Hàng ngàn người biểu tình ở Serbia phản đối dự án khai thác lithium
Ngày 10/8, hàng chục nghìn người đã tập trung tại trung tâm Belgrade để biểu tình yêu cầu dừng dự án khai thác lithium ở Tây Serbia vì lo ngại dự án này có thể gây ô nhiễm đất và nguồn nước ở khu vực.
Truyền thông nước này cho biết, hàng chục nghìn người biểu tình ở các con phố dẫn đến quảng trường trung tâm để biểu tình phản đối việc khai thác lithium. Các quan chức chính phủ cáo buộc các cuộc biểu tình có động cơ chính trị và được thực hiện để lật đổ Tổng thống Aleksandar Vucic và chính phủ của ông.
Trước đó, tổng thống Vucic cho biết chính quyền đã nhận được thông tin từ Nga về một cuộc đảo chính đang được lên kế hoạch ở Serbia. Tuyên bố của nhà lãnh đạo được đưa ra 1 ngày trước cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô của quốc gia này.
Hàng ngàn người biểu tình ở Serbia phản đối dự án khai thác lithium (Ảnh: Reuters).
Tháng trước, Serbia đã cấp lại giấy phép cho Tập đoàn Rio Tinto để phát triển mỏ lithium lớn nhất châu Âu, sau hai năm bị dừng lại do các lo ngại được cảnh báo từ các nhóm bảo vệ môi trường.
Quyết định này đã tạo ra làn sóng phẫn nộ, dẫn tới các cuộc biểu tình trên toàn quốc tại nhiều khu vực trên khắp Serbia. Những người biểu tình đã đưa ra cho chính phủ một thời hạn để cấm việc thăm dò và khai thác lithium, thời hạn này đã hết hạn vào 10/8.
Video đang HOT
Nếu được triển khai, dự án lithium trị giá 2,4 tỷ USD có thể đáp ứng 90% nhu cầu lithium hiện tại của châu Âu và đưa tập đoàn Rio Tinto trở thành một trong những nhà sản xuất lithium hàng đầu thế giới.
Lithium là kim loại có giá trị, cần thiết trong sản xuất pin xe điện và thiết bị di động, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp ngành công nghiệp ô tô chuyển sang sản xuất xanh. Các quan chức chính phủ cho biết mỏ lithium sẽ thúc đẩy nền kinh tế Serbia nhưng các nhà môi trường cho rằng cái giá phải trả sẽ quá cao.
Vào ngày 19/7, Tổng thống Vucic, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Ủy viên năng lượng EU Maros Sefcovic đã ký một thỏa thuận cho phép các nhà sản xuất từ các quốc gia thành viên EU tiếp cận các nguyên liệu thô được khai thác tại Serbia, bao gồm cả lithium.
EU và Serbia ký hiệp ước lithium mang tính bước ngoặt
EU và Serbia đã ký một thỏa thuận quan trọng về khai thác mỏ lithium, bất chấp sự phản đối từ các nhà hoạt động môi trường.
Thỏa thuận này mở ra cơ hội lớn cho Serbia và giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Đức Olaf Scholz (trái) và Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić tại cuộc họp báo chung ở Belgrade. Ảnh: PAP (hãng thông tấn Ba Lan)
Theo hãng thông tấn Đức DPA, Liên minh châu Âu (EU) và Serbia vừa ký một thỏa thuận mang tính bước ngoặt về hợp tác khai thác mỏ lithium quan trọng, với sự hiện diện của Thủ tướng Đức Đức Olaf Scholz tại Belgrade, bất chấp sự phản đối từ các nhà hoạt động môi trường.
Cụ thể, Thủ tướng Scholz, Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić và Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Maro efčovič đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược trị giá hàng tỷ euro để khai thác lithium ở phía Tây Bắc Serbia.
Lithium, một khoáng chất thiết yếu trong sản xuất pin tái tạo, đã trở thành một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên được săn đón nhiều nhất thế giới trong những thập kỷ gần đây. Thung lũng Jadar của Serbia được cho là có trữ lượng lithium lớn nhất châu Âu.
Các nhà bảo vệ môi trường lo ngại rằng mỏ này có thể gây ô nhiễm nguồn nước quan trọng và ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương.
Tuy nhiên, Thủ tướng Scholz khẳng định rằng dự án sẽ tuân thủ "tiêu chuẩn cao nhất" về bảo vệ môi trường. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ hỗ trợ và đảm bảo rằng các tiêu chuẩn môi trường được thực hiện".
Về phần mình, ông efčovic gọi việc ký kết hiệp ước là một "ngày lịch sử" và cho rằng nó có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Serbia và EU. Serbia đã chính thức trở thành ứng cử viên gia nhập EU từ năm 2012, nhưng quan hệ giữa hai bên đã gặp khó khăn trong những năm gần đây do mối quan hệ với Nga và Trung Quốc.
Trong khi đó, Tổng thống Vučić cũng ca ngợi thỏa thuận này và gọi đây là "bước ngoặt và bước nhảy vọt cho tương lai".
Giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc
Thủ tướng Scholz coi thỏa thuận với Serbia là cơ hội để giảm sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc như một nguồn cung cấp nguyên liệu thô quan trọng.
Thủ tướng Đức đã đến Belgrade sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu tại Anh. Ông được Tổng thống Vučić chào đón tại sân bay với máy bay chiến đấu Serbia hộ tống.
Đối với Belgrade, quan hệ đối tác này có thể giúp định vị nền kinh tế Serbia là trụ cột chính của quá trình chuyển đổi xanh của châu Âu, mang lại doanh thu, đầu tư và việc làm. Ông Vučić cho biết, hiệp ước này có thể có giá trị lên tới 6 tỷ euro (6,5 tỷ đô la). Tập đoàn khai thác mỏ khổng lồ của Australia Rio Tinto ước tính khu vực này có thể sản xuất tới 58.000 tấn lithium mỗi năm, đủ để sản xuất 1,1 triệu xe điện, tương ứng với khoảng 17% tổng sản lượng của châu Âu.
Các nhà sản xuất ô tô như Mercedes-Benz và Stellantis hiện đang đàm phán với Rio Tinto về cổ phần trong dự án này. Trung Quốc cũng quan tâm đến các mỏ lithium của Serbia. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Belgrade vào tháng 5 năm nay.
Sự phản đối của các nhà hoạt động địa phương
Dự án lithium đã gây ra nhiều tranh cãi tại Serbia. Chính trị gia đối lập Aleksandar Jovanović Ćuta, người đã lãnh đạo một số cuộc biểu tình vì môi trường, gọi thỏa thuận này là "bản án tử hình" cho khu vực. Các nhà hoạt động môi trường cũng đã lên kế hoạch biểu tình trước dinh tổng thống ở Belgrade trong buổi lễ, nhưng khu vực này đã bị phong tỏa.
Văn phòng Thủ tướng Đức cho rằng sự tham gia của các công ty Đức là cách tốt nhất để đảm bảo mỏ khai thác thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, mỏ này cũng phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý khi Tòa án Hiến pháp Serbia gần đây đã hủy bỏ lệnh cấm tạm thời đối với việc phát triển dự án.
Thị trường lithium Trung Quốc sẽ có xu hướng tăng trong dài hạn Chủ tịch Li Liangbin của Ganfeng Lithium, một nhà cung cấp kim loại lớn để sản xuất pin của Trung Quốc, cho biết, ngành khai thác lithium của nước này sẽ được hưởng lợi bởi xu hướng nhu cầu tăng mạnh trong dài hạn. Bên trong công ty Xinwangda ở Nam Kinh, nơi sản xuất pin lithium cho ô tô điện và các...