Hàng loạt thương vụ M&A BĐS công nghiệp lớn trong 9 tháng năm 2020
9 tháng đầu năm chứng kiến một số thương vụ mua bán sáp nhập BĐS công nghệp quan trọng, và sự xuất hiện thêm các tài sản để bán cho thuê lại.
Theo Savills Việt Nam, trong quý 3/2020, các thương vụ mua bán và sáp nhập (M& A) BĐS công nghiệp vẫn diễn ra sôi động mặc dù thị trường còn đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ông John Campbell, Quản lý bộ phận BĐS Công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết, điển hình cho xu hướng này là tập đoàn Logos Property của Úc đã đầu tư 350 triệu USD cho thương vụ liên doanh bất động sản logistics để thâm nhập thị trường Việt Nam.
Hay “gã khổng lồ” kho bãi Châu Á – GLP đang lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam, hoặc tập đoàn SLP ra mắt liên doanh 1,5 tỉ USD tại Việt Nam.
Ngoài ra, công ty Mirae Asset Daewoo Co. Và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu USD vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở Bắc Ninh…
Trong lĩnh vực sản xuất, tập đoàn điện tử Pegatron (Đài Loan), nhà cung ứng linh kiện cho Apple, đã đầu tư hơn 19 triệu USD vào Hải Phòng cho giai đoạn đầu trong chuỗi kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.
Đặc biệt trong quý 3/2020, Hà Nam đón đầu làn sóng FDI cao nhất cho lĩnh vực chế biến, chế tạo với hơn 447 triệu USD, tiếp đó là Hải Phòng với 438 triệu USD. Dự án sản xuất lớn nhất tại Hà Nam đã nhận được nguồn vốn đầu tư lên đến 273 triệu USD từ tập đoàn Wistron (Đài Loan). Điều quan trọng hơn hết là một số các nhà đầu tư và sản xuất logistics nổi tiếng nhất thế giới đang dần ủy thác và thể hiện niềm tin của họ vào tiềm năng lâu dài của Việt Nam hơn, bất chấp những khó khăn hiện tại do đại dịch gây ra- ông John nhấn mạnh.
Theo Savills, cầu tiếp tục vượt cung với tỷ lệ lấp đầy BĐS công nghiệp đạt 76% trên toàn quốc, nhu cầu cho phân khúc này là rất lớn ở các tỉnh công nghiệp trọng điểm. Tỷ lệ lấp đầy tại các trung tâm công nghiệp chính như Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở miền Nam và Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Phòng ở miền Bắc, đã tăng đáng kể kể từ năm 2018.
Video đang HOT
Dự kiến trong năm 2021 và 2022, các nhà sản xuất sẽ dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc, đây là cơ hội để các nhà đầu tư tung ra nhiều dự án hơn để bắt kịp và đáp ứng các khoản đầu tư sản xuất giá trị cao. Trong đó, Đồng Nai dự kiến quy hoạch thêm 8 khu công nghiệp. Chủ tịch UBND huyện Long Thành – Võ Tấn Đức cũng đã công bố kế hoạch xây dựng 4 khu công nghiệp mới tại đây để đáp ứng nhu cầu nói trên.
Xã Phước Bình sẽ có thêm 2 khu công nghiệp với quy mô lên đến 900 ha, và một khu vực 500 ha. Các xã Tân Hiệp và Bình An cũng sẽ có thêm một khu công nghiệp. Hơn nữa, các nhà phát triển cho thuê như Liên doanh Phát Triển Công Nghiệp BW đang chạy đua để mở rộng trong thời gian này, tăng nguồn cung ban đầu từ 130 ha trong năm 2018 lên gần 500 ha trong năm nay.
Ông John nhận định thêm “Hầu hết các giao dịch cho thuê trong 6 tháng đầu năm 2020 bắt nguồn từ các dự án và các cuộc thương thảo diễn ra từ 2019, trong khi nhiều hợp đồng thuê cũng được thực hiện từ các công ty đã ở Việt Nam và muốn mở rộng sản xuất.
Các hạn chế đi lại đã giới hạn những yêu cầu gia nhập thị trường mới, trì hoãn việc khảo sát địa điểm mới của các nhà đầu tư quốc tế, do đó làm giảm số lượng hợp đồng thuê đã thực hiện với các nhà đầu tư địa phương. Không có gì là chắc chắn đối với năm tới, nhưng sự phụ thuộc của phân khúc công nghiệp tại Việt Nam vào việc các chuỗi cung ứng di cư ra khỏi Trung Quốc khá rõ ràng khi nhiều chủ nhà đã nhận định rằng năm tới sẽ là một năm bận rộn và hiệu quả sau khi những hạn chế này được gỡ bỏ.
Việt Nam kiểm soát số ca Covid-19 ở mức thấp. Quý cuối có thể được chứng kiến các nhà đầu tư và người thuê cố gắng nhanh chóng hoàn tất các cuộc đàm phán cũng như đạt được các thỏa thuận song phương với các đơn vị phát triển BĐS để chốt được mức giá có lợi nhất trong khi các chủ đầu tư vẫn có thể linh hoạt đàm phán trong bối cảnh đại dịch. Nếu các chuyến bay được đưa vào hoạt động vào 6 tháng đầu năm 2021, giá thuê đất, nhà xưởng và kho bãi có thể sẽ tăng lên, khiến các nhà đầu tư phải chốt giá càng sớm càng tốt.
Khó khăn của thị trường bất động sản có tính chu kỳ
Thị trường bất động sản (BĐS) được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có khả năng lặp lại khủng hoảng như giai đoạn 2011 - 2013. Chúng tôi có một cuộc trò chuyện với TS Đinh Thế Hiển, một chuyên gia kinh tế có quá trình theo dõi thị trường BĐS lâu dài, để nghe những nhận định của ông.
Tại sao đầu tư bất động sản hấp dẫn?
Thưa tiến sĩ! Ông có thể lý giải vì sao ở một quốc gia có thu nhập thấp như Việt Nam nhưng thị trường BĐS lại phát triển rộng khắp, giá trị BĐS ở những thành phố lớn có thể sánh ngang với giá BĐS ở các quốc gia phát triển?Vì sao người dân Việt Nam lại chuộng thị trường BĐS đến vậy?
- Ở các quốc gia phát triển, người có tiền tích lũy, giới nhà giàu có nhiều chọn lựa kênh đầu tư hơn ở Việt Nam. Thông thường thì họ mua cổ phiếu của các công ty chất lượng, cổ phiếu của các quỹ đầu tư uy tín, trái phiếu chính phủ..., đó đều là những lựa chọn an toàn và bền vững. Ngoài ra, người có tiền ở các quốc gia phát triển họ có thể đầu tư vào hệ thống khách sạn, nhà hàng, trang trại nông nghiệp có ủy thác quản lý chuyên nghiệp...
Ở Việt Nam, người có tiền, tầng lớp khá giả chỉ có vài lựa chọn cho các kênh an toàn; trong đó phổ biến nhất là gửi ngân hàng, mua vàng và mua BĐS. Ở Việt Nam mua BĐS để dành vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng nhất bởi nó đơn giản và hiệu quả kinh tế khá cao mang lại đã được chứng minh suốt nhiều năm qua.
Thực tế, trong 20 năm nay, gần như không có kênh đầu tư nào có thể cạnh tranh lại với kênh đầu tư BĐS về thu hút vốn. Lịch sử phát triển của thị trường BĐS Việt Nam thực sự bước vào chuyên nghiệp cũng chỉ gần 20 năm với việc mở rộng quyền sở hữu BĐS của người dân. Trong thời gian đó, thị trường có những chu kỳ tăng giảm, sau những đợt tăng mạnh thì có giai đoạn giá đi ngang, thậm chí suy giảm, nhưng rồi thì tiếp tục tăng lại. Có nhiều giai đoạn giá nhà đất tăng vài chục phần trăm một năm, kéo dài vài năm.
Nhìn chung lại giá nhà đất tăng khá mạnh so với việc gửi ngân hàng nhận lãi suất. "Quy luật" này đã tạo nên một suy nghĩ, đầu tư vào BĐS là kênh đầu tư an toàn sinh lời cao, với câu tóm gọn của giới đầu tư "mua thổ thì lời". Chính điều này đã biến việc mua nhà đất để dành như một kênh đầu tư trở nên hấp dẫn người có tiền cũng như những người không có tiền. Nhà đầu tư không chỉ dùng tiền của mình, mà nhiều người vay ngân hàng với tỷ lệ rất cao, thường đất 60 - 80% giá trị đầu tư.
Một điểm khác biệt ở Việt Nam là cho dù người nắm giữ bao nhiêu BĐS không đưa vào khai thác sinh lời thì vẫn không lo lắng về khoản thuế phải nộp, thuế đánh vào BĐS hàng năm không đáng kể so với giá trị của BĐS. Giá BĐS có thể đột biến tăng từ Nhà nước đầu tư hạ tầng lớn, nhưng các chủ đất may mắn không bị điều tiết từ sự hưởng lợi này... Với những lợi thế vượt trội, kênh đầu tư BĐS đang ngày càng trở nên mạnh hơn trong việc thu hút vốn nhà rỗi trong dân và cũng như nguồn vốn từ ngân hàng.
Trong 20 năm, nhìn ở góc độ tích cực, thị trường BĐS đã góp phần tạo nên bộ mặt cho các đô thị ở Việt Nam, hạ tầng phát triển nhanh... Nhìn ở góc độ tiêu cực, việc thị trường BĐS phát triển quá nóng dẫn đến hậu quả nguồn vốn dồn vào BĐS với tỷ lệ quá lớn, trong khi đó các ngành sản xuất kinh doanh khác thiếu nguồn vốn đầu tư; nhà đầu tư BĐS được hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng nhà nước, có nguồn vốn từ nguồn thu thuế của các hoạt động sản xuất - kinh doanh và người dân. Điều này về lâu dài sẽ làm kìm hãm sự phát triển kinh tế bền vững, và tạo thu nhập, việc làm cho người dân. Tôi nghĩ, trong tương lai cần có giải pháp để điều tiết nguồn lợi từ đầu tư BĐS để đầu tư BĐS và đầu tư các ngành sản xuất - kinh doanh được hài hòa, hợp lý hơn.
Ông có thể nói rõ hơn về việc hình thành các chu kỳ của thị trường BĐS?
- Trong 20 năm qua có 4 chu kỳ tăng và giảm giá, bình quân mỗi chu kỳ nhỏ là 5 năm và chu kỳ lớn là 10 năm. Năm 2013 đỉnh điểm của khủng hoảng thị trường, giá BĐS nhiều khu vực giảm sâu đến 40 - 50%, nhiều công ty phá sản, khiến cho nhiều nhà đầu tư lâm vào cảnh khốn đốn, cho dù đó là nhà đầu tư nhỏ lẻ hay đại gia nhiều tiền. Trong giai đoạn 2006 - 2007, nhiều dự án chỉ cần có quyết định trên giấy đã bán hết, nhà đầu tư nhiều khi phải mua suất xếp hàng... Trong các giai đoạn thị trường tăng nóng, một nguồn vốn khổng lồ đổ vào BĐS, ngân hàng cũng dễ dãi hơn, tỷ lệ cho vay cao trên định giá tài sản thế chấp.
Khi xu hướng tăng giá không còn, nhà đầu tư mới chùn tay không mua, thị trường bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt thì các ngân hàng đi vào chu kỳ thu hồi nợ, hạn chế cho vay, giá BĐS đi ngang, người không có khả năng cầm cự, gồng gánh các khoản vay buộc phải giảm giá để bán ra, lấy tiền thanh toán cho ngân hàng. Các chu kỳ tăng trưởng mạnh rồi đi ngang sau đó giảm giá cứ lặp đi lặp lại.
Trong giai đoạn 2016 - 2019, các chính sách điều hành kinh tế hướng đến phát triển bền vững; đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh; hạ tầng phát triển nhanh giúp kết nối các khu vực xa xôi với khu vực đã phát triển; mặt bằng giá BĐS đã giảm sâu trong chu kỳ trước đó... đã tạo điều kiện cho thị trường BĐS tăng trưởng mạnh trở lại. Thị trường BĐS trong giai đoạn này ghi nhận mức tăng giá nhanh, bình quân tăng 20%/năm, cá biệt có những khu vực giá BĐS tăng 50%/năm.
Những dấu hiệu bất ổn
Quý 3/2020, nhiều công ty môi giới đã đồng loạt đưa ra các nhận định khá ảm đạm về thị trường BĐS. Trên các trang quảng cáo mua bán nhà đất, số lượng BĐS rao bán do chủ "ngộp vốn" chiếm tỷ lệ lớn... Nhiều chuyên gia cho rằng những khó khăn của thị trường BĐS hiện nay mới chỉ là bắt đầu, trong tương lai có thể còn tệ hơn. Ý kiến của ông thế nào, ông có lời khuyên nào dành cho nhà đầu tư cá nhân?
- Từ Quý 4 năm 2019 đã có những dấu hiệu bất ổn của thị trường BĐS, mặt bằng giá quá cao do tăng trưởng liên tục trong nhiều năm, giao dịch chững lại. Đại dịch COVID -19 là tác động cuối cùng để chấm dứt cơn sốt kéo dài nhiều năm. Bất ổn nhất vẫn là mảng BĐS du lịch, hàng hóa làm ra không tiêu thụ được.
Các số liệu cho thấy, số lượng BĐS du lịch bán ra trong năm 2020 chỉ bằng 5% của năm 2018 và 2019, điều đó cho thấy thị trường này đang rất khó khăn. Trong khi đó, nguồn vốn các chủ đầu tư đổ vào các dự án này không phải là nhỏ, trong tương lai đây có thể trở thành nợ xấu. Đây là hậu quả của việc chạy đua phát triển nóng của nhiều năm trước. Nhiều dự án được xây dựng ở những khu vực chưa hội đủ các điều kiện phát triển hoặc số lượng hàng hóa làm ra quá nhiều so với nhu cầu.
Khi đưa vào khai thác, hiệu quả kinh tế mang lại không đủ để nhà đầu tư chia sẻ với khách hàng đã mua BĐS du lịch như đã cam kết lúc bán hàng. Các ông chủ phá vỡ cam kết, khách hàng đấu tranh triền miên nhưng hiệu quả không đáng kể. Những khách hàng tiềm năng nhìn thấy viễn cảnh đó, họ không còn hào hứng với BĐS du lịch. Tất nhiên trong bức tranh tối màu của BĐS du lịch, vẫn có những điểm sáng, những dự án hội đủ điều kiện về địa điểm, về thiết kế và chủ đầu tư uy tín vẫn có thể bán được.
Về tổng thể thị trường, có nhiều lo ngại sẽ suy giảm mạnh như giai đoạn 2011 - 2013. Tuy nhiên, theo tôi tình hình thị trường BĐS hiện nay nó an toàn hơn nhiều. Do có lộ trình kiểm soát nguồn vốn đổ vào thị trường BĐS từ nhiều năm trước nên không có chuyện các ngân hàng sử dụng vốn huy động để tài trợ cho các dự án BĐS nội bộ hoặc ngân hàng đứng sau các dự án (ông chủ ngân hàng đồng thời là ông chủ của dự án BĐS); ngoài ra Chính phủ thực thi cung tiền có kiểm soát, lạm phát ổn định và triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam là những động lực nâng đỡ thị trường không rơi vào tình trạng tê liệt như 2012 - 2013.
Về vi mô của các nhà đầu tư cá nhân thì đây là giai đoạn đang có khó khăn và rủi ro. Tùy vào hoàn cảnh từng người, tỷ lệ vốn vay để đầu tư, triển vọng nguồn thu... để đưa ra các quyết định phù hợp với hoàn cảnh. Nhiều nhà đầu tư cá nhân giàu lên nhờ BĐS và cũng nhiều nhà đầu tư bị mất nhà trong các cơn khủng hoảng thị trường. Điểm khác biệt duy nhất giữa thành công và thất bại là chọn thời điểm và dũng cảm đưa ra các quyết định hợp lý. Với những nhà đầu tư vay vốn ngân hàng với tỷ lệ cao, trong hoàn cảnh không thể gồng gánh các khoản nợ thì nên thoát ra bằng cách bán giảm giá trước khi quá muộn.
Xin cảm ơn ông!
"Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển và quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa vẫn còn lâu dài ở phía trước, đó là 2 nền tảng lớn của cho thị trường BĐS phát triển lâu dài. Trong lịch sử thị trường BĐS Việt Nam, có những giai đoạn phát triển nóng và những giai đoạn trầm lắng, thậm chí là đóng băng, khủng hoảng nhưng đó là điều không thể tránh khỏi đối với một thị trường non trẻ.
Ngay trong giai đoạn được xem là khó khăn của thị trường, những vùng đang được Chính phủ đầu tư hạ tầng mạnh, có động lực kinh tế vẫn sẽ hứa hẹn tăng giá trong thời gian tới. Do vậy, vẫn có nhiều cơ hội dành cho các nhà đầu tư cá nhân. Phương châm đầu tư của W.Buffet: "Tôi tham lam khi người ta sợ hãi" luôn phù hợp khi thị trường suy giảm, giá bị giảm." - TS Đinh Thế Hiển
Gemadept (GMD) báo lãi 121 tỷ đồng quý 3, giảm 39% so với cùng kỳ Tính chung 9 tháng đầu năm Gemadept đạt 428 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 85% kịch bản kinh doanh tốt nhất của năm. CTCP Gemadept (mã chứng khoán GMD) công bố BCTC hợp nhất quý 3/2020 với doanh thu đạt 692 tỷ đồng, giảm nhẹ so với doanh thu 698 tỷ đồng đạt được quý 3 năm ngoái. Tuy nhiên...