Hàng ngàn sản phẩm thuốc tây không rõ nguồn gốc bị phát hiện thu giữ
Công an tỉnh Đắk Lắk kiểm tra, phát hiện hàng ngàn sản phẩm thuốc tây không rõ nguồn gốc đang được đưa đi tiêu thụ tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Công an Đắk Lắk kiểm kho thuốc tây không rõ nguồn gốc
Ngày 3/11, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, các đội nghiệp vụ của đơn vị vừa phát hiện đường dây tiêu thụ hàng ngàn sản phẩm thuốc tây, dịch truyền, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Trước đó, vào khoảng 10 giờ ngày 2/11, tổ công tác của Đội Chống buôn lậu (Phòng Cảnh sát Kinh tế) bắt quả tang Dương Hồng Quân (20 tuổi, trú xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang chở 3 thùng thực phẩm chức năng mang nhãn mác thuốc ho Bảo Thanh đi giao cho khách không rõ nguồn gốc. Thời điểm kiểm tra, đối tượng Quân không xuất trình được hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc hợp pháp của 3 thùng thực phẩm chức năng trên.
Tại cơ quan công an, đối tượng Quân khai nhận đã vận chuyển số thực phẩm chức năng từ kho thuốc của ông Dương Đăng Quang (40 tuổi, nằm trên đường Nguyễn Khuyến, TP. Buôn Ma Thuột) tới bán cho bà Nguyễn Thị Kim Cúc (54 tuổi, trú đường Hồ Tùng Mậu, TP.Buôn Ma Thuột). Qua lời khai của Quân, Đội Chống buôn lậu đồng loạt kiểm tra 2 kho thuốc trên và phát hiện hàng ngàn sản phẩm thuốc tây, dịch truyền, thực phẩm chức năng.
Video đang HOT
Tại kho thuốc tây của bà Cúc, lực lượng công an phát hiện tổng cộng trên 3.500 sản phẩm gồm thuốc, dịch truyền, vật tư y tế. Tại kho của ông Quang, có gần 200 thùng chứa hàng ngàn sản phẩm như thuốc ho mang nhãn mác Bảo Thanh và các loại thực phẩm chức năng. Bà Cúc và ông Quang không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.
TẤN LỘC
Theo nongnghiep
Trưởng ấp bị chủ tịch xã ép ký khống để lấy tiền trả nợ
Chỉ vì sợ bị truy cứu trách nhiệm, các trưởng ấp đồng loạt "bật mí" về việc bị chủ tịch UBND xã yêu cầu ký khống hồ sơ chứng từ với tổng số tiền 180 triệu đồng.
Việc nhờ ký khống này do người tiền nhiệm để lại khoản nợ bên ngoài nhưng không có nguồn nào khác lấp vào nên yêu cầu các trưởng ấp ký khống để chứ không tư túi?!
Ông Võ Thành Ngộ, nguyên Trưởng ấp Phú Hòa, xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang cho biết khi còn là trưởng ấp, đầu năm 2018, ông Trần Minh Hòa - Chủ tịch UBND xã Tân Hội - mời ông cùng với 8 trưởng ấp khác lên trụ sở làm việc để nhờ ký một số hóa đơn, chứng từ liên quan đến các khoản chi cho việc phục vụ công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
"Chín trưởng ấp vào làm việc riêng và ông nhờ ký dùm để xã có chứng từ thanh quyết toán cho các mục của nông thôn mới. Không biết ký cái gì luôn. Giờ anh em cứ phập phồng hoài vì không biết mình ký cái gì"- ông Ngộ lo lắng.
Còn ông Hồ Thành Công, nguyên Trưởng ấp Tân Hồng, cho biết: Ông được chủ tịch xã mời vào phòng làm việc ký giùm hơn chục các loại giấy tờ mà không biết là giấy gì. "Xã có nhờ ký dùm và nghe nói là để xã quyết toán, mình cũng không biết số tiền là bao nhiêu"- ông Công nói.
Điều lạ là các trưởng ấp đều không biết rõ các hóa đơn, chứng từ này chi cụ thể cho những công việc gì và số tiền ký nhận là bao nhiêu nhưng nể cấp trên nên họ ký nhận 20 triệu đồng và mỗi vị trưởng ấp được nhận 1 triệu đồng gọi là hỗ trợ chi phí đi lại.
Đem những thông tin trên hỏi ông Trần Minh Hòa, đương kim chủ tịch UBND xã Tân Hộivà ông Hòa nhìn nhận có việc nhờ các trưởng ấp ký nhận vào các hóa đơn, chứng từ chi cho việc hỗ trợ xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Ông Hòa Lý giải nguyên nhân là do nhiệm kỳ trước, UBND xã Tân Hội có thiếu nợ bên ngoài số tiền 150 triệu đồng. Khi ông về nhận chức chủ tịch UBND xã, không có nguồn nào để lấp vào nên ông mới nghĩ ra cách nhờ các trưởng ấp ký nhận để hợp thức hóa chứng từ nhằm lấy tiền để trả nợ chứ không phải lấy tiền tư túi riêng. "Cái này do trước để lại. Mấy ảnh nợ thì buộc tôi phải quyết toán nên phải hợp thức hóa chứng từ để trả cho trên"- ông Hòa nói.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Đức, Chủ tịch UBND huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang cho biết có nghe việc UBND xã Tân Hội bị thâm hụt ngân sách và thiếu nợ bên ngoài số tiền 150 triệu đồng và huyện đã chỉ đạo xã tiết kiệm chi tiêu để dành tiền trả nợ. "Tuy nhiên Chủ tịch xã Tân Hội cho các trưởng ấp ký khống như thế là sai nguyên tắc tài chính cũng như không tuân thủ theo chỉ đạo của cấp trên", ông nói.
Cũng theo ông Đức, số tiền mà xã thâm hụt là do liên quan đến việc mua bán nền nhà ở khu dân cư Đập Đá của lãnh đạo xã giai đoạn trước. "Quan điểm của huyện là nếu anh thâm hụt, nợ thì phải tiết kiệm để trả. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại". Ông Đức khẳng định sau khi tiếp nhận thông tin này, huyện sẽ cho lập đoàn đi kiểm tra và thanh tra đột xuất việc thu chi ngân sách của UBND xã Tân Hội nếu thấy có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
THẤT SƠN
Theo PLO
Vụ "tham ô tài sản" tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu: Nguyên kế toán "xin" hóa đơn, "mượn" tài khoản để... chiếm đoạt tiền Liên quan đến vụ "tham ô tài sản" tại Trường THPT Chuyên Bạc Liêu, nguyên kế toán trường này được xác định đã "xin" hóa đơn, chứng từ và "mượn" tài khoản người thân để chuyển tiền thanh toán khống vào để thực hiện việc chiếm đoạt. Từ số tiền "trên trời" rơi vào tài khoản người thuê mặt bằng... Theo tài liệu...