Hàng loạt siêu máy tính sẽ có trí tuệ như con người trong tương lai?
Chúa tạo ra con người với trí thông minh và với công nghệ của mình, liệu con người có thể phát minh ra những cỗ máy với trí thông minh như loài người?
Vào ngày thứ 2, Intel vừa mới công bố dự án sẽ đưa năng lực siêu máy tính lên mạnh mẽ gấp nhiều lần hiện tại vào cuối thập niên này. Thông tin này lại tình cờ nổ ra ngay sau khi siêu máy tình K của Nhật Bản được công nhận là máy tính nhanh nhất thế giới, với năng lực xử lý gấp hơn ba lần hệ thống Tianhe-1A của Trung Quốc – người giữ ngôi vị quán quân về tốc độ trước đó.
Cuộc đua về sức mạnh của siêu máy tính dường như không có dấu hiệu dịu bớt. Intel công bố cấu trúc Many Integrated Core (MIC) mới của họ sẽ cho phép các siêu máy tính đạt tốc độ exaflop, và đến năm 2020, siêu máy tính nhanh nhất sẽ đạt tốc độ 4 exaflop. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Phải chăng thập niên tiếp theo hiệu năng của máy tính sẽ tiếp tục phát triển với một tốc độ không thể tin được?
Và phải chăng, cuối cùng loài người sẽ tiến đến “điểm dị biến”- một thời khắc tối quan trọng được tiên đoán bởi Ray Kurzweil và các chuyên gia khác. Đó sẽ là thời điểm máy tính đầu tiên có khả năng tự nhận thức và nhân loại sẽ phải chia sẻ thế giới với trí tuệ nhân tạo thực sự. Kurzweil đã dự đoán “điểm dị biến” sẽ xảy ra vào năm 2045. Vậy cái gì là điều kiện cho nó?
Theo đuổi định luật Moore
Có vẻ như, chúng ta không thể tiên đoán “điểm dị biến” sẽ diển ra như thế nào giống như các hiện tượng thông thường khác. Trong lịch sử, nhân loại chưa bao giờ chứng kiến một vật liệu vô cơ đột ngột trở nên có sự sống – dẫu đó có thể là điều chính xác đã xảy trên chính hành tinh của chúng ta hàng tỷ năm trước. Một điều kiện tiên quyết cho trí tuệ nhân tạo mà các nhà vị lai (futurist) đều thống nhất là năng lực của các bộ não máy tính phải tương đương với bộ não con người. Tức là hiệu năng của các bộ não “điện tử” cần đạt đến mức độ tương đương với những gì mà bộ não con người làm được.
Để làm được điều này, các nhà sản xuất vật liệu bán dẫn cần tiếp tục quá trình thu nhỏ các bóng transistor như định luật Moore đã đề ra – tăng gấp đôi mật độ các bóng bán dẫn trên mỗi inch vuông sau mỗi hai năm hoặc khoảng thời gian tương đương.
Video đang HOT
Nghe qua thì có vẻ rất khó khăn, nhưng định luật Moore vẫn được thực hiện trong 5 thập kỉ qua, và Intel đã tuyên bố rằng quy trình 11 nm (nanomet) là hoàn toàn khả thi, và ngay cuối năm nay Intel sẽ chuyển sang quy trình 22 nm.
Vấn đề năng lượng
Một vấn đề rất nan giải là năng lượng. Các nhà sản xuất đang đau đầu để có giải pháp để vận hành các siêu máy tính với tốc độ exaflop mà không phải tiêu tốn một nguồn điện đủ để chiếu sáng một thành phố nhỏ. Intel và các nhà sản xuất bán dẫn khác đã đổ rất nhiều tiền cho việc nghiên cứu tìm ra giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các con chip tương lai, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ chắc chắn thành công?
Liệu máy tính có bao giờ sánh được với bộ óc con người?
Thực tế là các máy tính hiện tại thực sự rất xuất sắc trong việc thực hiện một vài nhiệm vụ – và thậm chí chúng còn vượt trội con người ở một số tác vụ như số học hay gọi lại các dữ liệu lưu trữ trong bộ nhớ. Tuy nhiên chúng lại không thể thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ đồng thời. Trí tuệ như chúng ta biết bao gồm việc xử lí một lượng thông tin đa dạng và khổng lồ thông qua vô số bộ phận nhỏ, và tất cả chi trong vòng một cái chớp mắt. Khi nhìn thấy một người mà bạn quen trong đám đông, ngay lập tức trong đầu bạn đã xâu chuỗi được một hình ảnh hoàn thiện nhờ khả năng xử lí hình ảnh, nhận dạng khuôn mặt, trí nhớ, trí thông minh xã hội, trí thông minh cảm xúc, nhận thức không gian, khả năng ngôn ngữ và hơn thế nữa.
Rất có khả năng, việc thiết kế các máy tính cần một sự thay đổi lớn để chúng cuối cùng có thể xử lí thông tin qua nhiều luồng đồng thời – một điều kiện để các máy tính trở nên “thông minh” thực sự. Không phải Intel hướng đến việc biến “điểm dị biến” của Kurzweil thành hiện thực, nhưng nhà sản xuất chip này có vẻ đã nhận ra các cấu trúc xử lí mới sẽ là tương lai của máy tính.
Vấn đề lõi xứ lí
Các chip có cấu trúc MIC (Many Integrated Core – tạm dịch: nhiều nhân tích hợp) mới của Intel sẽ tích hợp vô số các nhân xử lí trên một khối xử lí duy nhất.
Trong thực tế, cấu trúc MIC có một sự giống nhau đáng ngạc nhiên với Larrabee – dự án vi xử lí đồ họa nền tảng x86 của Intel đã bị đình chỉ trước đây. Đó là một sự nhường sân mà ngay sau đó Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) đã ngay lập tức tận dụng bằng cách phát triển các chip đồ họa với rất nhiều nhân xứ lí có hiệu năng bình thường nhưng lại hoạt động cực kì hiệu quả với các tác vụ đòi hỏi nhiều xử lí song song.
Nhiều khả năng, các siêu máy tính trong tương lai với hiệu năng exaflop sẽ sử dụng các cấu trúc với cực nhiều nhân xử lí chạy song song hơn là cấu trúc với các nhân xử lí mạnh mẽ nhưng hoạt động tương đối tách biệt như hiện tại. Với cấu trúc MIC, Intel đang phát những tín hiệu rõ ràng rằng họ đã chuẩn bị để chuyển một phần sự tập trung của mình ra khỏi cấu trúc liên khối truyền thống đã đem đến cho nhà sản xuất chip nổi tiếng này những thành công rực rỡ suốt nhiều năm qua.
Dĩ nhiên, Intel có thể đã đình chỉ dự án Larrabee, nhưng họ không bao giờ ngừng phát triển những khả năng mà nó mở ra. Năm 2009, nhà sản xuất chip này đã ra mắt một vi xứ lí 48 nhân có tên SCC (a single chip cloud computer) – và rất có thể đây chính là tiền thân của các chip MIC.Và dù Intel hay là ai khác sẽ đưa chúng ta đến “điểm dị biến” của Kurzweil, một điều đáng xem xét là: liệu chúng ta có thực sự muốn nó xảy ra? Một khả năng, trí thông minh máy móc có thể trở thành đồng minh hữu dụng của loài người và làm cho cuộc sống con người trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Hay chúng ta có thể phải đối mặt với một trí tuệ thù địch nhanh chóng trở nên thông minh hơn, dữ dằn hơn con nguời và sinh sôi với một tốc độ khủng khiếp, và đột ngột tất cả sẽ như một cảnh trong phim “The Matrix” hay “The Terminator”. Và rồi loài người sẽ phải đối mặt với một loài mới đầy thù địch và chúng sẽ ngày một thông minh, tàn bạo hơn đồng thời tái sản sinh với một tốc độ khủng khiếp.
Theo Bưu Điện VN
Siêu máy tính tương lai sẽ chạy nhanh gấp 500 lần hiện tại
Bằng cách kết hợp với các CPU dành cho máy chủ Xeon, các chip đa lõi của Intel sẽ xử lý song song hàng triệu luồng khiến cho tăng hiệu suất của máy tính.
Eng Lim Goh, Giám đốc công nghệ của Silicon Graphics International (SGI) hi vọng sẽ tạo ra được một siêu máy tính có tốc độ cực nhanh nhờ vào việc sử dụng kiến trúc vi xử lý đa lõi của Intel.
Knight Ferry là mẫu chip đa lõi thử nghiệm của Intel. Ảnh: Anandtech.
Các vi xử lý dựa trên nên tảng đa lõi kết hợp với nhân x86 tiêu chuẩn và các nhân chuyên dụng sẽ giúp máy tính tăng tốc. Siêu máy tính nhanh nhất hiện nay có hiệu suất đạt 2,5 petaflop (2,5 nghìn tỷ phép tính trên một giây) nhưng các hãng vẫn cố gắng tìm cách cải thiện và gia tăng con số kể trên. Hãng IBM tuyên bố sẽ sử dụng xung ánh sáng để tăng tốc việc truyền dữ liệu giữa các chip với nhau. Những phương pháp này sẽ giúp cho các siêu máy tính đạt hiệu suất tới hơn 1 exaflop tương đương với 1.000 petaflop cho tới trước năm 2020
Goh cho biết thêm, các bộ xử lý trung tâm CPU chuẩn x86 sẽ cần đến những vi xử lý tăng tốc đa lõi như của Intel để có được hiệu suất cao hơn. Ông chia sẻ, "công nghệ xử lý đa nhân giúp chúng tôi có được mật độ tính toán như mong muốn". Nhờ đó, hãng này có thể đưa ra các sản phẩm máy tính có hiệu suất đạt tới đơn vị exaflop cho tới năm 2018.
Các bộ xử lý đồ hoạ (GPU) đang được sử dụng để tăng thêm số phép tính trên giây thực hiện được trên CPU. Một số vi xử lý tăng tốc đạt được kết quả như mong đợi trong khi đó một số khác không làm thoả mãn bởi người dùng phải mất thời gian và tiền của cho việc chuyển đổi các ứng dụng để làm việc với vi xử lý.
Tianhe - 1A là siêu máy tính "khủng" nhất thế giới với hiệu suất cao nhất đạt 4,7 petaflop. Ảnh: Dv.
Kiến trúc đa lõi của Intel sẽ giải quyết vấn đề kể trên bằng cách đưa nhiều vi xử lý chuyên dụng vào trong một con chip có thể chạy các phần mềm chuẩn x86. Đây có thể được coi là câu trả lời của nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới với các dòng GPU của nVIDIA và AMD. Siêu máy tính "khủng" nhất thế giới có tên Tianhe-1A ở Trung Quốc được tích hợp vi xử lý với hàng nghìn nhân CPU Intel và chip xử lý đồ hoạ của nVIDIA cho hiệu suất trung bình là 2,5 petaflop. Hiệu suất cao nhất của siêu máy tính này đạt tới 4,7 petaflop.
Intel đã giới thiệu chip đã lõi thử nghiệm đầu tiên của mình vào tháng 6 năm ngoái với mã hiệu Knight Ferrry. Vi xử lý của Intel nằm trong một khay PCI Express (hệ thống card mở rộng của máy tính). Knight Ferrry có 32 lõi và các lõi CPU được kết nối với nhiều đơn vị xử lý cấu trúc véc-tơ. Mặc dù vẫn chưa đưa ra bản thương mại nhưng Intel đã đưa một số lượng nhỏ chip trên đưa tới các tổ chức hiện đang viết phầm mềm cho kiến trúc này.
John Hengeveld, Giám đốc marketing cho Data Center Group của Intel cho biết, một máy chủ Xeon với tám chip Knight Ferry có hiệu suất 7,4 teraflop. Intel dự kiến sẽ cho ra mắt bản thương mại của thế hệ chip đa lõi với 50 nhân, mã hiệu Knights Corner. Thế hệ chip này sẽ được gia công bằng công nghệ 22nm. Trong khi đó, Knight Ferry được chế tạo nhờ quy trình 45nm.
Theo Số Hóa
Siêu máy tính K của Nhật giành ngôi đầu thế giới Tập đoàn chế tạo máy tính Fujitsu của Nhật Bản cho biết, siêu máy tính K do tập đoàn này và Học viện nghiên cứu Riken phát triển, đã được xếp hạng đứng đầu thế giới về thành tích lần đầu tiên kể từ năm 2004. Siêu máy tính K của Nhật Bản. (Nguồn: Riken) Siêu máy tính K được xếp ở vị...