Hàng loạt website tiền mã hóa phổ biến bị tấn công
Các website tiền mã hóa phổ biến bị tấn công giả mạo ( phishing attack), lừa người dùng kết nối tới địa chỉ ví MetaMask của họ ngay trên trang web.
Ví điện tử là phần mềm mã hóa có thể được truy cập bằng điện thoại hoặc qua trình duyệt. Các trang web dữ liệu tiền điện tử phổ biến như CoinGecko, Etherscan, DeFi Pulse cùng một số website khác là mục tiêu của đợt tấn công này.
Theo CoinDesk, cuộc tấn công lừa đảo, dưới dạng cửa sổ quảng cáo popup, dẫn link tới một tên miền trông giống như Bored Ape Yatch, dự án NFT đình đám, với biểu tượng đầu lâu vượn. Hiện tên miền này (nftapes.win) đã bị vô hiệu hóa.
Bobby Ong, nhà sáng lập CoinGecko cho biết, họ đang điều tra nguyên nhân của vụ tấn công để vá lỗi. Ong cũng cho rằng sự cố là do script quảng cáo độc hại của Coinzilla, một mạng lưới quảng cáo tiền điện tử.
Video đang HOT
“Sự việc nhiều khả năng gây ra bởi một quảng cáo độc hại của Coinzilla, một mạng lưới quảng cáo crypto và hiện tại chúng tôi đã vô hiệu hóa nó. Công ty cũng đang theo dõi sát sao tình hình”, Ong cho hay.
Trong khi đó, trang Etherscan nhanh chóng yêu cầu người dùng không xác nhận bất cứ giao dịch nào xuất hiện trên website.
Năm ngoái, công ty bảo mật Check Point Research phát hiện một cuộc tấn công giả mạo sử dụng các quảng cáo của Google nhằm đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng hoặc lừa họ đăng nhập vào ví của kẻ tấn công để thực hiện các cuộc giao dịch.
Một vụ tấn công giả mạo khác nhắm vào OpenSea vào tháng 2 vừa qua đã đánh cắp số NFT trị giá 1,7 triệu USD.
Lộ diện malware có khả năng 'trộm' private key của ví Metamask, bán hẳn trên darkweb với giá chỉ 3,2 triệu đồng
Có tới 40 loại ví tiền điện tử dựa trên trình duyệt, cùng với các tiện ích mở rộng xác thực hai yếu tố (2FA) phổ biến, bị Mars Stealer đưa vào tầm ngắm"
Trái ngược với các ví lạnh, khả năng bảo mật chưa bao giờ là điểm mạnh của các loại ví tiền điện tử dựa trên trình duyệt để lưu trữ Bitcoin (BTC), Ether (ETH) và các loại tiền điện tử khác.
Đáng nói, sự xuất hiện của phần mềm độc hại (malware) sau đây đang khiến độ bảo mật của các các ví tiền điện tử hoạt động dưới dạng tiện ích mở rộng của trình duyệt thông dụng như MetaMask, Binance Chain Wallet hoặc Coinbase Wallet ngày càng trở nên mong manh hơn.
Được các nhà phát triển đặt tên là Mars Stealer, malware này là một bản nâng cấp mạnh mẽ của trojan Oski, vốn từng được sử dụng để ăn cắp thông tin của người dùng vào năm 2019, theo nhà nghiên cứu bảo mật 3xp0rt.
Theo đó, Mars Stealer sở hữu khả năng khá bá đạo khi có thể đánh cắp được khóa cá nhân (private key) của người dùng. Đáng chú ý, có tới 40 loại ví tiền điện tử dựa trên trình duyệt, cùng với các tiện ích mở rộng xác thực hai yếu tố (2FA) phổ biến, bị Mars Stealer đưa vào tầm ngắm". Trong số này có thể kể đến các cái tên như MetaMask, Nifty Wallet, Coinbase Wallet, MEW CX, Ronin Wallet, Binance Chain Wallet và TronLink..
Theo các chuyên gia bảo mật, phần mềm độc hại nói trên có thể nhắm mục tiêu là các tiện ích mở rộng trên các trình duyệt dựa trên nhân Chromium (ngoại trừ Opera). Điều này có nghĩa, một số trình duyệt phổ biến nhất như Google Chrome, Microsoft Edge và Brave đã lọt vào danh sách. Ngoài ra, trong khi an toàn trước các cuộc tấn công dành riêng cho tiện ích mở rộng, Firefox và Opera cũng dễ bị tấn công bằng phương thức chiếm đoạt thông tin xác thực.
Theo CoinTelegraph, Mars Stealer có thể được phát tán qua nhiều kênh khác nhau như các website chia sẻ dữ liệu, các trang torrent hay bất kỳ trình tải xuống mờ ám nào khác.
Một điểm rất đáng ngạc nhiên, là sau khi xâm nhập thành công vào hệ thống, điều đầu tiên Mars Stealer làm là kiểm tra ngôn ngữ của thiết bị. Theo đó, nếu nó khớp với ID ngôn ngữ của các quốc gia như Kazakhstan, Uzbekistan, Azerbaijan, Belarus hoặc Nga, phần mềm sẽ rời khỏi hệ thống mà không có bất kỳ hành động xấu nào.
Đối với phần còn lại của thế giới, Mars Stealer nhắm mục tiêu vào một tệp chứa thông tin nhạy cảm như thông tin địa chỉ và khóa cá nhân của ví tiền điện tử. Sau đó, nó rời khỏi hệ thống bằng cách xóa bất kỳ sự hiện diện nào sau khi hành vi trộm cắp hoàn tất. Tin tặc hiện đang bán Mars Stealer với giá cực rẻ, chỉ140 USD trên các diễn đàn darkweb. Điều này có nghĩa, bất kì kẻ có ý đồ xấu nào đều có thể tiếp cận và sử dụng malware này.
Được biết, người dùng giữ tài sản tiền điện tử của họ trên ví dựa trên trình duyệt hoặc sử dụng tiện ích mở rộng trình duyệt như Authy để sử dụng xác thực 2 lớp (2FA) được cảnh báo là nên thận trọng khi tải xuống hoặc nhấp vào các liên kết đáng ngờ.
Chuyên gia bảo mật cảnh báo: Dùng Metamask chơi coin rác, người dùng dễ mất sạch tiền vì một lý do khó ngờ Dù phổ biến trong cộng đồng người đầu tư tiền số nhờ khả năng bảo mật, thời gian gần đây đang có hàng loạt người dùng thông báo về sự cố mất tiền trong ví Metamask của họ. Cùng với việc thị trường tiền số trở nên sôi động, nạn ăn trộm tiền ảo người dùng cũng diễn ra ngày càng phổ biến...