chỉ giữ lại khoảng 300ha để làm nông nghiệp công nghệ cao.
Việc chuyển đổi đất lúa và tiến hành đấu giá quỹ đất này, từ đó tạo thêm vốn để thực hiện các đề án như chỉnh trang đô thị, di dời nhà ở ven kênh, cải tạo chung cư cũ… Ảnh: Quốc Hải
UBND huyện Củ Chi mới đây cũng đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận cho điều chỉnh quy hoạch chung của huyện giai đoạn 2021 – 2030 theo hướng chuyển đổi 17.000ha đất nông nghiệp sang chức năng khác và điều chỉnh quy mô dân số huyện đến năm 2030 là 1,5 triệu dân.
Không chỉ Nhà Bè, Bình Chánh, hay Củ Chi, các quận huyện khác như Hóc Môn, Cần Giờ hay TP.Thủ Đức cũng hướng đến chuyển đổi đất đai sang phục vụ cho ngành dịch vụ, công nghiệp.
Chuyển đổi sẽ có lợi cho phát triển kinh tế thành phố?
Liên quan đến câu chuyện chuyển đổi đất nông nghiệp của TP, nhiều ý kiến cho rằng TP.HCM là đầu tàu về kinh tế nhưng vẫn giữ gần 50% đất nông nghiệp là vô lý, trong khi nông nghiệp chỉ đóng góp vào GRDP của TP là 0,8%. Trong khi, đất cho công nghiệp, dịch vụ dù diện tích chỉ khoảng 8%, nhưng đóng góp đến 99% GRDP.
Chính vì vậy, đề xuất chuyển thêm diện tích đất nông nghiệp sang các loại đất phi nông nghiệp để giúp cho sự phát triển kinh tế TP đã được các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp đề ra từ nhiều năm nay.
Từ 2016 – 2020, đã có 26.246ha đất nông nghiệp của TP.HCM được chuyển sang đất phi nông nghiệp; 1.363ha đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở và xu hướng này vẫn đang tiếp tục diễn ra…
Trên thực tế, ở nhiều quận huyện như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi và TP.Thủ Đức… nhiều diện tích đất nông nghiệp đã nhiều năm không thể canh tác bởi tác động của đô thị hóa, ô nhiễm nguồn nước… dẫn tới bỏ hoang, gây lãng phí.
Video đang HOT
Vì vậy, theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), nên cho phép chuyển đổi và tiến hành đấu giá quỹ đất này, từ đó tạo thêm vốn để thực hiện các đề án như chỉnh trang đô thị, di dời nhà ở ven kênh, cải tạo chung cư cũ…
“Thực tế, 1ha đất nông nghiệp được chuyển đổi sẽ tạo ra giá trị ước khoảng 55 tỷ đồng/năm, giá trị tăng lên hàng trăm lần. Việc này không chỉ giúp khai thác nguồn lực cực lớn từ đất đai của các địa phương này mà còn giải quyết sớm nhu cầu về nhà ở cho người dân, qua đó sẽ ngăn chặn được tình trạng xây dựng, phân lô trái phép đất nông nghiệp như hiện nay….”, đại diện HoREA, tính toán.
Nhiều quận huyện đang xin chuyển đổi công năng đất trồng lúa… – Ảnh: Quốc Hải
Trong khi đó, ông Lê Hữu Nghĩa – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại xây dựng Lê Thành, trong một hội thảo gần đây về xây nhà giá rẻ cho công nhân, người lao động đã chia sẻ, hiện nay quỹ đất tại khu vực trung tâm thành phố đã cạn kiệt, trong khi giá bán BĐS liên tục leo thang ở mọi phân khúc, vượt xa tầm với so với thu nhập của người dân.
Trong khi tại nhiều quận huyện vùng ven, đặc biệt là Củ Chi, Nhà Bè và Bình Chánh đất nông nghiệp còn rất nhiều lại không được sử dụng hiệu quả.
“Do đó, nếu được chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp BĐS săn tìm quỹ đất mới phát triển dự án. Người dân có nhu cầu về nhà ở cũng hưởng lợi lớn khi nguồn cung được tăng lên và giá bán sẽ ở mức phù hợp hơn”, vị này nói.
Nông dân tỉnh Tây Ninh ăn ngủ không yên vì giá phân tăng gấp đôi mà giá nông sản...thấp
Khi nỗi lo nông sản rớt giá còn chưa nguôi thì giá phân bón vật vẫn tiếp tục tăng cao. Nông dân càng thêm ăn ngủ không yên vì vòng lẩn quẩn giá phân tăng mà giá bán ra lại thấp.
Nhiều nông dân cho rằng họ chưa bao giờ phải gánh nhiều chi phí cho một mùa vụ sản xuất như hiện nay.
Vòng lẩn quẩn giá phân bón tăng mà giá bán thấp
Bà Nguyễn Thị Chí Sư trồng rau màu ở xã Suối Đá (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) từ thời thiếu nữ. Bà Sư kể chưa bao giờ thấy ưu tư vì giá bán nông sản biến động, giá phân bón liên tục tăng như hiện nay.
Chi phí phân bón tăng cao khiến nông dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh T.L
Người dân ra cửa hàng vật tư mua 1 bao phân về bón cho vài công rau màu phải bỏ ra hơn 1 triệu đồng. "Tính ra nông dân phải bán hơn chục giạ lúa mới mua được 1 bao phân DAP", bà Sư nói.
Theo lời bà kể, hiện trên thị trường, phân bón không khan hiếm nhưng giá rất cao. Nhiều đại lý phân bón không bán chịu cả vụ như mọi năm mà đòi lấy tiền mặt.
Dịch Covid-19 vừa qua để lại hậu quả nặng nề cho sản xuất, sinh hoạt. Cả nông dân và doanh nghiệp đều cạn kiệt nguồn vốn. Trong khi nông sản thu hoạch bán ra với giá thấp. Vòng luẩn quẩn này khiến nông dân ăn ngủ không yên.
"Tiếp tục đầu tư tái sản xuất sau khi thu hoạch thì không chịu nổi, mà bỏ ruộng bỏ vườn cũng không xong", bà Sư tâm sự.
Nông dân thu hoạch hoa màu ở huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh
Ông Huỳnh Biển Chiêu - Giám đốc Công ty TNHH Biển Chiêu ở TP.Tây Ninh, cho biết, hiện tại giá bán mãng cầu vẫn còn thấp.
Chuyển động nhà nông 29/11: Phân vô cơ tăng giá, phân bón hữu cơ lên ngôi
Nông dân trồng mãng cầu cứ 10 ngày phải bón phân một lần. "Nhưng giá phân đang tăng từng ngày, tăng muốn nhức đầu luôn", ông Chiêu nói.
Theo ông Chiêu, Tây Ninh là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp khá lớn. Thu nhập của nhiều nông dân, hợp tác xã nông nghiệp vẫn từ đất từ vườn.
Dù có chuyển sang sản xuất với những mô hình mới, với quy mô trang trại lớn thì phân bón vẫn là yếu tố không thể thiếu.
"Nhà nước đã có quan tâm để kiểm soát giá phân bón nhưng chưa đạt được hiệu quả. Nếu giá phân bón cứ liên tục tăng, nông dân sẽ không chịu đựng nổi", ông Chiêu nói.
Giảm quy mô sản xuất
HTX nông nghiệp Chà Là ở huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) có quy mô 15 ha, với 31 thành viên. HTX chuyên trồng dưa lưới xen canh các loại bầu bí trong nhà kính theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ông Phạm Văn Trung bên vườn dưa lưới của HTX nông nghiệp Chà Là, huyện Dương Minh Châu. Ảnh: Đại Dương
Ông Phạm Văn Trung - Giám đốc HTX Chà Là, cho biết, giá dưa lưới hiện chỉ bán 20.000-25.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg so với trước dịch.
Giá bán giảm nhưng giá phân bón và các loại vật tư khác tăng cao. "HTX phải thu hẹp quy mô sản xuất từ 10 xuống còn 4 nhà lưới để duy trì đầu mối giao hàng", ông Trung kể.
Tại huyện Gò Dầu, một số khu vực như xã Bàu Đồn, do thổ nhưỡng không thuận lợi nên nông dân chỉ trồng 2 vụ lúa thay vì 3 vụ như các nơi. Nông dân cũng đầu tư phân bón nhiều hơn các khu vực khác mới đảm bảo năng suất.
Ông Nguyễn Văn Nhành - Giám đốc HTX Giống và Dịch vụ nông nghiệp Bàu Đồn - kể, bà con nông dân của HTX đang chuẩn bị cho vụ đông xuân với ngổn ngang nỗi lo.
Sau 2 vụ lúa, bà con thường trồng bắp giống trong vụ đông xuân để luân canh. Năm nay, giá phân bón tăng gấp đôi nên người dân còn do dự.
"Mỗi năm, HTX trồng từ 50-70ha bắp. Năm nay diện tích sản xuất chỉ còn khoảng 15-20ha là cùng", ông Nhành nói.
Thu hoạch lúa ở huyện Gò Dầu, Tây Ninh. Ảnh: Trần Khánh
Ông Nhành ước tính, trong vụ mùa năm 2021, chi phí cho 1ha lúa khoảng 23-24 triệu đồng/ha; tăng 6-8 triệu đồng/ha.
Những vùng trong tỉnh có sản xuất lúa đông xuân cũng đang gặp nhiều khó khăn vì giá đầu vào nông nghiệp tăng cao. "Đây là áp lực quá lớn cho nông dân", ông Nhành chia sẻ thêm.
Cơ hội quay lại với phân bón hữu cơ
Ông Phan Văn Tâm - Giám đốc Marketing, Công ty CP Phân bón Bình Điền cho rằng, nguyên liệu sản xuất phân bón đang khan hiếm. Ngay với Công ty Bình Điền, việc tìm nguồn cung cấp cũng đang gặp khó khăn.
Giá nguyên liệu phân bón tăng cao toàn thế giới chứ không riêng ở Việt Nam. "Việc sản xuất phân hỗn hợp trong nước hiện phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu nên không thể can thiệp để giảm giá" - ông Tâm giải thích.
Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, toàn tỉnh có 30 doanh nghiệp sản xuất phân bón, với công suất khoảng 64.560 tấn/tháng.
Giá phân bón thành phẩm hiện tại tăng từ 10-300% so với thời điểm trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Theo ông Thanh, thông tin từ các doanh nghiệp cho biết, nguồn nguyên liệu nhập khẩu bị hạn chế do phía Trung Quốc đóng biên giới. Doanh nghiệp đang dùng nguyên liệu dự trữ sản xuất.
Một số công ty có nâng công suất nhưng khả năng cung ứng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. "Vì thế giá cả vẫn có xu hướng tăng, nhưng mức tăng có giảm lại", ông Thanh nói.
Người dân Tây Ninh mua phân bón để chăm sóc cây trồng. Ảnh: Nhi Trần
Ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh cho rằng, việc bình ổn giá phân bón sẽ rất khó khăn khi giá nguyên liệu tăng nhập khẩu tăng.
Theo ông Xuân, không riêng gì Tây Ninh mà nhiều Sở NNPTNT các tỉnh khác cũng đã nhiều lần kiến nghị các ngành chức năng giám sát chặt chẽ việc tăng giá phân bón.
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu.
Ngành nông nghiệp có thể hỗ trợ ở khâu siết chặt quản lý chất lượng phân bón. Vì khi hàng hóa đắt đỏ, nhiều người có xu hướng làm giả, hoặc giảm chất lượng để cạnh tranh không lành mạnh.
Ở quy mô cấp tỉnh, các sở ngành của Tây Ninh chưa có biện pháp để can thiệp, điều tiết về giá nhưng đã có một số giải pháp gợi ý cho nông dân.
Ông Xuân cho rằng, nhiều nông dân sử dụng phân bón vô cơ cũng chưa đúng cách gây lãng phí. Giá phân bón đang cao thì càng phải sử dụng tiết kiệm.
Như khi bón phúc, nông dân nên lấp đất lại thay vì rải trên mặt đất. Hiện nay, ngành nông nghiệp đang rất ủng hộ phương pháp tưới phân qua nước.
Hiện nay, một số trang trại chăn nuôi gia cầm, gia súc vẫn có nhu cầu tiêu thụ bớt lượng phân thải.
Vì sao đề xuất tổ chức lại Tổng cục Môi trường thành 4 Cục? Tổng cục Môi trường được đề xuất tổ chức lại thành 4 Cục trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đề xuất này đang thu hút sự chú ý, quan tâm của dư luận. Tại dự thảo Đề án rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhiệm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương

Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4

Tài xế vi phạm nồng độ cồn rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn chết người

Lễ diễu binh xúc động và hùng tráng chưa từng có ở TP.HCM

Những khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Thông điệp kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam rực rỡ tại quảng trường Thời đại, Mỹ

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chật kín khách tham quan dịp lễ 30/4

TP.HCM náo nức chờ pháo hoa tối 30-4: Người dân đến giữ chỗ từ sớm

Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ

Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Có thể bạn quan tâm

Tôi từng trách ba mẹ sống tiết kiệm, giờ mới hiểu: Nhờ vậy họ có tài sản bạc tỷ lúc tuổi xế chiều
Góc tâm tình
07:54:57 01/05/2025
Vận khí khai thông, tài lộc rực rỡ: Top 3 cung hoàng đạo đón thời vận lớn ngày 2/5
Trắc nghiệm
07:25:07 01/05/2025
Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine
Thế giới
07:13:38 01/05/2025
Dàn sao check-in tưng bừng xem pháo hoa dịp lễ 30/4: Tăng Thanh Hà có view xịn, Châu Bùi xuống đường hưởng ứng không khí
Sao việt
07:06:18 01/05/2025
Clip thót tim: Chương Tử Di ngã nhào úp mặt giữa sóng trực tiếp, chấn thương nghiêm trọng hơn công bố?
Sao châu á
07:03:33 01/05/2025
Tổng đạo diễn Ký Ức Vui Vẻ: "Tôi không hiểu mình làm gì sai để anh Tự Long phải lớn tiếng như vậy"
Tv show
06:30:00 01/05/2025
Thủ đoạn của 'ông trùm' bán thuốc hỗ trợ sinh lý giả, thu lợi 20 tỷ đồng
Pháp luật
06:10:31 01/05/2025
3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng
Ẩm thực
05:35:06 01/05/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025