Hàng loạt tàu Trung Quốc “biến mất” trên biển
Sau khi Trung Quốc ban hành Luật An ninh Dữ liệu mới, số lượng tàu tắt tín hiệu khi di chuyển vào vùng biển nước này ngày càng tăng, đặt ra một áp lực lớn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.
Một cảng container tại Trung Quốc (Ảnh minh họa: Xinhua).
Vào cuối tháng 10, khi Trung Quốc chuẩn bị ban hành luật quản lý quyền riêng tư dữ liệu, các nhà phân tích cho biết họ bắt đầu nhận thấy sự sụt giảm trong bảng thống kê lưu lượng vận chuyển của các tàu trên biển, CNN đưa tin.
Thông thường, các công ty dữ liệu vận chuyển có thể theo dõi các con tàu trên toàn thế giới vì họ được trang bị Hệ thống Nhận dạng Tự động (AIS) hoặc bộ thu phát. Hệ thống này cho phép tàu gửi thông tin bao gồm: vị trí, tốc độ, hướng đi và tên đến các trạm kiểm soát dọc theo bờ biển thông qua vô tuyến tần số cao. Nếu một con tàu nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các trạm, thông tin có thể được trao đổi qua vệ tinh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo nhà cung cấp dữ liệu vận chuyển toàn cầu VesselsValue, trong ba tuần qua, số lượng tàu Trung Quốc gửi tín hiệu tới hệ thống đã “biến mất” gần 90%.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết rằng các trạm AIS dọc theo bờ biển nước này được xây dựng phù hợp theo các quy định quốc tế, hiện chưa bị đóng cửa và vẫn đang hoạt động bình thường. Bộ này nói thêm rằng các nền tảng AIS công khai có sẵn cũng đang vận hành bình thường.
Tuy nhiên, khi được hỏi về lý do tại sao các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển mất quyền truy cập vào dữ liệu, phía Trung Quốc từ chối bình luận.
Theo các nhà phân tích, nguyên nhân lớn nhất chính là do Luật Bảo vệ Thông tin cá nhân của Trung Quốc mới có hiệu lực từ ngày 1/11. Theo đó, các công ty xử lý dữ liệu phải nhận được sự chấp thuận từ chính phủ Trung Quốc trước khi truy cập thông tin để ngăn chặn sự rò rỉ dữ liệu vào tay các chính phủ nước ngoài.
Khi mùa Giáng sinh đang đến gần, việc mất thông tin từ Trung Quốc, nơi sở hữu 6 trên tổng số 10 cảng container nhộn nhịp nhất thế giới, sẽ tạo ra nhiều vấn đề điều phối cho ngành vận tải biển toàn cầu vốn đã gặp khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. Đặc biệt trong năm 2021, nền kinh tế đang trên đà phục hồi, nhu cầu hàng hóa gia tăng nhanh chóng, các chuỗi cung ứng đang phải chịu “căng thẳng lớn” khi các cảng bị tắc nghẽn nghiêm trọng.
Các công ty vận tải dựa vào dữ liệu AIS thu được để dự đoán chuyển động của tàu, theo dõi xu hướng theo mùa và cải thiện hiệu quả hoạt động của cảng. Bà cho biết việc thiếu dữ liệu từ phía Trung Quốc “có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hiển thị chuỗi cung ứng biển” bởi nước này là một trong những nhà nhập khẩu than và quặng sắt lớn, đồng thời cũng là nhà xuất khẩu container lớn trên thế giới.
CNN dẫn lời một chuyên gia nói rằng, việc mất dữ liệu từ tàu của Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến chuỗi cung ứng vì các công ty có thể bị mất thông tin quan trọng về thời gian cập cảng, dỡ hàng và rời tàu.
Bão tuyết gây tê liệt đông bắc Trung Quốc
Bão tuyết hoành hành ở đông bắc Trung Quốc vài ngày qua đã khiến ít nhất một người chết, nhiều trường học phải đóng cửa và giao thông gián đoạn.
Lượng tuyết rơi dày kỷ lục hơn 50 cm được ghi nhận tại một số thành phố ở tỉnh Liêu Ninh và vùng Nội Mông của Trung Quốc. Riêng tại thành phố Thông Liêu ở khu vực Nội Mông, tuyết rơi trong 46 giờ, lâu nhất kể từ năm 1951. Đài truyền hình CCTV cho biết một người đã chết ở thành phố này nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Kể từ khi đợt không khí lạnh tấn công khu vực đông bắc Trung Quốc ngày 7/11, các tỉnh Liêu Ninh, vùng Nội Mông, Cát Lâm, Hắc Long Giang đã ban hành tổng cộng 27 báo động đỏ về bão tuyết, mức cao nhất trong thang cảnh báo của Trung Quốc.
Một người dọn tuyết phủ kín ôtô ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh hôm 9/11. Ảnh: CGTN.
Giao thông ở tỉnh Liêu Ninh bị gián đoạn nghiêm trọng, phần lớn các trạm thu phí đường cao tốc phải đóng cửa ngày 9/11. Ga tàu cũng bị đóng cửa, ngoại trừ ở thành phố Đại Liên và Đan Đông.
Giới chức thành phố Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, nơi ghi nhận lượng tuyết dày hơn 41 cm hôm 9/11, mức kỷ lục từ năm 1905, đã phải huy động 24.000 người và 2.000 máy móc, thiết bị để dọn tuyết và thông các tuyến đường cao tốc.
Tại tỉnh Cát Lâm, khoảng 1.000 người mắc kẹt qua đêm tại các khu vực dịch vụ đường cao tốc. Một số đường cao tốc phải đóng cửa và dịch vụ tàu hỏa cũng phải tạm dừng.
Giới chức Trung Quốc đang nỗ lực tăng công suất điện và nhập khẩu than để đảm bảo nguồn nhiệt giữ ấm cho các hộ gia đình trong đợt lạnh nghiêm trọng này.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Theo số liệu của NHC, trong số...