Hàng loạt ngân hàng sắp ‘đổ bộ’ lên sàn
Sau nhiều lần trì hoãn, nhiều ngân hàng thương mại đã chính thức công bố thời điểm lên sàn chứng khoán, trong bối cảnh cổ phiếu ngành này đang khả quan.
Một số NH thương mại như OCB, VIB, cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch sẽ niêm yết trên HoSE trong năm nay.
Làn sóng lên sàn, chuyển sàn của các ngân hàng (NH) thương mại được dự báo diễn ra mạnh trong thời gian tới, theo yêu cầu 100% NH TMCP phải niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chính thức theo đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến hết năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ. Dưới góc nhìn của chuyên gia, lên sàn lúc thị trường chứng khoán đang khởi sắc trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, cũng là tín hiệu tích cực.
Thêm nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về việc chính thức đưa cổ phiếu của NH TMCP Nam Á (NamABank, NAB) lên sàn UPCoM từ ngày 9/10.
Theo đó, hơn 389 triệu cổ phiếu NAB sẽ được giao dịch lần đầu trên sàn chứng khoán với giá tham chiếu 13.500 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị chứng khoán đăng ký giao dịch là 3.890 tỷ đồng, tương ứng với vốn điều lệ hiện tại của NH này. Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với Nam A Bank là 30% vốn điều lệ, NH này vẫn chưa có cổ đông lớn nước ngoài.
Nhiều ngân hàng thương mại sẽ lên sàn chứng khoán trong thời gian tới .Ảnh: Tấn Thạnh.
HĐQT Nam A Bank cũng vừa thông báo thay đổi vốn điều lệ của NH từ hơn 3.890 tỷ đồng lên 4.564 tỷ đồng. Số vốn điều lệ thay đổi tương ứng tăng thêm hơn 67,4 triệu cổ phiếu thông qua chào bán ra công chúng cho cổ đông hiện hữu, phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) và chào bán riêng lẻ.
Cổ phiếu của Nam A Bank trên sàn OTC đang được giao dịch khoảng 11.200 đồng/cổ phiếu.
NH TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, UPCoM: LPB) cho biết đã nộp hồ sơ lên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Nếu được chấp thuận, LienVietPostBank sẽ là NH niêm yết đầu tiên trong năm 2020, mở đường cho những cái tên tiếp theo đang xúc tiến lên sàn, chuyển sàn như: NH TMCP Á Châu (ACB), NH TMCP Quốc tế (VIB), NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), NH TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), NH TMCP Phương Đông (OCB)…
“Do chuẩn bị kỹ càng, nộp hồ sơ sớm nên LienVietPostBank đã được HoSE chấp thuận nguyên tắc, tiến độ niêm yết cổ phiếu LPB sẽ sớm hơn so với các NH khác từ 1-2 tháng. Có thể nói, LienVietPostBank đã bảo đảm mục tiêu hoàn tất niêm yết trong năm nay và sẵn sàng dẫn đầu trong làn sóng chuyển sàn của các NH thương mại” – đại diện NH này nói.
Video đang HOT
Một cái tên khác cũng gây chú ý trên thị trường gần đây là MSB, khi vừa công bố tất toán toàn bộ nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và chuẩn bị niêm yết tại HoSE. Theo đại diện MSB, niêm yết cổ phiếu MSB lên sàn là mục tiêu quan trọng tiếp theo góp phần giúp NH nâng cao vị thế trên thị trường, bảo đảm quyền lợi tối đa của cổ đông, đối tác, khách hàng và cán bộ, nhân viên.
Trước đó, một số NH thương mại như OCB, VIB, cổ đông cũng đã thông qua kế hoạch sẽ niêm yết trên HoSE trong năm nay. Lãnh đạo VIB cho hay lên sàn là thông tin tích cực cho nhà đầu tư, bởi cổ phiếu VIB nằm trong nhóm cổ phiếu NH được săn đón nhưng chưa vào danh mục đầu tư của các tổ chức và quỹ đầu tư do vẫn còn niêm yết trên UPCoM.
Cổ đông SHB cũng đồng thuận đưa cổ phiếu từ HNX sang giao dịch trên HoSE, thời gian cụ thể giao HĐQT thực hiện; cổ đông ACB cũng thông qua việc chuyển sàn từ HNX sang HoSE…
Nhiều cổ đông của OCB đang chờ thời điểm NH chính thức lên sàn để có thể dễ dàng giao dịch, đầu tư cổ phiếu này. Giá cổ phiếu OCB trong khoảng 2 tháng qua trên sàn OTC tăng khá mạnh từ khoảng 12.000 đồng lên 17.000 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu ngân hàng đang hấp dẫn
Năm 2020 là hạn chót quy định các NH TMCP phải hoàn thành việc niêm yết, đăng ký giao dịch chính thức trên thị trường chứng khoán. Do đó, cùng với làn sóng lên sàn, xu hướng chuyển từ UPCoM sang HoSE cũng mạnh hơn, giúp thị trường có thêm sự lựa chọn cho nhà đầu tư.
Theo các NH, việc niêm yết cổ phiếu lên sàn không chỉ góp phần nâng cao hình ảnh và nhận diện thương hiệu, mà còn giúp nâng tầm hoạt động quan hệ giữa nhà đầu tư và NH. Cổ phiếu sẽ là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các mục tiêu tăng trưởng của NH trong tương lai, đặc biệt với những NH đang có nhu cầu tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài…
Thực tế, hiệu ứng của việc NH lên sàn, chuyển sàn đang diễn ra khá rõ nét ở một số mã cổ phiếu. Đơn cử như tại LienVietPostBank, gần đây lượng giao dịch cổ phiếu LPB sôi động hơn, bình quân hàng chục triệu cổ phiếu mỗi phiên giao dịch. Kỷ lục có những phiên mã LPB khớp lệnh gần 17 triệu cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch hơn 183 tỷ đồng. Giá cổ phiếu LPB cũng cải thiện đáng kể khi có phiên lên 11.600 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong nhiều tháng qua.
Theo nhiều chuyên gia, cổ phiếu NH nằm trong nhóm những cổ phiếu có mức tăng trưởng khả quan gần đây và thông tin các NH lên sàn, chuyển sàn sẽ tiếp tục đem lại tín hiệu tích cực. Như với VIB, cổ phiếu của NH này đã tăng hơn 30% trong khoảng 1 tháng qua, từ mức 23.000 đồng lên 33.000 đồng (tính đến ngày 7-10)…
Chuyên gia tài chính – TS Huỳnh Trung Minh nhận định ngành NH dù bị tác động bởi đại dịch Covid-19 nhưng nếu so với nhiều ngành hàng khác vẫn thấy có tín hiệu tích cực thu hút nhà đầu tư. Hiện một số NH đã hết hạn mức tăng trưởng tín dụng, hoạt động kinh doanh đang tốt lên. Do đó, thông tin NH lên sàn, chuyển sàn thời điểm này sẽ tạo nhiều sự lựa chọn hơn cho thị trường, tạo điểm sáng để thu hút nhà đầu tư rót vốn, nắm giữ cổ phiếu…
“Sức hút từ cổ phiếu NH vẫn khá tốt trong bức tranh khó khăn của một số ngành vào thời điểm này. Thêm nhiều mã cổ phiếu niêm yết trên sàn sẽ tạo thêm làn gió mới cho thị trường chứng khoán” – TS Huỳnh Trung Minh nói.
Chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh – Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán MayBank Kim Eng – phân tích trong 6 tháng qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng. Trong quý III vừa kết thúc, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh thứ 5 của thế giới, còn tính riêng trong tháng 8 là tăng mạnh nhất thế giới… Những thông tin này tạo nên sự hào hứng cho nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh thị trường gần đây ghi nhận thêm khá nhiều nhà đầu tư mới tham gia.
Lên sàn sẽ giúp hoạt động của các NH trở nên minh bạch hơn, huy động vốn từ nhà đầu tư tốt hơn, nhất là tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để nâng cao vị thế.
“Lên sàn cũng là cách định giá lại giá trị cổ phiếu của NH. Thực tế trong quá khứ, một số NH quy mô nhỏ nhưng khi lên sàn lập tức được định giá rất cao nhờ hoạt động kinh doanh khả quan, được nhà đầu tư tìm kiếm và thu hút sự chú ý” – ông Phan Dũng Khánh nhìn nhận.
Ngân hàng 'thắng lớn' từ chứng khoán đầu tư
Nhiều tổ chức tín dụng báo lãi từ chứng khoán đầu tư tăng hàng chục, trăm lần.
Ngân hàng tăng đầu tư vào chứng khoán nợ như trái phiếu, tín phiếu...
NHNN phát hành tín phiếu liên tiếp trong 6 tuần giữa quý I, đẩy giá trị lưu hành đạt 147.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh thu nhập lãi thuần bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các hoạt động ngoài lãi, nổi bật là mua bán đầu tư chứng khoán, của các ngân hàng ghi nhận tăng trưởng đột biến hàng chục lần, trăm lần trong quý I.
Đứng đầu về tăng trưởng lãi mua bán chứng khoán đầu tư là VIB (UPCoM: VIB) với 51 tỷ đồng, gấp 36 lần cùng kỳ 2019. Giá trị chứng khoán đầu tư của VIB ở mức 44.087 tỷ đồng vào cuối quý I, tăng 58% so với đầu năm.
Xếp sau VIB, VietABank ghi nhận tăng trưởng lãi từ đầu tư chứng khoán 34 lần, đạt 16,7 tỷ đồng. Ngân hàng có 13.170 tỷ đồng chứng khoán đầu tư, giảm 2% so với đầu năm nhưng không được công bố chi tiết.
Lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %
Các vị trí tiếp theo thuộc về ACB tăng 19 lần đạt 348,8 tỷ đồng và VietBank tăng 13 lần đạt gần 159 tỷ đồng lãi từchứng khoán đầu tư . ACB đang có 54.187 tỷ đồng giá trị chứng khoán đầu tư, giảm 3% so với đầu năm, với 14.246 tỷ đồng chứng khoán nợ sẵn sàng đề bán và 39.940 tỷ đồng chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn.
SeABank và VPBank (HoSE: VPB) cũng là 2 ngân hàng tăng trưởng tốt mảng hoạt động trên.SeABank ghi nhận tăng trưởng 251%, đạt 34,7 tỷ đồng, trong khi VPBank đạt 520,7 tỷ đồng, cao hơn 208% so với quý I/2019.
Ở chiều ngược lại, một số nhà băng cũng ghi nhận lãi ở mảng hoạt động này thấp hơn quý I/2019 gồm Sacombank giảm 18%, TPBank giảm 19% và LienVietPostBank lỗ gần 64 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 14 tỷ đồng).
Vì sao tăng?
Trong cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng, giá trị lớn chủ yếu là chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá, các công cụ phái sinh có tính an toàn qua, rủi ro thấp. Trong đó, trái phiếu thường là loại hình đầu tư phổ biến nhất. Sản phẩm này có thể được phát hành bởi Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc các tổ chức tín dụng (TCTD) khác với lãi suất cố định và có kỳ hạn. Ngân hàng sẽ hưởng lãi định kỳ và và tất toán khoản đầu tư vào ngày đáo hạn hoặc khi chủ thể phát hành mua lại trái phiếu. Bên cạnh đó, tín phiếu cũng là một trong những loại hình được ngân hàng lựa chọn, do Ngân hàng Nhà nước phát hành, nên gần như không có rủi ro.
Trái phiếu và tín phiếu đều là 2 sản phẩm biến động trong quý I. Đơn cử với tín phiếu, từ tháng 2, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu trong 6 tuần liên tiếp, đưa giá trị lượng chứng khoán nợ này lưu hành trên thị trường ở mức 147.000 tỷ đồng.
Ngân hàng thương mại là các đối tượng mua và đầu tư sản phẩm này, trong đó có VIB. Đây có thể là động lực khiến lãi từ chứng khoán đầu tư của VIB tăng 36 lần. Trong quý I, giá trị chứng khoán đầu tư của VIB tăng 58% so với đầu năm lên 44.087 tỷ đồng,chủ yếu là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Ngân hàng này đã mua vào gần 14.000 tỷ đồng tín phiếu 3 tháng qua. Bên cạnh đó, VIB cũng có 18.593 tỷ đồng chứng khoán nợ do các TCTD khác phát hành, cùng trái phiếu Chính phủ và chứng khoán nợ khác.
Ngoài VIB, VPBank cũng mua hơn 9.038 tỷ đồng tín phiếu của NHNN. Các ngân hàng khác không phân tích chi tiết trong báo cáo tài chính song hơn 147.000 tỷ đồng tín phiếu sẽ nằm trong chứng khoán nợ của nhiều đơn vị.
Mặt khác, trái phiếu của doanh nghiệp và TCTD cũng có thể đóng góp lợi nhuận lớn trong quý I, dù có thể được mua với không ít mục đích.
Giá trị khoản chứng khoán đầu tư của các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
VPBank, TPBank... đã tăng đầu tư tại chứng khoán nợ do các TCTD và tổ chức kinh tế phát hành. Cụ thể, giá trị chứng khoán đầu tư của VPBank tăng 28% so với đầu năm, lên 88.120 tỷ đồng. Trong đó, giá trị chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế phát hành gấp 2 lần đầu năm, ở quanh 29.046 tỷ đồng. TPBank cũng nâng giá trị chứng khoán nợ đầu tư do các tổ chức kinh tế và TCTD lần lượt 97% và 11% so với đầu năm, lần lượt ở mức 17.123 tỷ đồng và 9.425 tỷ đồng.
Bên cạnh khoản lãi định kỳ hàng năm các trái chủ nhận được, khi nhà phát hành mua lại trái phiếu trước hạn, trái chủ có thể nhận được khoản lãi tất toán. Ở quý đầu tiên, nhiều ngân hàng như VPBank, BIDV, MSB... cùng một số doanh nghiệp bất động sản như Đất Xanh, Phát Đạt, Novaland... đã mua lại trái phiếu trước hạn.
Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương với lãi suất cố định cũng đóng góp vào thu nhập từ chứng khoán đầu tư. Nhiều nhà băng đã tăng đầu tư vào loại hình này trong quý I, đơn cử như VietBank tăng 54% giá trị chứng khoán Chính phủ, chính quyền địa phương lên hơn 5.457 tỷ đồng. TPBank cũng mua gần 5.400 tỷ đồng chứng khoán Chính phủ trong quý I, tương đương tăng 96% lên hơn 11.006 tỷ đồng.
Lê Hải
Gói hỗ trợ 285.000 tỷ đồng: Ngân hàng sẽ không hạ chuẩn cho vay Ngân hàng Nhà nước sẽ đơn giản hoá thủ tục cho vay nhưng không nới lỏng điều kiện cho vay nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và hoạt động lành mạnh của ngành ngân hàng. Trước phản ánh của nhiều doanh nghiệp khó khăn tiếp cận gói tín dụng lãi suất thấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân...