Hàng nghìn giáo viên, học sinh cả nước phải đi cách ly vì Covid-19
Hàng nghìn giáo viên và học sinh tại các địa phương trên cả nước đã phải đi cách ly tập trung do liên quan đến các ca mắc Covid-19. Trong số này, cũng có cả những trường hợp giáo viên và học sinh mắc bệnh.
Đến thời điểm hiện tại, Bắc Ninh có lẽ là địa phương có số giáo viên và học sinh mắc Covid-19 nhiều nhất cả nước. Tính đến hết ngày 10/5, nếu xét trong ngành giáo dục Bắc Ninh, có 14 ca dương tính, trong đó có 2 giáo viên và 12 học sinh.
Cụ thể, 2 giáo viên dương tính với Covid-19 gồm: 1 giáo viên Trường Tiểu học Mão Điền, 1 giáo viên Trường THPT Thuận Thành số 1.
12 học sinh dương tính với Covid-19 gồm: 1 học sinh Trường Tiểu học Mão Điền 1; 1 học sinh Trường Tiểu học Mão Điền 2; 2 học sinh Trường THCS Mão Điền; 1 học sinh Trường THPT Thuận Thành 1; riêng Trường THPT Kinh Bắc có tới 7 học sinh mắc Covid-19 (đều là học sinh lớp 12A1, trong đó có 4 học sinh địa chỉ thường trú tại Gia Lâm, Hà Nội).
Qua truy vết, toàn ngành giáo dục Bắc Ninh, có 511 người thuộc diện F1 và phải cách ly tập trung; 10.009 người diện F2 (cách ly tại nhà).
Các trường hợp F1, F2, F3 đều đã được khai báo y tế và được cách ly theo quy định.
Tại Vĩnh Phúc , tính đến 16h ngày 12/5, trên địa bàn tỉnh có 2 ca mắc Covid-19 là học sinh thuộc Trường THCS Hùng Vương (TP Phúc Yên) và Trường THPT Võ Thị Sáu (huyện Bình Xuyên). Cả 2 học sinh này cùng trú tại tổ 2, phường Hùng Vương, TP Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Cụ thể, bệnh nhân nữ Đ.T.C (BN 3569) là học sinh lớp 7, Trường THCS Hùng Vương, hiện được cách ly điều trị tại Bệnh viện Dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc.
Các trường hợp là F1 gồm giáo viên và học sinh Trường THCS Hùng Vương được tổ chức cách ly tập trung ngay tại trường từ ngày 12/5.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nữ Đ.T.H (BN 3570), học sinh lớp 12A5, Trường THPT Võ Thị Sáu, hiện được cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Vĩnh Phúc.
Trường THPT Võ Thị Sáu đã phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức rà soát các trường hợp tiếp xúc gần (F1) và các trường hợp thuộc diện F2; từ đó thực hiện các biện pháp theo dõi y tế, cách ly theo quy định.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Video đang HOT
Ngoài ra, còn có một thầy giáo của Trường THPT Phạm Công Bình (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) cũng vào diện F1 sau khi chở nhân viên quán bar Sunny trên xe taxi. Thầy giáo N.M.L. làm thêm ngoài giờ bằng nghề lái taxi.
Nhân viên này sau đó đã mắc Covid-19. Còn thầy L, hiện sau 2 lần xét nghiệm đều cho kết quả âm tình. Hiện, thầy giáo này đang được cách ly tại Bệnh viện Phúc Yên, TP Phúc Yên.
Còn ở Nam Định , có 2 trường học có học sinh mắc Covid-19, khiến tổng cộng 61 giáo viên và 88 học sinh tiếp xúc phải cũng phải cách ly tập trung. Cả 2 học sinh này đều là con của bệnh nhân 3126, gồm 1 nam sinh lớp 6 Trường THCS Cổ Lễ và 1 nữ sinh lớp 10 Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Trực Ninh, Nam Định).
Cụ thể, ngay trong đêm ngày 10/5, 48 giáo viên và học sinh Trường THCS Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, Nam Định) đã phải cách ly tập trung. Trong đó, có 40 học sinh (gồm 32 em cùng lớp với bệnh nhân, 8 em học lớp khác nhưng tiếp xúc gần) và 8 giáo viên.
Trước đó, 13 giáo viên trực tiếp dạy lớp 10A2 Trường THPT Lê Quý Đôn (huyện Trực Ninh, Nam Định) và 48 học sinh lớp này trong diện F1 cũng đã phải cách ly tập trung.
Học sinh ở các khối, lớp còn lại được hướng dẫn tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà.
Tại Hưng Yên , đến thời điểm hiện tại, ghi nhận 2 trường hợp học sinh mắc Covid-19, kéo theo đó là hơn 90 giáo viên và học sinh vào diện F1 đi cách ly tập trung.
Trường hợp thứ nhất là một học sinh lớp 7A của Trường THCS Tân Châu (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên).
Cả lớp 7A Trường THCS Tân Châu sau đó đã được cách ly tập trung. Số học sinh được cách ly là hơn 40 em.
Trường hợp thứ hai là em P.V.H (sống tại thôn Tử Lý, xã Đông Ninh, huyện Khoái Châu) là nam sinh Trường THPT Nguyễn Siêu.
Bệnh nhân là cháu nội ca bệnh 3450 và 3451, đã được Bộ Y tế công bố vào ngày 9/5. Trước đó, vào ngày 3/5, H. tiếp xúc 4 giáo viên và 49 bạn trong lớp.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Tại Lạng Sơn , chiều 13/5, 76 học sinh và 8 giáo viên của Trường THPT Hữu Lũng cũng được đưa đi cách ly tập trung, sau khi một nữ sinh của trường có kết quả dương tính với Covid-19.
Cụ thể, ngày 5/5, nữ sinh lớp 11 N.T.L. đi thi tại trường ở phòng thi số 17 (36 thí sinh, 8 giám thị coi thi). Khi đến trường, em L. tiếp xúc những bạn cùng lớp (38 trường hợp). Ngày 6/5, nữ sinh đi thi tại phòng thi số 17. Buổi trưa, em có ăn cơm tại phòng trọ và tiếp xúc 2 bạn khác tại khu nhà trọ gần trường.
Tại Bắc Giang , 57 học sinh và giáo viên Trường THCS Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) cũng phải đi cách ly tập trung sau khi một học sinh lớp 6A2 của trường dương tính với Covid-19.
Em N.H.C (học sinh lớp 6A2 Trường THCS Dĩnh Kế) là em ruột của một công nhân (F0) đang làm ở công ty thuộc KCN Vân Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang). Bước đầu xác định em C. có tiếp xúc với 40 bạn cùng lớp 6A2 và 17 cán bộ, giáo viên trong trường. Tất cả đã được cách ly tập trung tại Trường Tiểu học Dĩnh Kế từ chiều 13/5.
Tại Ninh Bình , một nữ giáo viên Trường Mầm non Bắc Sơn đã tiếp xúc với điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2, người được xác định dương tính với SARS-CoV-2. Vì thế tạm thời, 68 học sinh tiếp xúc với cô giáo này cũng đã được cách ly tại nhà để theo dõi.
Tại Đồng Nai , đến nay, có 2 học sinh là F1 của bệnh nhân dương tính với Covid-19 ở tỉnh này. Trong đó, 1 em là học sinh lớp 8/2 Trường THCS Lê Quý Đôn, em còn lại là học sinh lớp 5/4 Trường Tiểu học Lê Văn Tám (đều thuộc TP Long Khánh). Ngoài ra, các học sinh và giáo viên có tiếp xúc gần với ca F1 cũng phải thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày.
306 giáo viên ở 1 trường Cao đẳng thiếu chứng chỉ kỹ năng nghề
UBND TP Cần thơ vừa có Công văn đề nghị Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ tổ chức triển khai thực hiện các kiến nghị của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH).
Qua kiểm tra các điều kiện đảm bảo tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đã chỉ ra nhiều sai phạm về công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo và đội ngũ giáo viên của trường.
Tất cả giáo viên trường không có chứng chỉ kỹ năng nghề
Cụ thể, từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (tháng 3-2020) đến tháng 12-2020, trường không tuyển sinh được học sinh, sinh viên nào học ba ngành, nghề đào tạo trình độ Cao đẳng và 13 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp. Cạnh đó, từ năm 2017 đến 2020, trường tuyển sinh đạt tỉ lệ thấp nhiều ngành, nghề so với quy mô được cấp. Trong khi đó, có nhiều ngành, nghề đào tạo trường đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu hơn 10% (khoảng 262 học viên).
Đối với 15 chương trình đào tạo trường xây dựng, ban hành trước năm 2019, Hội đồng thẩm định của trường không đảm bảo theo quy định. Hiệu trường trường chưa quyết định ban hành chương trình đào tạo của chín ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng và sáu ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp.
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ tọa lạc trên đường Cách mạng tháng tám, quận Ninh Kiều. Ảnh: CHÂU ANH
Trường cũng chưa quy định việc cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành cho các sinh viên khi được xét tốt nghiệp của chín ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng. Đó là ngành Tài chính - ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Dịch vụ pháp lý, Công nghệ thông tin, Công nghệ thực phẩm, Chăn nuôi, Chế biến và bảo quản thủy sản, Bảo vệ thực vât và Dịch vụ thú y.
Đáng quan tâm, 306 giáo viên của trường không giáo viên nào có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành, trong đó, có ba giáo viên không đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và sáu giáo viên thỉnh giảng không có hồ sơ. Trường cũng chưa báo cáo việc thực hiện công khai các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp của 19 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng và 15 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp.
Từ các sai phạm qua kiểm tra, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị trường đẩy mạnh công tác thông tin, tư vấn để tăng cường tuyển sinh cho các ngành nghề nhà trường tuyển sinh đạt chỉ tiêu thấp. Trường hợp, nếu trường thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh phải lập hồ sơ đăng ký bổ sung theo quy định.
Đối với 262 học viên trường tuyển sinh vượt so với quy mô, Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp đề nghị trường lập hồ sơ đăng ký bổ sung gửi Tổng Cục trước ngày 15-3. Nếu quá thời gian trên, trường không thực hiện thì pahir có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phương án chuyển 262 học viên này sang trường khác có đủ điều kiện để tổ chức đào tạo, kiểm tra và xét tốt nghiệp.
Tổng Cục cũng đề nghị trường không bố trí các giáo viên chưa đạt chuẩn để giảng dạy 19 ngành, nghề đào tạo trình độ cao đẳng và 15 ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp. Đồng thời xây dựng kế hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ba giáo viên chưa đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và 306 giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề.
Trường xin được lập Hội đồng "xét chui"
Ông Nguyễn Thành Long, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ, cho biết ngày 22-2, trường đã đăng ký bổ sung về quy mô tuyển sinh nên 262 học viên tuyển sinh vượt chỉ tiêu sẽ vẫn tiếp tục theo học tại trường. Theo ông Long lý giải, hàng năm các trường sau khi tuyển sinh sẽ so với tổng quy mô sau đó đăng ký bổ sung với Tổng Cục để điều chuyển các giáo viên ở ngành không tuyển sinh được dạy cho các ngành tuyển sinh vượt.
Đối với các kiến nghị trong Thông báo của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đã có báo cáo giải trình gửi trong ngày 12-3. Cụ thể, đối với sáu giáo viên tại thời điểm kiểm tra không có hồ sơ, và ba giáo viên thiếu chuẩn nghiệp vụ sư phạm, ông Long cho hay những người này đều đã được bổ sung đầy đủ.
"Quy định của ngành là 25 học sinh/1 giáo viên, trong khi đó trường có 306 giáo viên, chỉ tiêu tuyển sinh cũng chỉ gần 2.100 học viên. Như vậy, ví dụ như bỏ khoảng 100 giáo viên chúng tôi cũng đủ năng lực, chứ bỏ sáu người này thì ăn thua gì. Đối với chứng chỉ sư phạm, trường tôi là nơi đào tạo cấp cho các nơi khác thì làm sao mà thiếu được, tại vì lúc đó kiếm hồ sơ không thấy" - ông Long trần tình.
Riêng đối với 306 giáo viên không có chứng chỉ kỹ năng nghề, ông Long khẳng định 15/19 ngành đào tạo của của trường chưa nơi nào trên cả nước có thể cấp giấy chứng nhận kỹ năng nghề.
Cũng theo ông Long, trong giải trình của trường, đơn vị nêu rõ đối với thực hiện đảm bảo trình độ giáo viên đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề theo quy định, hiện có 15 ngành nghề chưa có nơi nào đánh giá, cấp chứng chỉ nghề cho giáo viên. Do đó, trường đề nghị Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Sở LĐ-TB&XH TP Cần Thơ hỗ trợ trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, ôn thi và tổ chức Hội đồng thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia.
Trước mắt, chuẩn hóa cho 144 giáo viên cơ hữu của trường và cho giáo viên của các trường Cao đẳng, Trung cấp và các trung tâm dạy nghề trên địa bàn TP trong năm 2021 và các năm tiếp theo. Trường cũng xin đăng cai tổ chức địa điểm ôn thi chuẩn hóa và tổ chức Hội đồng thi đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho các đơn vị.
Nói thêm về vấn đề này, ông Long cho biết thực tế, rất nhiều ngành không có chứng chỉ kỹ năng nghề, do đó, thi là vấn đề không thể, lập Hội đồng chủ yếu là để "xét chui". Nghĩa là, xin chủ trương đặc cách để cấp chứng chỉ nghề cho các ngành nghề còn đang thiếu.
Trường Song ngữ quốc tế Học viện Anh Quốc UK Academy Hạ Long trồng hơn 100 cây xanh dịp đầu năm Thực hiện lời dạy của Bác "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân, ngày 13/3, Trường Song ngữ quốc tế Học viện Anh Quốc - UK Academy Hạ Long đã tổ chức trồng cây đầu năm 2021. Giáo viên và học sinh trường Song ngữ quốc tế Học viện Anh Quốc - UK Academy Hạ Long...