Hàng nghìn dữ liệu vân tay được tìm thấy trên mạng
Dữ liệu cho thấy các đặc điểm quan trọng của 76.000 dấu vân tay.
Một máy chủ web chứa các bản ghi của khoảng 76.000 dấu vân tay đã bị phát tán trên mạng internet. Điều đáng nói là toàn bộ dữ liệu vân tay này không được bảo mật, cũng như địa chỉ email và số điện thoại của nhân viên, do công ty Antheus Tecnologia của Brazil thu thập được.
Cơ sở dữ liệu, chứa gần 2,3 triệu điểm dữ liệu, đa phần là nhật ký truy cập máy chủ, hiện đã được bảo mật, theo Anurag Sen, nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện của mình. Dữ liệu vân tay được lưu trữ dưới dạng luồng dữ liệu nhị phân, là một chuỗi gồm các số và số 0. Ông Sen cho biết dữ liệu đó có thể phục vụ những mục đích xấu như chuyển dấu vân tay thành hình ảnh sinh trắc học.
Và ngay cả khi họ không thể tìm ra cách sử dụng dữ liệu cho mục đích xấu vào lúc này, điều đó sẽ thay đổi khi công nghệ tiến bộ, Sen chia sẻ.
“Có thể trong tương lai họ sẽ tìm cách khai thác nó”, Sen nói. “Dấu vân tay là điều tồn tại vĩnh viễn theo suốt cuộc đời mỗi người.”
Antheus Tecnologia cho biết dấu vân tay không phải của khách hàng, và thông tin bị lộ là dữ liệu có sẵn công khai được sử dụng để thử nghiệm. “Không có dữ liệu nhạy cảm trên máy chủ này”, người phát ngôn nói trong một tuyên bố.
Công ty cho biết họ đã lấy được dấu vân tay từ nhóm phát triển của riêng mình và một bộ dữ liệu từ NIST, một phát ngôn viên cho biết. Antheus Tecnologia cũng cho biết họ đã can thiệp kịp thời để ngăn chặn các tin tặc không thể mã hóa để có được hình ảnh gốc.
Nghiên cứu này là một ví dụ khác về việc cơ sở dữ liệu bị lộ, một vấn đề đang xảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt là khi các công ty chuyển dữ liệu cá nhân lên lưu trữ đám mây từ máy chủ của họ, nhân viên CNTT thiếu kinh nghiệm thường vô tình thoát khỏi cơ sở dữ liệu trên web mà không cài mật khẩu.
Bảo vệ mật khẩu không phải là cách duy nhất để giữ an toàn cho cơ sở dữ liệu đám mây. Một tính năng mới từ nhà sản xuất phần mềm MongoDB cho phép các nhà quản lý cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu được mã hóa trên đám mây.
Một ví dụ điển hình đó là vào năm 2015, Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ đã bị các tin tặc đánh cắp dữ liệu kiểm tra lý lịch của nhân viên liên bang, bao gồm hơn 1 triệu dấu vân tay.
Theo Nghe Nhìn VN
Nỗi ám ảnh mã QR màu đỏ
Biện pháp kiểm soát để hạn chế dịch bệnh của Trung Quốc có hiệu quả những cũng tồn tại mặt trái gây tranh cãi.
Khi Trung Quốc khuyến khích người dân quay trở lại làm việc bất chấp sự bùng phát của Covid-19, họ đã bắt đầu một thử nghiệm táo bạo trong việc sử dụng dữ liệu để điều chỉnh cuộc sống của công dân. Mọi công dân được yêu cầu sử dụng phần mềm trên smartphone để biết liệu họ có nên bị cách ly hoặc không được phép vào tàu điện ngầm, trung tâm thương mại và các không gian công cộng khác.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo phân tích mã nguồn phần mềm từ New York Times, hệ thống này không chỉ theo dõi theo thời gian thực những người có nguy cơ lây nhiễm. Dường như nó cũng chia sẻ thông tin với cảnh sát, thiết lập một khuôn mẫu cho các hình thức kiểm soát xã hội tự động mới tiếp tục được áp dụng rất lâu sau khi dịch bệnh lắng xuống.
Mỗi người thành một mã QR
Hệ thống Sức khỏe Alipay được ứng dụng đầu tiên ở thành phố Hàng Châu. Đây là dự án của chính quyền địa phương với sự giúp đỡ của Ant Financial, công ty thuộc cùng tập đoàn với Alibaba. Mọi người ở Trung Quốc sẽ phải đăng ký thông qua ứng dụng ví Alipay, và được chỉ định một mã màu - xanh lá cây, vàng hoặc đỏ - cho biết tình trạng sức khỏe của họ. Theo Ant, hệ thống này đã được sử dụng ở 200 thành phố và đang được triển khai trên toàn quốc.
Cả công ty và các quan chức Trung Quốc đều không giải thích chi tiết hệ thống này phân loại người có nguy cơ lây nhiễm như thế nào. Đây chính là điểm gây ra sự sợ hãi và hoang mang với những người được lệnh tự cô lập và hề không biết lý do tại sao.
Người dân Trung Quốc quét mã QR, quét nhanh nhiệt độ trước khi đi vào chợ ở Côn Minh.
Việc chia sẻ dữ liệu cá nhân với chính quyền làm xói mòn thêm ranh giới mỏng manh ngăn cách những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc với chính quyền.
Phân tích của New York Times cho thấy ngay khi người dùng cấp quyền cho phần mềm truy cập vào dữ liệu cá nhân, nó lập tức gửi vị trí của người dùng, tên thành phố và mã số nhận dạng cho máy chủ. Trong giao diện phần mềm không hề nói tới việc gửi dữ liệu cho cảnh sát, nhưng tên của mã thực thi lại nhắc tới điều đó. Tân Hoa Xã và tài khoản chính thức của cảnh sát giải thích các cơ quan thực thi pháp luật là một đối tác quan trọng trong sự phát triển của hệ thống.
Mặc dù việc chia sẻ dữ liệu giữa các công ty Internet Trung Quốc với chính quyền đã có thông lệ, đây là lần hiếm hoi sự chia sẻ trực tiếp như thế.
"Sự bùng nổ của nCov cũng là một trong những dấu mốc trong lịch sử mở rộng giám sát hàng loạt ở Trung Quốc," bà Maya Wang, nhà nghiên cứu nhân quyền Trung Quốc nhận xét.
Khách đi tàu điện tại Hàng Châu phải trình thẻ QR có màu xanh mới được lên phương tiện.
Những ngày đầu của dịch bệnh dường như phơi bày giới hạn của hệ thống giám sát tại Trung Quốc. Họ không thể dễ dàng giám sát toàn bộ dân số. Các hệ thống nhận diện khuôn mặt dễ dàng bị đánh bại khi mọi người đeo khẩu trang. Đáp lại, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực để đảm bảo công dân để lại dấu vết kỹ thuật số bất cứ nơi nào họ đi.
Trên khắp đất nước, tại các nhà ga và bên ngoài các tòa chung cư đều có người ghi lại tên người, số chứng minh thư, thông tin liên lạc và thông tin chi tiết về chuyến đi gần đây. Ở một số thành phố, người dân phải đăng ký số điện thoại của họ trong một ứng dụng để sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Mã xanh - được phép thông hành. Mã đỏ - lập tức báo cáo.
Nội dung băng rôn hướng dẫn sử dụng mã QR.
Sau khi người dùng điền vào biểu mẫu trên Alipay bằng các thông tin cá nhân, phần mềm sẽ tạo mã QR bằng một trong ba màu. Mã màu xanh lá cây cho phép chủ sở hữu của nó di chuyển không bị hạn chế. Một người có mã màu vàng có thể được yêu cầu ở nhà trong bảy ngày. Màu đỏ có nghĩa là cách ly hai tuần.
Tại Hàng Châu, gần như không thể đi lại mà không hiển thị mã Alipay của bạn. Biểu ngữ tuyên truyền nhắc nhở mọi người về các quy tắc: "mã Xanh, đi lại tự do. Đỏ hoặc vàng, báo cáo ngay."
Hệ thống quyết định màu như thế nào?
Những người tạo ra Hệ thống Sức khỏe Alipay cho biết họ sử dụng big data để đưa ra kết luận tự động về việc liệu một người có nguy cơ lây nhiễm hay không.
Cách kiểm soát này đã tạo nên nhiều tình huống căng thẳng. Hai nhân viên bảo vệ ở ga tàu điện ngầm cho biết nhiều hành khách lớn tuổi, khó chịu vì bị kiểm tra điện thoại, đã chửi bới và mắng họ. Khi một người đàn ông trung niên cố gắng chạy qua, một người bảo vệ phải ngăn ông ta lại. Tranh thủ lúc đó, những người khác đi nhanh qua luôn mà không đưa máy ra để kiểm tra mã.
Trong một cuộc họp báo ngày 24/2, các quan chức nói rằng hơn 50 triệu người đã đăng ký mã số y tế ở tỉnh Chiết Giang, tương đương gần 90% dân số tỉnh Trong số đó, có 98,2% nhận mã màu xanh lá cây, có nghĩa là gần một triệu người có mã màu vàng hoặc đỏ.
Trước mỗi chung cư cũng có một trạm kiểm soát mã QR. Ảnh: SCMP.
Một trang web chính thức thông tin về hệ thống cho biết mã màu vàng hoặc đỏ có thể hiển thị trên máy của những người đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, đã đi vào các vùng dịch hoặc từng khai báo có các triệu chứng. Điều này cho thấy hệ thống dựa trên thông tin tổng hợp về các trường hợp đã nhiễm virus và dữ liệu do chính phủ nắm giữ về việc đặt máy bay, xe lửa và xe buýt.
Tuy nhiên, mỗi lần quét mã tại một điểm kiểm tra sức khỏe, vị trí hiện tại dường như cũng gửi đến các máy chủ. Điều này có thể cho phép chính quyền theo dõi hướng di chuyển của người dân qua một thời gian.
Ant Financial từ chối trả lời câu hỏi về cách hệ thống hoạt động, cho biết các quy tắc và kiểm soát dữ liệu là do chính phủ đặt ra. Alipay có 900 triệu người dùng trên khắp Trung Quốc. Tencent, công ty sở hữu ứng dụng nhắn tin WeChat với hơn 1 tỷ người dùng hàng tháng cũng đã làm việc với chính quyền để xây dựng hệ thống mã y tế.
Trên biển thông tin đặt ở ga tàu điện ngầm, người dân có thể quét mã QR để tải về ứng dụng thông tin y tế.
Leon Lei, 29 tuổi, đã đăng ký mã số Alipay trước khi rời quê để trở lại làm việc tại Hàng Châu. Lúc đầu, mã của anh có màu xanh. Nhưng 1 ngày trước khi anh khởi hành, nó chuyển sang màu đỏ và anh không biết tại sao. Quê của Lei không ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm bệnh dù nằm cạnh tỉnh Hồ Bắc, tâm dịch Covid-19.
Trên đường đến Hàng Châu, anh bị chặn không được ra khỏi cao tốc ở 2 lối thoát đầu tiên, khi sĩ quan ở đường ra nhìn thấy mã màu đỏ. Chỉ ở lối ra thứ ba, anh mới được phép ra khỏi cao tốc.
"Những quy tắc không được công khai. Cách thức gán mã màu đỏ hoặc màu vàng không được công khai. Và không có cách nào rõ ràng để làm cho mã của bạn chuyển sang màu xanh", Lei chia sẻ.
Liệu có sự phân biệt đối xử?
Mạng xã hội nhanh chóng tràn ngập những lời kêu ca về hệ thống này. Vanessa Wong, 25 tuổi, làm việc tại Hàng Châu nhưng đang bị mắc kẹt nhiều tuần tại quê nhà ở tỉnh Hồ Bắc. Cô không có triệu chứng gì, nhưng mã sức khỏe của cô là màu đỏ. Cả sếp của cô và nhà trọ của cô ở Hàng Châu đều yêu cầu mọi người phải có mã xanh mới được trở lại.
Cho đến nay, cô không biết khi nào mã của mình mới thành màu xanh. Suy luận hợp lý nhất của Wong là cô nhận mã màu đỏ vì ở Hồ Bắc. Nếu như vậy, hệ thống có lẽ đang khuyến khích việc phân biệt đối xử dựa trên địa lý.
"Mã xanh - được thông hành. Mã đỏ - lập tức báo cáo", những băng rôn như thế này được giăng lên để mọi người đều được thấy.
"Hệ thống phân chia mọi người dựa trên nơi họ ở. Đó chẳng phải sự phân biệt đối xử hay sao", Wong chia sẻ.
Các quan chức Hàng Châu thừa nhận sự bất ổn mà hệ thống đã gây ra. Trong một cuộc họp báo gần đây, họ kêu gọi công dân báo cáo những sự cố hay thiếu chính xác cho chính quyền.
"Ngay cả khi một mã màu vàng hoặc đỏ xuất hiện, đừng vội lo lắng", ông Tu Dongshan, Phó bí thư thành ủy Hàng Châu cho biết.
Hệ thống phân chia mọi người dựa trên nơi họ ở. Đó chẳng phải sự phân biệt đối xử hay sao?
Vanessa Wong, mắc kẹt tại quê nhiều tuần vì có mã QR màu đỏ.
Khi dịch bệnh chưa kết thúc, người Trung Quốc vẫn cảm thấy an tâm hơn khi dùng các biện pháp công nghệ để phòng ngừa, dù thỉnh thoảng chúng không thực tế và thiếu chính xác. Doo Wang, 26 tuổi, cho biết mã của cô có màu đỏ trong một ngày trước khi nó bất ngờ đổi thành màu xanh mà không biết tại sao, kể cả khi gọi đường dây nóng hỗ trợ. Tuy nhiên, cô vẫn chấp nhận hệ thống này.
"Sẽ thật điên rồ nếu chúng ta phải sử dụng nó mãi mãi. Tuy nhiên, đối với dịch bệnh thì nó lại hiệu quả", Wang chia sẻ.
Nói về những lo ngại quyền riêng tư, Wang nhún vai.
"Alipay vốn đã có tất cả dữ liệu của chúng tôi. Vậy thì còn phải lo sợ cái gì nữa".
Theo Zing
Tất cả những gì bạn cần biết về chuẩn Wi-Fi 6 mới nhất Bạn có lẽ đã bắt gặp cụm từ Wi-Fi 6 một số lần trong vài tháng qua. Wi-Fi 6 (IEEE 802.11 AX) là chuẩn không dây mới giống như 5G là chuẩn mạng mới. Bài viết này sẽ cố gắng giải thích tất cả những gì bạn cần biết về chuẩn không dây mới theo cách đơn giản nhất có thể. Wi-Fi 6...