Hàng loạt trường hợp bị thu hồi, giữ giấy chứng nhận căn cước từ hôm nay, 1-7
Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận căn cước như giấy bị cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa…
Điều 32 Nghị định 70/2024/NĐ-CP nêu rõ, Giấy chứng nhận căn cước bị thu hồi trong trường hợp: Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài; Giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định; Giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
Giấy chứng nhận căn cước bị giữ trong trường hợp trong các trường hợp người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù;
Trong thời gian bị giữ giấy chứng nhận căn cước, cơ quan giữ giấy chứng nhận căn cước xem xét cho phép người bị giữ giấy chứng nhận căn cước sử dụng giấy chứng nhận căn cước của mình để thực hiện giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp;
Người bị giữ giấy chứng nhận căn cước được trả lại giấy chứng nhận căn cước khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam hoặc có quyết định hủy bỏ việc tạm giữ, tạm giam; chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài như sau:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp (hoặc Sở Tư pháp đối với trường hợp xác nhận có quốc tịch Việt Nam) gửi văn bản thông báo đến cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an;
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của Bộ Tư pháp, cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có trách nhiệm thu hồi và hủy giá trị sử dụng giấy chứng nhận căn cước đã cấp của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch và cập nhật, điều chỉnh thông tin của người trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước;
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ xác định người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được nhập quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam hoặc xác định có quốc tịch nước ngoài, cơ quan quản lý căn cước thực hiện thu hồi, hủy giá trị sử dụng của giấy chứng nhận căn cước và cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
Video đang HOT
Về trình tự, thủ tục thu hồi đối với giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định hoặc thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa: Khi có căn cứ xác định giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định hoặc giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh kiểm tra, xác minh và yêu cầu người đang sử dụng giấy chứng nhận căn cước nộp lại giấy chứng nhận căn cước,
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, cơ quan quản lý căn cước của Công an cấp huyện hoặc cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và thực hiện thu hồi giấy chứng nhận căn cước cấp sai quy định hoặc giấy chứng nhận căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa và cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước.
Mẫu thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước sẽ được cấp từ ngày 1/7
Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư 16/2024/TT-BCA quy định về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước mới áp dụng từ ngày 1/7.
Thông tư 16/2024/TT-BCA áp dụng đối với các đối tượng: Công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; Công an các đơn vị, địa phương; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sản xuất, cấp và quản lý thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước.
Mẫu thẻ căn cước
Hai mặt của thẻ căn cước in hoa văn màu xanh, chuyển ở giữa màu vàng đến xanh. Nền mặt trước gồm bản đồ hành chính Việt Nam, trống đồng, các hoa văn, họa tiết truyền thống trang trí. Nền mặt sau gồm các hoa văn được kết hợp với hình ảnh hoa sen và các đường cong vắt chéo đan xen.
Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi trở lên) được in màu trực tiếp trên thẻ căn cước.
Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đường kính 12mm; ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước kích thước 20mm x 30mm; vị trí in mã QR kích thước 18mm x 18mm.
Mặt trước của thẻ căn cước cấp cho công dân từ đủ 6 tuổi trở lên.
Mặt trước thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi trở lên gồm các thông tin sau:
Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới:Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM, Independence - Freedom - Happiness; dòng chữ CĂN CƯỚC; IDENTITY CARD; biểu tượng chíp điện tử; ảnh khuôn mặt của người được cấp thẻ căn cước; Số định danh cá nhân/Personal identification number; Họ, chữ đệm và tên khai sinh/Full name; Ngày, tháng, năm sinh/Date of birth; Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality.
Mặt sau thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam dưới 6 tuổi và thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 6 tuổi trở lên gồm các thông tin:
Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Nơi cư trú/Place of residence; Nơi đăng ký khai sinh/Place of birth; Chíp điện tử; Mã QR; Ngày, tháng, năm cấp/Date of issue; Ngày, tháng, năm hết hạn/Date of expiry; BỘ CÔNG AN/MINISTRY OF PUBLIC SECURITY; Dòng MRZ.
Mặt trước của thẻ căn cước cấp cho công dân dưới 6 tuổi.
Ngôn ngữ khác trên thẻ căn cước là tiếng Anh.
Về hình dáng, kích thước, chất liệu thẻ căn cước: Thẻ căn cước hình chữ nhật, chiều rộng 53,98mm, chiều dài 85,6mm, độ dày 0,76mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính 3,18mm. Thẻ căn cước được sản xuất bằng chất liệu nhựa.
Mã hóa thông tin trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước được quy định như sau:
Bộ phận lưu trữ thông tin trên thẻ căn cước là mã QR và chíp điện tử được gắn ở mặt sau thẻ căn cước. Thông tin lưu trữ trong chíp điện tử trên thẻ căn cước được thể hiện dưới định dạng ký tự hoặc định dạng ảnh.
Việc mã hóa thông tin trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước được thực hiện như sau:
Thông tin lưu trữ trong chíp điện tử được mã hóa theo tiêu chuẩn ICAO gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; số định danh cá nhân; quốc tịch; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; ngày, tháng, năm hết hạn; quê quán; thông tin sinh trắc học về ảnh khuôn mặt.
Thông tin lưu trữ trong chíp điện tử được mã hóa bằng thuật toán do cơ quan quản lý căn cước tạo lập gồm:
Tên gọi khác; nơi sinh; nơi đăng ký khai sinh; dân tộc; tôn giáo; nhóm máu; số chứng minh nhân dân 9 số; ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp; nơi thường trú; nơi tạm trú; nơi ở hiện tại; thông tin sinh trắc học về vân tay, mống mắt; thông tin nhân dạng; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 9 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện; thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước.
Thông tin được mã hóa QR gồm:
Số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi cư trú; ngày, tháng, năm cấp thẻ căn cước; số chứng minh nhân dân 9 số (nếu có); số định danh cá nhân đã hủy (nếu có); họ, chữ đệm và tên của cha, mẹ (đối với thẻ căn cước cấp cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi).
Mẫu giấy chứng nhận căn cước
Thông tư số 16/2024/TT-BCA còn quy định quy cách giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.
Mặt trước giấy chứng nhận căn cước gồm các thông tin sau:
Từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ CHỨNG NHẬN CĂN CƯỚC; ảnh khuôn mặt của người được cấp giấy chứng nhận căn cước; mã QR; Số định danh cá nhân; Họ, chữ đệm và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Nơi sinh; Quê quán; Dân tộc; Tôn giáo; Tình trạng hôn nhân; Nơi ở hiện tại; Thời hạn sử dụng đến.
Mặt trước của giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.
Mặt sau giấy chứng nhận căn cước gồm các thông tin sau:
Từ trên xuống dưới, từ trái qua phải: Vân tay ngón trỏ trái; vân tay ngón trỏ phải; Họ, chữ đệm và tên cha, Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên mẹ, Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên vợ (chồng), Quốc tịch; Họ, chữ đệm và tên của người đại diện hợp pháp, người giám hộ, người được giám hộ, Quốc tịch; Ngày, tháng, năm.
Về hình dáng, kích thước, chất liệu: Giấy chứng nhận căn cước hình chữ nhật, chiều rộng 74mm, chiều dài 105mm. Giấy chứng nhận căn cước được sản xuất bằng chất liệu giấy.
Bộ Công an nêu các trường hợp phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1-7 Theo quy định tại Luật Căn cước, một số trường hợp sẽ phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước từ ngày 1-7. Theo Bộ Công an, từ ngày 1-7-2024, không bắt buộc công dân phải đổi từ thẻ căn cước công dân (CCCD) còn hạn sử dụng sang thẻ căn cước. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số trường hợp phải...