Hàng loạt ngân hàng báo lãi 6 tháng đầu năm: Thực hay ảo?
Chuyên gia tài chính nghi ngại Thông tư 01 của Ngân hàng nhà nước tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại che giấu nợ xấu.
Liêp tiếp ngân hàng báo lãi 6 tháng đầu năm 2020 bất chấp dịch bệnh Covid-19 (ảnh minh họa)
Mới đây, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) công bố kết quả tổng doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 4.815 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.356 tỷ đồng, đạt trên 52% kế hoạch năm. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt 1.022 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% tổng doanh thu. Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động ở mức 2.037 tỷ đồng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu duy trì 42%.
Trước đó, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt 2.034 tỉ đồng, tăng 25% so với cùng kì năm trước và bằng 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm (4.068 tỉ đồng).
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm ước đạt 5.100 tỉ đồng, tương đương 50% kế hoạch của năm. Ngân hàng dự kiến mức lợi nhuận đến cuối tháng 6 sẽ đạt khoảng 6.000 tỉ đồng, tăng 28% so với cùng kì năm trước.
Video đang HOT
Tương tự, Ngân hàng TMPCP Phát triển TP HCM ( HDBank) ước tính lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 2.300 tỉ đồng, bằng 50% kế hoạch năm. Trong năm 2020, HDBank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 13% so với năm trước.
Trước thông tin trên, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính lại tỏ ra khá thận trọng khi bày tỏ nghi ngại “e rằng lãi do ngân hàng báo cáo không phải lãi thực”.
Cụ thể, theo vị chuyên gia, Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 3/2020 đã tạo điều kiện cho cả DN lẫn ngân hàng thương mại khi quy định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19. Tuy nhiên, ở góc độ khác, Thông tư này có thể tạo điều kiện cho các ngân hàng che giấu nợ xấu.
“Có những khoản nợ đang ở nhóm 2 rục rịch chạy lên nhóm 3 (nợ xấu) hoặc từ nhóm 3 chạy lên nhóm 4 thì đều bị giữ lại. Điều này khiến ngân hàng không phải trích lập dự phòng cao trên số dư nợ đồng nghĩa với chất lượng tài sản được làm đẹp. Đây là điều chúng ta không mong muốn vì hơn đâu hết, ngân hàng cần phải minh bạch, trung thực với khách hàng”, ông Hiếu nói và khuyến nghị: “Trong bối cảnh này, các ngân hàng phải lập 2 loại sổ. Bên cạnh sổ cái phải có sổ riêng theo dõi nhóm nợ xấu trước đây. Bằng không, cứ chủ quan chỉ nhìn vào sổ sách hiện tại, có thể đi vào tình trạng có nhiều tài sản ảo, tài sản mất vốn, nợ xấu mà lại tưởng tài sản của tín dụng cũ”.
Mới đây, trong báo cáo kinh tế vĩ mô sáu tháng đầu năm 2020, nhóm nghiên cứu của VEPR cho hay: Hành động cắt giảm lãi suất điều hành vào tháng Năm của NHNN phù hợp với xu hướng chung của thế giới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn tốt hơn khi dịch bệnh COVID-19 đang phủ bóng ma lên nền kinh tế toàn cầu. Đồng thời, NHNN cũng cam kết sẵn sàng tăng hạn mức tín dụng cho các tổ chức tín dụng từ nay đến cuối năm để hỗ trợ tăng trưởng. Điều này có tác động tích cực đến tâm lý thị trường.
Tuy nhiên, tính đến ngày 19/6 tăng trưởng cung tiền ở mức 4,59%, thấp hơn so với cùng kì năm 2019 (6,05%). Tăng trưởng huy động vốn của các tổ chức tín dụng là 4,35%; cao gần gấp đôi tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế (2,45%). NHNN tiếp tục duy trì nới lỏng tiền tệ cùng mức chênh lệch lớn giữa lãi suất huy động và cho vay khiến thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang ở mức dư thừa.
Vietcombank tiết lộ kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, tín dụng bán lẻ tăng tới 7,4%
Vietcombak cho biết, nguồn vốn huy động thị trường 1 của ngân hangf tăng 5,6%, đạt trên 1 riệu tỷ đồng. Dư nợ tín dụng cuối tháng 6 tăng 5% so với năm 2019 và là một điểm sáng về mức tăng trưởng cao trong toàn hệ thống ngân hàng. Tín dụng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 7,4%, chiếm 51,8%/tổng dư nợ.
Ngân hàng Vietcombank vừa tổ chức sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển hoạch triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.
Ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, với diễn biến bất thường của môi trường kinh tế trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và Vietcombank nói riêng, Ban Lãnh đạo Vietcombank đã có các biện pháp kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19, vừa bám sát tình hình thực tiễn để đưa ra các quyết sách đảm bảo tăng trưởng hiệu quả, bền vững, nhờ đó, hoạt động của Viecombank đã đạt được những kết quả khả quan.
Cụ thể, huy động vốn giữ nhịp tăng trưởng phù hợp với tình hình sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động thị trường I đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2019. Ngân hàng đã đổi mới mô hình tăng trưởng tín dụng gắn với chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiệu quả, bền vững.
Dư nợ tín dụng đạt trên 772 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với 2019 và là một điểm sáng về mức tăng trưởng cao trong toàn hệ thống ngân hàng. Tín dụng bán lẻ tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 7,4%, chiếm 51,8%/tổng dư nợ, tăng thêm 1,2 điểm % so với 2019.
Lãnh đạo Vietcombank cũng cho biết, chất lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát tốt. Vietcombank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 của NHNN với dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ là 11,761 nghìn tỷ đồng; Tổng dư nợ được giảm lãi suất cho vay khoảng 200,8 nghìn tỷ đồng.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên hôm 25/6, ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc ngân hàng Vietcombank cho biết, tính đến ngày 25/6, huy động vốn của ngân hàng tăng 3,4%, tín dụng cũng tăng 3,4% so với cuối năm 2019. Dự kiến lợi nhuận 6 tháng ngót nghét mức cùng kỳ 2019 (6 tháng đầu năm 2019, lãi trước thuế hợp nhất của Vietcombank đạt hơn 11.300 tỷ đồng).
CEO MB: Giảm huy động nằm trong kế hoạch Tiền gửi khách hàng của MB giảm 12% trong quý I, CEO Lưu Trung Thái nói không lo ngại vì nằm trong kế hoạch. Ngân hàng tăng trích lập dự phòng để phòng thủ, chuẩn bị nền tảng tốt cho tương lai. Bên lề phiên họp cổ đông thường niên MB (HoSE: MBB), Tổng giám đốc Lưu Trung Thái chia sẻ về diễn...