Hàng loạt quỹ ETFs trên thị trường Việt Nam bị rút vốn trong tuần 16-20/3
Thống kê giao dịch cho thấy hầu hết các quỹ ETFs lớn trên thị trường như Vaneck Vectors Vietnam ETF ( VNM ETF), FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF hay iShare MSCI Frontier 100 ETF đều bị rút vốn mạnh trong tuần qua.
Tuần giao dịch 9-13/3 diễn ra không mấy tích cực khi thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chịu áp lực bán mạnh. Chốt tuần giao dịch, chỉ số VN-Index dừng tại 761,78 điểm, giảm 14,55% so với tuần trước và được ghi nhận là tuần giảm điểm mạnh nhất của thị trường kể từ tháng 3/2008 tới nay (12 năm).
Áp lực bán ròng khá mạnh của khối ngoại với giá trị hơn 2.000 tỷ đồng phần nào khiến thị trường thêm ảm đạm trong tuần qua. Đà bán ròng của khối ngoại thời gian gần đây có “đóng góp” không nhỏ từ các quỹ ETFs.
Thống kê giao dịch cho thấy hầu hết các quỹ ETFs lớn trên thị trường như Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF), FTSE Vietnam ETF, VFMVN30 ETF hay iShare MSCI Frontier 100 ETF đều bị rút vốn mạnh trong tuần qua.
Cụ thể, trong tuần 9-13/3, VNM ETF đã bị rút ròng tới 650 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 8,11 triệu USD (190 tỷ đồng), đánh dấu tuần thứ 3 liên tiếp quỹ bị rút vốn. Hiện danh mục VNM ETF có 70% cổ phiếu Việt Nam, do đó ước tính quỹ đã bán ròng khoảng 132 tỷ đồng trên thị trường Việt Nam tuần qua.
Một quỹ ETF lớn khác là FTSE Vietnam ETF cũng bị rút ròng lượng chứng chỉ quỹ trị giá 2,83 triệu USD (66 tỷ đồng). Trong tuần trước đó (1-6/3), FTSE Vietnam ETF cũng bị rút vốn khá mạnh với giá trị lên tới gần 6 triệu USD.
Video đang HOT
Tuần giao dịch này (16-20/3), cả 2 quỹ VNM ETF, FTSE Vietnam ETF sẽ hoàn tất cơ cấu danh mục định kỳ quý 1 và theo ước tính 2 quỹ này sẽ bán ra tổng cộng gần 14 triệu cổ phiếu ROS (do loại khỏi danh mục).
Quỹ ETF nội VFMVN30 ETF cũng bị rút ròng 10,4 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 125 tỷ đồng trong tuần qua và đây cũng là tuần VFMVN30 ETF bị rút vốn mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay.
Quỹ ETF chuyên đầu tư vào thị trường cận biên iShare MSCI Frontier 100 ETF cũng bị rút ròng 200 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 5 triệu USD trong tuần qua.
Trong khi đó, 2 quỹ KIM Kindex VN30 ETF và Premia MSCI Vietnam ETF không có biến động về dòng vốn trong tuần qua.
Nhìn chung các quỹ ETFs đang có xu hướng rút vốn không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Lo ngại kinh tế suy thoái bởi tác động dịch Covid-19 là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Dù vậy, dòng vốn ETFs tại Việt Nam vẫn đón nhận những điểm sáng với sự xuất hiện của nhiều quỹ mới. Vào ngày 18/3 tới đây, quỹ SSIAM VNFin Lead ETF sẽ chính thức niêm yết trên HoSE. Trong giai đoạn IPO, SSIAM VNFin Lead ETF đã huy động được 262 tỷ VNĐ, quy mô ban đầu dự kiến 25-30 triệu USD. Không những vậy, SSIAM cũng cho biết có ý định thành lập thêm quỹ SSIAM VN30 ETF ngay trong năm nay.
Ngoài ra, VFM cũng đã được cấp giấy chứng nhận chào bán chứng chỉ quỹ VFMVN Diamond ETF với quy mô tối thiểu 50 tỷ đồng. Việc có nhiều quỹ ETFs mới xuất hiện sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường trong bối cảnh thị trường ảm đạm như lúc này.
Theo Trí thức trẻ
Cơ cấu ETFs quý 1: Để ngỏ khả năng loại ROS khỏi danh mục FTSE Vietnam ETF
BSC dự báo FTSE Vietnam Index sẽ không thêm mới và nhiều khả năng loại ROS do vốn hóa điều chỉnh free float 56,3 triệu USD (bằng 58% so với chuẩn). Trước đó, CTCK SSI cũng để ngỏ khả năng loại ROS khỏi danh mục, dù vậy việc hồi phục mạnh những ngày gần đây đang giúp cổ phiếu này có cơ hội ở lại rổ FTSE Vietnam Index.
CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa đưa ra dự báo rổ thành phần FTSE Vietnam Index và MVIS Vietnam Index. Đây là 2 chỉ số tham chiếu của 2 quỹ FTSE Vietnam ETF và Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF).
Chỉ số FTSE Vietnam Index sẽ công bố thay đổi vào ngày 6/3, còn với MVIS Vietnam Index là 13/3. 2 quỹ FTSE Vietnam ETF và VNM ETF sẽ hoàn tất cơ cấu trong ngày 20/3.
Hiện tổng quy mô 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF lên tới 684 triệu USD. Do đó, hoạt động cơ cấu của 2 quỹ này sẽ có ảnh hưởng nhất định tới thị trường.
Dựa vào dữ liệu ngày 12/2, BSC dự báo FTSE Vietnam Index sẽ không thêm mới và nhiều khả năng loại ROS do vốn hóa điều chỉnh free float 56,3 triệu USD (bằng 58% so với chuẩn). Trước đó, CTCK SSI cũng để ngỏ khả năng loại ROS khỏi danh mục, dù vậy việc hồi phục mạnh những ngày gần đây đang giúp cổ phiếu này có cơ hội ở lại rổ FTSE Vietnam Index.
Ngoài ra, cổ phiếu PLX hiện tại có thanh khoản bình quân 590 nghìn USD/phiên so với tiêu chuẩn 600 nghìn USD/phiên nếu thanh khoản không cải thiện trong 2 tuần tới thì cổ phiếu này cũng có khả năng bị loại do thanh khoản.
Với trường hợp MVIS Vietnam Index, BSC cho rằng chỉ số này sẽ không thêm mới hay loại bỏ cổ phiếu. Lưu ý với trường hợp cổ phiếu STB có thể được cân nhắc đưa lại danh mục sau 3 kỳ bị loại. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam giảm sâu xuống mức 68,8% và có khả năng được mua bổ sung nếu giữ mức thấp tại thời điểm chốt dữ liệu.
Một số cổ phiếu có thay đổi lớn của 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF: Ở chiều mua gồm MSN ( 1,19 triệu CP), SBT ( 1,15 triệu CP), VRE ( 1,09 triệu CP) và ở chiều bán gồm ROS (-1,4 triệu CP), HPG (-0,78 triệu CP), VCB (-0,46 triệu CP).
Lũy kế từ đầu năm tới ngày 14/2, VNM ETF đã phát hành ròng lượng chứng chỉ quỹ trị giá 2,3 triệu USD. Ở chiều ngược lại, FTSE Vietnam ETF bị rút ròng 2,3 triệu USD.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chuyển động ETFs: VNM ETF, KIM VN30 ETF bị rút vốn, VFMVN30 ETF hút tiền trở lại trong tháng 11 Diễn biến kém tích cực của thị trường trong tháng 11 có một phần nguyên nhân từ sự thiếu đồng thuận của dòng tiền ngoại, tiêu biểu là dòng tiền ETFs. Trái với đà bứt phá của thị trường Thế giới, chứng khoán Việt Nam giao dịch khá ảm đạm trong tháng 11. Dù có thời điểm VN-Index áp sát mốc 1.030 điểm...