Hàng loạt trang Facebook tại Việt Nam bỗng nhiên biến mất
Nhiều fanpage, trong đó có những trang lớn, bỗng dưng biến mất không rõ nguyên nhân. Sự kiện gây xôn xao cộng đồng công nghệ và giới marketing.
Sáng ngày 18/3, người dùng Facebook không thể tìm thấy những fanpage lớn tại Việt Nam như “Câu chuyện cuộc sống”, “Góc ẩm thực”. Trang Facebook của Foody.vn với hơn 3 triệu người theo dõi cũng đã biến mất không rõ nguyên nhân.
Một số fanpage lớn ở Việt Nam hiện không thể truy cập.
Đây không phải là lần đầu các trang Facebook lớn ở Việt Nam bị khoá. Đầu năm 2017, trang “Nghe gì coi gì”, “Welax” và fanpage của Giang Popper với hơn 2,7 triệu lượt like cũng gặp phải tình trạng này.
Trong năm 2015, cái chết của fanpage “Beat.vn”, “Thức khuya xem bóng đá” hay “2!Idol” cũng gây xôn xao cộng đồng mạng. Cùng thời điểm đó, giới kinh doanh online tại Việt Nam cũng khóc ròng vì hàng loạt fanpage bị Facebook đóng cửa.
Video đang HOT
Hiện Facebook chưa có bình luận chính thức về những trường hợp trên.
Theo ông Nguyễn Bá Ngọc, chuyên gia truyền thông từ NBN Media, vi phạm bản quyền ( video, nhạc…) có thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc Facebook khoá các fanpage ở Việt Nam. Kế đến là đăng tin “dỏm” (fake news). Những trang Facebook bán hàng cũng có thể “dính” nếu đưa hình ảnh sai lạc, quảng bá nội dung không đúng, bán hàng nhái…
Sự việc đang gây xôn xao trên nhiều diễn đàn công nghệ và giới marketing. Phần đông ý kiến cho rằng các chủ trang bị “quét” có thể đã vi phạm bản quyền khi đăng video, ảnh không ghi nguồn và bị cảnh báo. Số khác cho rằng có thể các chủ trang không chấp hành nghiêm chỉnh việc thanh toán khi chạy quảng cáo.
Cuối 2016, Mark Zuckerberg cũng lên tiếng tuyên chiến với tin tức giả mạo trên Facebook – thứ bị cho là đã giúp ông Donald Trump thắng cử. Dù phủ nhận “thuyết âm mưu” này, nhưng CEO của Facebook cũng đã có những động thái nhất định để hạn chế tin tức giả trên Facebook, như chặn các đường link dẫn đến các trang chuyên đăng tin giả, cấm vĩnh viễn những tài khoản chuyên tung tin đồn nhảm. Tuy nhiên, Facebook chưa công bố cơ chế giúp mạng xã hội này đánh giá độ tin cậy của một bài đăng.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ TTTT vừa ban hành Thông tư 38, quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới. Theo đó, những trang như Facebook, YouTube có nghĩa vụ hợp tác ngăn chặn những thông tin xấu, độc, xử lý thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt có ảnh hưởng xấu tới xã hội trên mạng Internet.
Trong tháng 3/2017, một số kênh YouTube đăng tải nội dung không phù hợp đã bị Google gỡ bỏ, hạn chế hiển thị ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines, Samsung, Yamaha cũng đã ngừng quảng cáo trên YouTube sau khi phát hiện chúng được hiển thị trên các video không phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Duy Tín
Theo Zing
Thích và chia sẻ một bài viết Facebook có thể làm rò rỉ thông tin cá nhân
Người dùng Facebook cần thận trọng với một số bài viết thu hút tình thương, bởi đây có thể là một hình thức lừa đảo khiến làm rò rỉ thông tin cá nhân.
Hãy cẩn thận với hình thức lừa đảo like-farming trên Facebook.ẢNH: NEOWIN
Theo Neowin, khi truy cập Facebook bạn có thể thấy hình ảnh về một em bé đáng thương kèm chút thích bé đang bị bệnh cần phẫu thuật nhằm thu hút trạng thái thích, nhận xét hoặc chia sẻ.
Nhưng theo cảnh báo, đó có thể là cách mà kẻ xấu có thể lấy cắp dữ liệu của bạn. Ví dụ, một bài viết like-farming mới đây trên Facebook có sự xuất hiện của một cậu bé 3 tuổi. Nội dung tuyên bố cậu bé bị ung thư và cần phẫu thuật, kèm theo đó là yêu cầu chia sẻ bài viết đã thu hút được 2,1 triệu lượt share (chia sẻ) và gần 300.000 lượt like (thích) trước khi bị gỡ bỏ khỏi Facebook.
Tuy nhiên, sau đó BBC đã tìm hiểu và biết được rằng bức ảnh nói trên được lấy từ một cậu bé tại Anh. Trong thực tế, cậu bé này chỉ bị bệnh thủy đậu nặng và mục đích ban đầu của bức ảnh là chỉ muốn thúc giục chính phủ Anh cung cấp miễn phí vắc-xin trị bệnh thủy đậu.
Trong phát biểu của mình, phát ngôn viên Facebook cho biết công ty xin lỗi vì sự chậm trễ trong việc gỡ bỏ bức hình.
Được biết, like-farming là phương pháp mô tả tin tặc sẽ đăng những dòng "tít" có nội dung giật gân lên Facebook với mục đích thu hút càng nhiều lượt thích và chia sẻ càng tốt. Về cơ bản, những kẻ lừa đảo sẽ áp dụng chiến thuật tận dụng lợi thế của sự tương tác đến từ người dùng Facebook, nhằm thu thập dữ liệu của càng nhiều người càng tốt, hoặc sử dụng nó như là một cửa ngõ để thu thập các thông tin như mật khẩu hoặc số thẻ tín dụng.
Theo các chuyên gia, việc kẻ xấu lập ra những trang (fanpage) mới và chia sẻ những bài viết gây ra sự tò mò, còn nhằm mục đích muốn có được nhiều lượt thích và chia sẻ của cộng đồng mạng. Sau đó, kẻ xấu sẽ sử dụng trang này để thực hiện các chiến dịch quảng cáo hoặc bán trang cho những bên cần thu thập dữ liệu.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Facebook không truy cập được rạng sáng nay Sự cố trên mạng xã hội lớn nhất thế giới khiến người dùng đang sử dụng bình thường phải thoát tài khoản, nhưng sau đó không thể đăng nhập trở lại. Khoảng 1h30 sáng nay (25/2), nhiều thành viên Facebook cho biết đã gặp lỗi trong quá trình sử dụng. Đầu tiên, mạng xã hội thông báo "tài khoản của bạn có thể...