Hàng loạt ứng dụng dính nghi vấn đánh cắp thông tin tài khoản ngân hàng, tiền điện tử, người dùng smartphone nên gỡ gấp!
Nếu phát hiện smartphone của mình có các ứng dụng sau đây, bạn nên gỡ bỏ chúng ngay lập tức để tránh những thiệt hại về tiền bạc.
The Record dẫn nguồn tin từ hãng bảo mật di động ThreatFabric cho biết, hơn 300.000 người dùng Android đã bị nhiễm trojan đánh cắp tài khoản ngân hàng sau khi cài đặt các ứng dụng từ Play Store ( CH Play) của Google.
Mã độc này ẩn mình bên trong các ứng dụng như trình quét mã QR, PDF, công cụ bảo mật, ứng dụng thể dục và trình xác thực hai yếu tố. Tuy nhiên, bên cạnh tính năng mà nhà phát triển cung cấp, các ứng dụng này cũng bao gồm một mô-đun đặc biệt được gọi là “trình tải”.
Hơn 300.000 người dùng Android đã bị nhiễm trojan đánh cắp tài khoản ngân hàng sau khi cài đặt 11 ứng dụng từ Google Play Store (CH Play)
Trong lĩnh vực an ninh mạng, “trình tải” được hiểu là những phần mềm độc hại nhỏ được ẩn bên trong một ứng dụng. Chúng thường được sử dụng cho các mục đích xấu, chẳng hạn như kết nối với máy chủ từ xa để tải xuống và chạy mã bổ sung.
Thiết kế thu nhỏ này cho phép chúng vượt qua các đợt quét kiểm tra do phần mềm bảo mật thực hiện. Quá trình này lại càng không được xem xét kỹ lưỡng như lần cài đặt ứng dụng ban đầu.
Dựa trên lỗ hổng này, hacker đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là versioning, hiểu đơn giản là đưa phiên bản sạch (không độc hại) của ứng dụng lên Play Store để lấy lòng tin người dùng. Sau khi đã đạt được một lượng người dùng nhất định, chúng lén chèn mã độc thông qua các bản cập nhật ứng dụng.
Đây cũng là cách thức được băng đảng hacker sử dụng để phát tán mã độc trong đợt phạm tội này.
Ứng dụng độc hại này đã có trên 50.000 lượt tải về trước khi bị phát hiện và gỡ bỏ khỏi kho ứng dụng Google Play Store
Một ứng dụng độc hại khác bị phát hiện và gỡ bỏ khỏi Play Store
Theo công bố của ThreatFabric, hãng bảo mật đã phát hiện ra bốn trojan đánh cắp tài khoản ngân hàng khác nhau được phát tán qua Google Play Store, trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11/2021. Chỉ trong khoảng 3 tháng, bốn trojan này đã phát tán và lây nhiêm trên 300.000 thiết bị Android.
Bốn trojan được đề cập gồm Anatsa (hay còn gọi là TeaBot), Alien, ERMAC và Hydra. Những mã độc này được tinh chỉnh để trốn tránh gần như mọi chiến dịch truy quét, ngăn chặn của hệ thống bảo vệ.
Khi người dùng tải về và cài đặt những ứng dụng độc hại trong danh sách, nạn nhân có thể bị trojan lấy cắp thông tin đăng nhập các ứng dụng mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin, tài khoản ngân hàng và tiền điện tử. Một số trong số chúng còn có khả năng bỏ qua xác thực hai yếu tố dựa trên SMS và tự động hóa việc đánh cắp tiền của người dùng.
Video đang HOT
Nếu phát hiện smartphone của mình có các ứng dụng sau đây, bạn nên gỡ bỏ chúng ngay lập tức để tránh những thiệt hại về tiền bạc
Dưới đây là danh sách 11 ứng dụng chứa trojan ngân hàng mà ThreatFabric công bố:
App name
Package name
Two Factor Authenticator
com.flowdivison
Protection Guard
com.protectionguard.app
QR CreatorScanner
com.ready.qrscanner.mix
Master Scanner Live
com.multifuction.combine.qr
QR Scanner 2021
com.qr.code.generate
QR Scanner
com.qr.barqr.scangen
PDF Document Scanner – Scan to PDF
com.xaviermuches.docscannerpro2
PDF Document Scanner
com.docscanverifier.mobile
PDF Document Scanner Free
com.doscanner.mobile
CryptoTracker
cryptolistapp.app.com.cryptotracker
Gym and Fitness Trainer
com.gym.trainer.jeux
Cảnh báo 9 ứng dụng độc hại bạn nên gỡ bỏ khỏi smartphone ngay lập tức
Nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cảnh báo, nếu smartphone của bạn có bất kỳ ứng dụng nào sau đây thì hãy xóa chúng ngay lập tức.
News18 đưa tin, chuyên gia bảo mật tại Kaspersky mới đây vừa đưa ra cảnh báo về loạt ứng dụng độc hại trên Google Play Store (CH Play) có khả năng gián điệp và "móc túi" của người dùng.
Theo chuyên gia bảo mật Tatyana Shishkova tại Kaspersky, loạt ứng dụng được phát hiện chứa mã độc Joker, đây là một loại Trojan horse (mã hoặc phần mềm độc hại) được ngụy trang dưới vỏ bọc của các phần mềm hợp pháp để tạo tin tưởng cho người dùng.
Mã độc Joker nổi tiếng với các chiêu trò gian lận thanh toán và khả năng gián điệp người dùng
Mã độc Joker được phát hiện lần đầu vào năm 2017, sau đó tần suất xuất hiện của mã độc này ngày càng gia tăng với hàng loạt các vụ phát tán thông qua ứng dụng Android được các chuyên gia phát hiện.
Những kẻ đứng đằng sau chiến dịch phát tán mã độc Joker thường dùng nhiều phương thức khác nhau: Từ mã hóa để ẩn chuỗi (string) khỏi các công cụ phân tích, cho đến tự viết các đánh giá giả để dụ người dùng.
Một trong những ứng dụng chứa mã độc Joker vừa được phát hiện gần đây
Những ứng dụng này thường được ngụy trang dưới vỏ bọc của các phần mềm hợp pháp để tạo tin tưởng cho người dùng
Chúng còn sử dụng một kỹ thuật được gọi là versioning, hiểu đơn giản là đưa phiên bản sạch (không độc hại) của ứng dụng lên Play Store để lấy được lòng tin người dùng. Sau khi đã đạt được một lượng người dùng nhất định, chúng lén chèn mã độc thông qua các bản cập nhật ứng dụng.
Mã độc Joker có thể truy cập vào tin nhắn, danh bạ và nhiều thông tin khác trên thiết bị. Bên cạnh đó, mã độc này còn âm thầm đăng ký các dịch vụ trả tiền hàng tháng ở các trang web hay ứng dụng nào đó. Nếu người dùng không để ý tài khoản của mình thì hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm.
Ứng dụng này có hơn 1.000 lượt tải về trước khi bị gỡ bỏ khỏi Google Play Store
Theo chuyên gia bảo mật Tatyana Shishkova, những ứng dụng được phát hiện có chứa mã độc Joker bao gồm:
- Smart TV remote (hơn 1.000 lượt tải về)
- Halloween Coloring (hơn 1 lượt tải về)
- Now QRcode Scan (hơn 10.000 lượt tải về)
- EmojiOne Keyboard (hơn 50.000 lượt tải về)
- Battery Charging Animations Battery Wallpaper (hơn 1.000 lượt tải về)
- Dazzling Keyboard (hơn 10 lượt tải về)
- Volume Booster Louder Sound Equalizer (hơn 100 lượt tải về)
- Super Hero-Effect (hơn 5.000 lượt tải về)
- Classic Emoji Keyboard (hơn 5.000 lượt tải về)
Chuyên gia bảo mật của Kaspersky cảnh báo, người dùng Android cần kiểm tra ngay smartphone của mình xem có xuất hiện những phần mềm độc hại này hay không.
Mặc dù những ứng dụng này đã bị xóa khỏi kho ứng dụng của Google Play Store, tuy nhiên, đã có một lượng lớn người dùng vô tình tải về và cài đặt chúng từ trước đó. Trong trường hợp thiết bị của bạn có những ứng dụng này, hãy gỡ chúng khỏi điện thoại ngay lập tức.
Mã độc nguy hiểm vừa được phát hiện lây nhiễm trên smartphone, người dùng cần gỡ gấp những ứng dụng này! Người dùng smartphone từ ít nhất 17 quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi loại mã độc siêu nguy hiểm này, hãy gỡ gấp ngay những ứng dụng sau đây trước khi quá muộn! Tờ International Business Times (IBTimes) đưa tin, các chuyên gia bảo mật tại Lookout vừa phát hiện một mã độc siêu nguy hiểm có thể root thiết bị để...