Hàng loạt hồ thủy lợi Tây Nguyên xuống cấp: Dân phập phồng sống cạnh “bom nước”
Tuy chưa phải cao điểm mùa mưa lũ của năm, song khắp các vùng miền Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên đã xảy ra lũ lụt, sạt lở, gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều công trình thủy lợi nhỏ trên địa bàn Tây Nguyên xuống cấp, hư hỏng. Ảnh: P.V
Riêng Tây Nguyên, dù chưa là “điểm nóng” thiệt hại thiên tai, nhưng hiện đang đỉnh điểm mùa mưa nên nỗi lo thiên tai đang phập phồng trong dân. Đặc biệt, việc hàng trăm công trình thuy lơi xuống cấp, hư hỏng khiến người dân tại nhiều địa phương nơm nớp lo sợ “bom nước” có thể đổ xuống đầu bất cứ lúc nào…
Những “quả bom nước” chờ “nổ”
Hồ chứa nước Phù Mỹ, xã Cư Mốt (huyện Ea H’Leo, Đắk Lắk) được huyện Ea H’Leo bàn giao cho Công ty TNHH MTV Quản lý các công trình thủy lợi quản lý. Công trình được xây dựng năm 1997 với dung tích toàn bộ 174.000 mét khối, có nhiệm vụ đảm bảo nước tưới cho hơn 100ha cà phê của người dân trên địa bàn huyện. Theo tài liệu PV có được, sau thời gian đi vào hoạt động, đến nay nhiều hạng mục của công trình này đã xuống cấp nghiêm trọng.
Cụ thể, phần đập đất dài 240m, cao 11,5m; mái thượng lưu bằng đất chưa được gia cố, mái hạ lưu bị thấm mạnh, gây biến dạng. Phần tràn xả lũ cũng bị hư hỏng, xuống cấp nặng nề; đối với phần kênh dẫn thượng lưu, hiện nay lòng kênh dẫn bị bồi lấp nặng…
Riêng đối với hạng mục cống lấy nước từ khi tiếp nhận công trình (năm 2015) đến nay, Cty TNHH MTV Quản lý các công trình thủy lợi nhiều lần chỉ đạo Chi nhánh thủy lợi huyện Ea H’Leo theo dõi, kiểm tra công trình. Đặc biệt phải thông báo cho nhân dân trong khu vực hạ du về tình hình hư hỏng và khả năng mất an toàn của công trình…
Tình trạng hồ chứa nước Phù Mỹ, xã Cư Mốt (huyện Ea H’Leo) xuống cấp chỉ là một trong tổng số hơn 90 công trinh thuy lơi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có dấu hiệu hư hong, nguy cơ mât an toan cao. Người dân sinh sống gần khu vực các hồ chứa nước này có cơ sở để lo lắng bởi, gân 780 công trinh thuy lơi, vơi hơn 600 hô chưa co tông dung tich 650 triêu met khôi tại Đắk Lắk nhưng toan bô cac công trinh ơ đây chưa kiêm đinh an toan và có dấu hiệu hư hỏng.
Tại tỉnh Kon Tum hiện cũng đang có 492 công trình thủy lợi, trong đó có 80 hồ chứa, 414 đập và 8 trạm bơm. Đối với 24 hồ chứa lớn có khu dân cư, cơ sở hạ tầng ở vùng hạ du hiện chỉ có 3 hồ chứa: Đăk Uy, huyện Đăk Hà; Đăk Yên, Ia Bang Thượng, TP.Kon Tum đã lập và được UBND tỉnh phê duyệt phương án phòng chống lũ lụt. 21 hồ chứa còn lại mới đang trong giai đoạn lập hồ sơ.
Trong chuyến kiểm tra công tác vận hành để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi của địa phương trong mùa mưa lũ tại Kon Tum, ông Nguyễn Văn Tỉnh – Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Trưởng đoàn – nhìn nhận, hiện nay, trong điều kiện mưa lũ cực đoan đề nghị tiếp tục rà soát tổng thể vấn đề về khả năng xả lũ. Đoàn kiểm tra của Tổng cục Thủy lợi cũng đề nghị, tỉnh Kon Tum cần khẩn trương xây dựng phương án chống lũ cho vùng hạ du đối với các hồ đập thủy lợi còn lại…
An toàn nhưng chỉ… tạm thời
Video đang HOT
Liên quan đến tình trạng xuống cấp của hồ chứa nước Phù Mỹ, ông Nguyễn Công Hạnh – Phó Giám đốc Cty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk – cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ cơ sở, đơn vị đã nhanh chóng xử lý sự cố an toàn đập.
“Trong tháng 8 vừa qua, chúng tôi đã phối hợp với UBND xã Cư Mốt và huyện Ea H’Leo xử lý khắc phục sự cố hư hỏng cơ bản. Công trình hồ chứa nước Phù Mỹ tạm thời an toàn trong mùa mưa năm 2018!?”.
Về nguyên nhân xuống cấp của các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, đại diện Cty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk cho rằng, trước khi được bàn giao về cho đơn vị, các công trình thủy lợi do các địa phương quản lý. Bản thân những công trình này được xây dựng từ rất lâu, là những năm 80, 90.
“Sau khi tiếp nhận những công trình thủy lợi, chúng tôi đã rà soát, báo cáo tình trạng cụ thể của từng công trình tại các địa phương trình UBND tỉnh Đắk Lắk xin ý kiến. Hằng năm, Cty cũng trích một phần kinh phí để duy tu, bảo trì các công trình. Riêng đối với những công trình xuống cấp nghiêm trọng thì Cty phải làm văn bản gửi tỉnh hoặc tự tìm nguồn kinh phí sửa chữa” – đại diện Cty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk nói.
Cũng trong chuyến công tác khảo sát an toàn hồ đập tại các tỉnh Tây Nguyên vừa qua, ông Nguyên Văn Tinh – Tông cuc trương Tông cuc Thuy lợi – khẳng định, trach nhiêm vê quan ly an toan đâp, hô chưa nươc la cua UBND câp tinh.
“Hô chưa loai lơn thi chung tôi cam thây an tâm hơn, con loai nho, đăc biêt la ơ Đăk Lăk la không yên tâm. Loai hô nho chu yêu giao cho câp huyên câp xa, thư hai la Tông công ty Ca phê, thư ba la giao cho cơ quan công an, quân đôi. Chung tôi rât lo lăng viêc giao quan ly cho cac đôi tương nay, ma chung tôi đanh gia cơ ban la không đap ưng đu năng lưc theo quy đinh…” – ông Tỉnh nói.
HỮU LONG – ĐÌNH VĂN
Theo Laodong
'Chảy máu' cổ thụ Tây nguyên
Thú "săn" cổ thụ từ đại ngàn Tây nguyên di thực về làm sang cho các tư gia, resort...ở miền Trung và các tỉnh phía bắc khiến vùng đất này ít dần đi những bóng cây hàng trăm năm tuổi.
Một cây bồ đề cổ thụ chuẩn bị "hạ sơn"
Thú chơi lộc vừng, si... bùng lên trong một giai đoạn cách đây vài năm khiến giới cây cảnh phát cuồng săn tìm, mua bán. Và cũng "tụt" thật nhanh như lúc bùng lên, nhiều gốc cây này cách đây vài năm có giá hàng trăm triệu đến cả tỉ đồng nay để lăn lóc, giá chỉ vài chục triệu song cũng chẳng mấy ai hỏi đến. Thú chơi... hại rừng bắt đầu lan sang các loại si, đa, sộp cổ thụ mà Tây nguyên như một "mỏ" cây phục vụ cho vốn thẩm mỹ tai hại này.
Làm sang... hại rừng
Liên quan đến vận chuyển trái phép cổ thụ, Hạt Kiểm lâm H.Kông Chro (Gia Lai) từng xử phạt vi phạm hành chính một cá nhân với mức 1,5 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển gốc cây đa cổ thụ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Khi tiến hành xác minh thì gốc cổ thụ này được xác định là của ông Đinh Blyưch (ngụ tại làng Brưl, xã Chơ Long, H.Kông Chro) đào trong vườn nhà để bán. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không cung cấp được giấy tờ hợp pháp. Song, sau khi bổ sung giấy tờ, cây cổ thụ này đã ung dung vượt "các ải" kiểm tra để đến một resort ở miền Trung.
Cây bằng lăng được di thực về trồng ở nhà dân H.Chư Pah
Tháng 7.2017, lực lượng chức năng H.Mang Yang (Gia Lai) cũng phát hiện một số người đang huy động xe máy múc, xe cẩu chuyên dụng công suất lớn để đào bới, vận chuyển 2 cây trâm đỏ cổ thụ tại khu vực làng Dơ Nâu, xã Kon Thụp. Qua xác minh, 2 cây trâm đỏ cổ thụ nằm trên khoảnh đất của ông Vôch (ngụ làng Dơ Nâu) đã được UBND H.Mang Yang cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2002. Theo trình bày của người mua là ông K.M.P (ngụ tại xã Xuân Sơn, H.Sơn Tây, Hà Nội) thì ông mua 2 cây trâm này vận chuyển ra Hà Nội để làm cây bóng mát. Và chỉ với mức xử phạt hành chính ít ỏi, 2 cây trâm này được đưa lên xe bắc tiến.
Từ phản ánh của người dân, chúng tôi từng chứng kiến gần trụ sở UBND xã Ia Ka, H.Chư Păh (Gia Lai) một cây bằng lăng khoảng 2 người ôm, thân cây cao khoảng 7 - 8 m vừa được di thực về trồng sát bên đường. Thế nhưng, khi hỏi về nguồn gốc cây cổ thụ này thì sau một hồi kiểm tra, xác minh, lãnh đạo UBND xã Ia Ka thông tin sơ sài: Cây bằng lăng trên được một hộ dân gần xã mua của người dân địa phương trên địa bàn. Còn người này tên gì, ở đâu thì địa phương không rõ.
Mới đây, lực lượng tuần tra kiểm soát của Phòng CSGT Gia Lai phát hiện vụ vận chuyển 3 cây đa cổ thụ (đường kính mỗi cây gần 1 m) từ H.Đức Cơ (Gia Lai) ra miền Trung và báo cho lực lượng kiểm lâm tỉnh này. Song khi kiểm tra, Nguyễn Tuấn Anh (36 tuổi, ngụ tại Kon Tum) là tài xế chở số cây này trưng ra những giấy tờ hợp lệ và cho biết đã bị Hạt Kiểm lâm H.Đức Cơ giữ lại 2 ngày để xác minh. Cuối cùng, những gốc đa trăm tuổi này lại tiếp tục hành trình về miền Trung, phục vụ cho thú chơi của các đại gia.
Tiếp đó, một chuyến xe chở cây cổ thụ trăm tuổi cũng có giấy tờ... hợp lệ xuất phát từ địa bàn H.Chư Pah (Gia Lai) và đích đến vẫn là các tỉnh miền Trung, phía bắc.
Cách đây chưa lâu, dư luận cả nước rộ lên chuyến xe hoành tráng chở 3 cây đa sộp cổ thụ từ tỉnh Đắk Lắk vượt cả ngàn ki lô mét ra bắc. Cụ thể, xe đầu kéo BS 73C-034.64 chở cây xuất phát từ TP.Buôn Ma Thuột lưu thông xuống Khánh Hòa theo QL26 rồi ra bắc. Dù xe chở cây khủng nghênh ngang chạy trên đường, nhưng phải đến địa phận Thừa Thiên-Huế mới bị xử lý vì chở quá khổ, quá tải.
Vẫn "kịch bản" cũ: nguồn gốc của cây hoàn toàn đúng pháp luật. Cơ quan kiểm lâm bó tay.
Dĩ nhiên, đó chỉ là phần ngọn, bởi lẽ có thể những cây này được di thực từ rừng về trồng ở vườn nhà một thời gian, sau đó chủ vườn xin giấy vận chuyển từ cơ quan chức năng và đào lên, chở đi.
Ông Dương Hoàng Nguyện, Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế, Chi cục Kiểm lâm Gia Lai, cho biết: "Nhiều cây cổ thụ được đồng bào trồng từ lâu trong các nhà mả hay ở một khu vực nào đó của làng từ lâu đời. Họ không chặt phá vì tín ngưỡng hay vì cây tỏa bóng mát là nơi tụ họp của dân làng. Ý thức bảo vệ đó khiến cây trở thành cổ thụ. Việc "chảy máu" cổ thụ là có. Nhưng khi chúng tôi phát hiện, kiểm tra trong quá trình chuyên chở thì giấy tờ hoàn toàn hợp lệ nên buộc phải cho đi".
Một vụ vận chuyển cổ thụ về xuôi ẢNH: TRẦN HIẾU
Ngăn chặn "chảy máu" cổ thụ
Cách đây vài năm, ngành chức năng Gia Lai phát hiện một vụ vận chuyển trái phép 2 cây cổ thụ ở H.Đăk Đoa. Trong khi chờ xử lý theo đúng quy trình, địa phương đã đem 2 cây này vốn đang là tang vật của vụ việc về trồng trong khuôn viên của UBND tỉnh Gia Lai. Việc xử lý vội vàng nhưng phần nào đã cứu cổ thụ vì nếu để lâu cây sẽ chết. Nhưng cuối cùng chỉ còn một cây sống sót.
Mua tiền chục, bán tiền trăm
Trước cơn sốt cổ thụ, nhiều đầu nậu tỏa đi các địa phương săn tìm. Nguyễn Văn H., một đầu nậu, cho biết: "Có không ít khách hàng ở miền Trung, phía bắc hỏi em để mua cây nhưng nguồn cung cũng không đáp ứng đủ. Nói chung có nhiều cách hợp lý hóa thủ tục để vận chuyển nhưng quan trọng là phải đủ thủ tục. Bị "vịn" cái là tiền mất, tật mang ngay. Cứ mỗi cây chuyển đi, em lời cả trăm triệu ngon ơ! Mua vài chục nhưng bán hơn cả trăm triệu thì buôn gì lời bằng. Đa, sộp, trâm... cổ thụ là những loại đang hút hàng".
Trước tình trạng "chảy máu" cổ thụ về xuôi, tỉnh Gia Lai đã từng có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ngay tại từng địa phương, địa bàn để kịp thời ngăn chặn, xử lý việc di thực trái phép cổ thụ. Quyết liệt là vậy song vẫn chưa ngăn chặn được triệt để.
Mới đây, chốt kiểm tra lâm sản Song An, TX.An Khê (Gia Lai) phát hiện vụ vận chuyển trái phép 33 cây gỗ giáng hương (nhóm I) để di thực ra khỏi tỉnh và đã xử phạt ông Nguyễn Văn Vỹ (ngụ tại H.Duy Tiên, Hà Nam) 25 triệu đồng vì hành vi "mua lâm sản trái phép". Đến nay nguồn gốc của số giáng hương này vẫn "bặt vô âm tín". Đây chỉ là số ít vụ vận chuyển cây rừng, cây cổ thụ trái phép mà lực lượng chức năng phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Cổ thụ Tây nguyên thường có ở trong những khu nhà mả tuổi đời cả trăm năm hoặc nằm ở trong những cộng đồng làng, rẫy của người bản địa. Số này đang ít dần trước thú chơi sưu tầm cổ thụ ở miền xuôi. Vì thế, việc tập trung nhiều gốc cổ thụ trong một khu vườn nhà là điều bất thường. Dẫu vậy, ngành chức năng vẫn chưa kiểm tra kỹ cây có trong vườn nhà hay di thực về vườn nhà trong một thời gian, sau đó hợp lý hóa thủ tục để bán ra bên ngoài thu lợi.
Trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai, nói: "Đúng là có tình trạng vận chuyển cổ thụ ra khỏi địa bàn về xuôi. Nhưng cái này cũng phải kiên quyết. Một khu vườn rẫy có nhiều cây cổ thụ hoặc trong vườn nhà có nhiều cây cổ thụ cũng phải đặt vấn đề nghi ngờ, kiểm tra. Không loại trừ việc di thực trái phép từ đâu về, sau đó hợp lý hóa là cây có trong đất rẫy, đất vườn để buôn bán, vận chuyển đi. Chỗ nào kiểm tra không kỹ, không chắc khi phát hiện phải kiên quyết xử lý nghiêm".
Theo TNO
Mưa lớn gây sạt lở đất tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ Tại các khu vực miền núi Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đã có mưa lớn kéo dài, gây ra nguy cơ lũ lụt và sạt lở đất. Từ tối ngày 3/9, một số nơi thuộc tỉnh Thanh Hóa, Tây Ninh và Lâm Đồng đã có mưa to, có nơi mưa rất to như Yên Cát (Thanh Hóa) 52.2mm, Bàu Đồn (Tây Ninh)...