Hàng loạt nhà máy ô tô khắp thế giới đóng cửa, giá xe tăng kỷ lục
Đại dịch Covid-19 vẫn phức tạp khiến hàng loạt nhà máy ô tô trên khắp thế giới của các ông lớn như Toyota, Volkwagen, Ford, GM.. phải đóng cửa. Khủng hoảng thiếu chip vẫn căng thẳng và người tiêu dùng đối mặt với giá ô tô tăng cao.
Theo phân tích của hãng CNN, tình hình của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu khá bi đát do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trước đó, giới kinh doanh ô tô dự báo, nguồn cung chip cho máy tính và sản xuất ô tô sẽ phục hồi trở lại trong quý II- III/2021. Nhưng, sự gia tăng mạnh mẽ số ca mắc Covid-19 trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á đang gây ra một đợt thiếu linh kiện bán dẫn mới dẫn tới làn song đóng cửa các nhà máy ô tô trên toàn cầu. Điều đó có thể khiến giá xe hơi bị đẩy lên cao ngất ngưởng.
Vừa qua, Toyota, nhà sản xuất ô tô bán chạy nhất thế giới, thông báo sẽ ngừng hoạt động 14 nhà máy ở Nhật Bản vào tháng 9/2021 do tác động của Covid-19. Điều đó có nghĩa là, hãng sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 40% tại các nhà máy này. Toyota cũng phải đóng cửa các nhà máy khác trên toàn cầu, sản lượng ở Bắc Mỹ có thể sẽ giảm từ 40% đến 60%.
Tương tự, Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 cho biết, họ cũng sẽ sớm buộc phải cắt giảm sản lượng.
Mức sụt giảm doanh thu của các nhà sản xuất ô tô là điều có thể lường trước được. Nguồn: Autocar.
Hãng xe Đức Volkswagen cho biết: “Các đợt bùng phát mới do Covid-19 ở châu Á, ví dụ như ở Malaysia, đang dẫn đến việc đóng cửa thêm các cơ sở sản xuất chất bán dẫn quan trọng. Khi mọi thứ ngừng trệ, chúng tôi nghĩ rằng nguồn cung chip sẽ tiếp tục biến động và căng thẳng trong quý III/2021. Không thể loại trừ những điều chỉnh sâu hơn đối với sản xuất.”
Được biết, Malaysia là nhà cung cấp chip lớn trong ngành công nghiệp ô tô.
Tuyên bố của Toyota và Volkswagen tiếp nối những thông báo tương tự đến từ các nhà sản xuất ô tô khác, bao gồm General Motors , Ford và Stellantis (hợp nhất của Fiat Chrysler và PSA Group vào đầu năm nay).
Tesla và các công ty mới nổi như Nikola cũng cho rằng đang phải chạy đua với tình trạng thiếu phụ tùng để chế tạo những chiếc xe tải điện đầu tiên vào cuối năm nay.
Bà Kristin Dziczek, Phó chủ tịch cấp cao Bộ phận nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu ô tô Mỹ, cho biết: “Tình trạng thiếu chip đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất. Hiện, có quá nhiều sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu hụt linh kiệ bộ phận ô tô hoặc tình trạng nghẽn đọng ở các cảng. Có rất nhiều các yếu tố ràng buộc khiến việc quay trở lại sản xuất liên tục là khó khăn”.
Video đang HOT
Nhìn chung, sản xuất ô tô trên toàn cầu đã chững lại trong quý II năm nay do tình trạng thiếu chip. Mặc dù vậy, các nhà sản xuất ô tô vẫn dự đoán rằng tình trạng này sẽ giảm trong nửa cuối năm nay, và điều đó sẽ cho phép họ bắt kịp sản xuất.
Tuy nhiên, sau đó, biến thể Delta xuất hiện, tỷ lệ tiêm chủng ở Đông Nam Á vẫn còn ở mức thấp đã làm phức tạp thêm vấn đề cho các nhà cung cấp.
Trang CNN nhận định, sự thiếu hụt chip đã đeo bám ngành công nghiệp vào cuối năm 2020 và 8 tháng đầu năm 2021 chủ yếu là do sai lầm trong việc lập kế hoạch hơn là do đại dịch trực tiếp gây ra.
Đầu năm 2020, việc tạm dừng hoạt động của các đại lý và ngừng các đơn đặt hàng tại nhà máy đã gây ra tình trạng mất việc làm lớn dẫn đến sụt giảm doanh số ô tô bán ra. Lúc này, các nhà sản xuất ô tô buộc phải cắt giảm đơn đặt hàng. Họ dự đoán, suy thoái kinh tế sâu sắc sẽ làm thu hẹp đáng kể nhu cầu của người tiêu dùng đối với ô tô mới trong nhiều tháng và có thể là nhiều năm tới.
Thế nhưng thực tế thị trường cho thấy, nhu cầu về ô tô đã nhanh chóng tăng trở lại, khiến các nhà sản xuất ô tô không có đủ nguồn cung cấp chip mà họ cần. Cụ thể, các nhà cung cấp chip đã bán những lô hàng mà trước đó bị các nhà sản xuất ô tô cắt giảm cho các công ty sản xuất máy tính, bảng điều khiển trò chơi điện tử và các thiết bị điện tử khác, do nhu cầu về những thiết bị này đã tăng lên trong thời kỳ đại dịch.
Người tiêu dùng tiếp tục đối mặt với việc nguồn cung xe hạn chế tại các đại lý. Do đó, giá ô tô toàn cầu sẽ tăng cao kỷ lục đối với cả xe mới lẫn xe cũ. CNN ước tính, giá xe cũ tại Mỹ đã tăng tới 30%, trung bình khoảng 26.500 USD/xe và giá xe mới đã tăng 5%, trung bình hơn 41.500 USD/xe.
Với tình trạng này, ngành sản xuất ô tô sẽ không thể phục hồi lại bình thường vào cuối năm nay.
Khám phá sức hút của Tesla Model S 2020
Dưới đây là tất cả những gì bạn nên biết về chiếc sedan chạy điện đã từng gây cơn sốt trên thế giới, Tesla Model S 2020 với hệ thống truyền động Raven.
Tesla ra mắt Model S vào năm 2012 đã trở thành cơn sốt trong ngành công nghiệp ô tô. Nó đã thay đổi cách nhìn của ngành công nghiệp ô tô về sự quan trọng của xe chạy năng lượng điện.
Nối gót Tesla, hiện nay có rất nhiều "ông lớn" ngành ô tô thế giới đã chuyển sang mở rộng sản xuất xe điện, từ Porsche, Mercedes cho đến những hãng ô tô truyền thống khác.
Tesla trở thành cơn sốt trong thế giới ô tô. (Ảnh: Telsa)
Tesla Model S là một trong những chiếc EV bán chạy nhất trên thị trường và khiến các đối thủ mới như Porsche Taycan và Audi e-Tron GT phải ra sức chạy đua.
Phiên bản hiệu năng cao Model S Plaid vừa được tiết lộ gần đây, hiện đang là mũi tên chiến lược của dòng Tesla Model S, nhờ đạt tốc độ 0-96 km/h chưa đầy 2 giây. Nhưng trước khi Plaid xuất hiện thì Model S đã là kẻ thống trị cuộc đua hiệu suất.
Tesla Model S có phạm vi hoạt động đáng nể là 560 km. (Ảnh: Telsa)
Vào tháng 4 năm 2019, Tesla đã công bố bản cập nhật cho Model S với hệ thống truyền động Raven nhằm tăng phạm vi hoạt động và hiệu suất của nó mà không làm tăng dung lượng pin.
Tesla Model S sử dụng pin công suất 100kWh, được trang bị động cơ nam châm vĩnh cửu ở trục trước, sản sinh công suất 275 mã lực và mô-men xoắn 310 lb-ft. Xe có một động cơ cảm ứng ở trục sau với công suất 503 mã lực và mô-men xoắn 531 lb-ft. Nhờ đó, xe được gia tăng phạm vi hoạt động thêm 10% và cải thiện đáng kể về hiệu suất.
Ngoài ra, Tesla Model S được trang bị hệ thống treo khí nén có khả năng điều khiển trực tiếp hệ số đàn hồi để thay đổi chiều cao và thích nghi với các điều kiện chuyển động của ô tô.
Đồng thời, nó cho phép xe được sạc ở mức 200 kW trên hệ thống sạc thế hệ thứ 3 (V3 Superchargers) và 145 kW trên hệ thống sạc thế hệ thứ 2 (V2 Superchargers), giúp bộ pin của Model S được sạc lại với tốc độ nhanh hơn 50%.
Nhờ các bản cập nhật, Model S Performance 2020 với chế độ Ludicrous có thể tăng tốc 0-96 km/h chỉ trong 2,4 giây. Đặc biệt, ở chế độ tăng tốc nhanh "Cheetah stance" thời gian tăng tốc sẽ rút ngắn thêm 1/10 giây! Có thể đạt được tốc độ tối đa 262 km/h.
Model S Performance năm 2020 có phạm vi hoạt động đáng nể lên đến 560 km, theo xếp hạng của EPA.
Model S có nội thất tối giản với màn hình cảm ứng 17 inch. (Ảnh: Telsa)
Kể từ khi ra đời, Model S hầu như không thay đổi trong thiết kế. Phiên bản năm 2020 không có gì khác biệt nhưng nó vẫn toát lên vẻ bóng bẩy và hiện đại.
Một số điểm nổi bật của mẫu Performance bao gồm: Bộ 2 Đèn LED DRLs, nóc kính màu, bánh xe hợp kim 19 -21 inch, cánh lướt gió bằng sợi carbon và tay nắm cửa có thể thu vào.
Model S có nội thất tối giản, chiếm ưu thế bởi màn hình cảm ứng 17 inch, điều khiển hầu hết mọi chức năng từ kiểm soát khí hậu, điều hướng đến thông tin giải trí.
Các trang bị tiêu chuẩn bao gồm: ghế lái chỉnh điện 12 hướng, ghế trước và sau có đệm sưởi, cửa xe sẽ được mở bằng smartphone và không còn chìa khoá, camera lùi HD, kiểm soát khí hậu 2 vùng và 8 túi khí.
Theo tiêu chuẩn, Model S được trang bị nội thất bên trong bằng gỗ tần bì màu đen. Người mua phải trả một khoản chi phí từ 1.500 đô la đến 2.000 đô la để có thể tùy chọn màu sắc khác nếu muốn.
Xe có 5 chỗ ngồi được bọc da êm ái, khoang hàng với sức chứa gần 0.74 m3. Vì vậy, Model S là một chiếc xe hữu dụng hơn so với những chiếc sedan cùng kích thước khác.
Công nghệ tự lái Autopilt tiêu chuẩn trên Model S giúp: cảnh báo va chạm, phanh khẩn cấp, giám sát điểm mù, kiểm soát hành trình thích ứng và hỗ trợ giữ làn đường. Người dùng có thể chọn khả năng tự lái hoàn toàn và phải trả thêm 7.000 đô la cho các tính năng như: chuyển làn đường tự động, tính năng triệu hồi xe thông minh "Smart Summon" giúp người lái có thể dễ dàng lấy xe ra khỏi những bãi đỗ xe chật hẹp.
Một chiếc Model S đã qua sử dụng vẫn có giá khá cao. (Ảnh: Telsa)
Vào thời điểm ra mắt thị trường, Tesla Model S Performance 2020 từng có giá bán lẻ 93.190 đô la (khoảng 2,1 tỷ đồng). Nếu thêm các tính năng tùy chọn, đặc biệt là chức năng 'Tự lái hoàn toàn' thì xe có mức giá hơn 100.000 đô la (khoảng 2,3 tỷ đồng).
Giá hiện nay cho một chiếc Model S đã qua sử dụng vẫn khá cao, dao động từ 90.000 đô la đến 95.000 đô la (tức 2-2,2 tỷ đồng).
Ninh Bình, Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước UBND tỉnh Ninh Bình và Quảng Nam vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đề xuất các chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Ninh Bình, Quảng Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước Theo hai văn bản này, UBND...