Hàng loạt Facebooker lao đao vì trò “tri ân khách hàng”
Nhiều người đang phải lao đao tìm cách đổi tên Facebook sau khi bị kẻ gian sửa thành “Thông Báo” hoặc “Thông Báo Sự Kiện”.
Nhiều người dùng Facebook đã nhanh chóng lấy lại được tài khoản sau một thời gian bị kẻ gian kiểm soát nhằm phục vụ cho trò lừa đảo “ tri ân khách hàng”. Tuy nhiên, hầu hết vẫn đang phải chấp nhận sống cùng với tên tài khoản mà kẻ gian đã thay đổi, thường là “Thông Báo” hoặc “Thông Báo Sự Kiện”.
Thông báo lừa đảo về chương trình tri ân khách hàng trên Facebook. (Ảnh chụp màn hình)
Là một nạn nhân trong vụ việc này, thầy N.V.P (Giáo viên dạy Anh Văn ở một Trường THPT) chia sẻ: “Hôm nay có ai đó đã dùng nickname của mình để làm gì đó. Gửi tin nhắn gì đó. Mình thành thật xin lỗi. Đi công chuyện về mở máy ra thấy bị đăng nhập lung tung. Phải đến sáu tháng sau mình mới có thể thay đổi lại tên của mình. Thành thật xin lỗi quý anh chị em, bạn bè và học sinh”.
Lúc đó, tài khoản Facebook của thầy P. đã hiển thị dưới tên “Thông Báo Sự Kiện” do kẻ gian thay đổi. Tuy nhiên, sau khoảng 3 ngày thực hiện các bước xác nhận với Facebook khá rắc rối, từ cung cấp ảnh chụp chứng minh nhân dân (CMND), hộ khẩu cho tới hộ chiếu thì tài khoản của thầy P. mới trở lại tên cũ.
Tương tự, chị Nguyễn Cảm đã bị đổi tên tài khoản Facebook thành “Thông Báo”. Không chỉ vậy, kẻ gian còn lợi dụng tài khoản này để nhắn tin đồng loạt cho bạn bè của chị với nội dung lừa đảo “tri ân khách hàng”: Tặng xe tay Piaggio và phiếu quà tặng với tổng trị giá hơn 150 triệu đồng.
Thử tìm kiếm bằng công cụ Graph Search của Facebook, phóng viên dễ dàng nhận ra rất nhiều tài khoản đang có tên “Thông Báo”. Tuy nhiên, với quy định khắt khe trong việc đặt và đổi tên tài khoản của Facebook thì nhiều người đang lao đao trong việc này.
Video đang HOT
Nhiều người đang phải lao đao tìm cách đổi tên Facebook sau khi bị kẻ gian sửa thành “Thông Báo” hoặc “Thông Báo Sự Kiện”. (Ảnh chụp màn hình)
Ngoài ra, khi đổi tên tài khoản của người dùng, kẻ gian cũng đổi cả ảnh đại diện là biểu tượng của ứng dụng Facebook Messenger. Tuy nhiên, ảnh đại diện có thể được thay đổi dễ dàng sau khi lấy lại tài khoản.
Facebooker nên làm gì?
1. Dù có phát hiện điều gì bất thường đối với tài khoản Facebook của mình hay chưa thì Facebooker cũng nên nhanh chóng đổi mật khẩu hiện tại sang một chuỗi ký tự phức tạp với người khác nhưng dễ nhớ với mình, bao gồm cả số, chữ in, chữ thường và ký tự đặc biệt, chẳng hạn**myl0ve@NH92**.
2. Nếu đã bị kẻ gian thay đổi tên tài khoản thì người dùng cần liên hệ với Facebook thông qua tính năng đổi tên để nhờ trả lại tên cũ (có thể phải gửi ảnh chụp CMND). Trong thời gian đó, có thể sử dụng tên thay thế để mọi người nhận ra mình.
3. Bên cạnh đó, Facebooker cũng nên đổi luôn mật khẩu của tài khoản email đang liên kết với Facebook bằng một mật khẩu khác mật khẩu của Facebook.
4. Kiểm tra lại toàn bộ các ứng dụng, game mà mình đang tham gia trên Facebook, có thể hạn chế quyền của các ứng dụng quen thuộc và xóa bỏ hẳn các ứng dụng lạ.
5. Đồng thời cũng cần kiểm tra lại các thành phần mở rộng đang cài đặt trên trình duyệt web cũng như quét toàn bộ máy tính bằng một phần mềm diệt virus mạnh.
Theo Ngọc Phạm
Danviet.vn
Người Việt ở Nga lao đao vì rúp rớt giá
Việc kinh doanh và cả cuộc sống sinh hoạt của người Việt ở Nga đang rất khó khăn khi đồng rúp rớt giá mạnh.
Nhiều người Việt kinh doanh tại Trung tâm thương mại Sadovod ở Moscow. Ảnh: Võ Hoài Nam
Trao đổi với VnExpress, chị Trịnh Thị Quỳnh Ngân, một người sống tại Moscow gần 30 năm nay, cho biết gia đình chị đang bị ảnh hưởng rất lớn trước biến động của đồng rúp.
Là hộ kinh doanh hàng quần áo thể thao, chị Ngân phải nhập hàng từ nước ngoài và đóng phí hải quan bằng đồng USD, trong khi bán ra và tiền cho khách nợ lại bằng đồng rúp. "Khi đồng USD tăng giá, chúng tôi mất đến một nửa tiền, tình hình rất khó khăn", chị Ngân nói.
Chị cho biết đồng USD ngày hôm qua "nhảy" lên từng phút, có lúc ở mức 68 rúp ăn một USD, một phút sau lên đến hơn 70 rúp, "không thể lường được". Những người buôn bán có lượng vốn quay vòng khoảng một triệu USD thì bây giờ chỉ còn 500.000 USD, "tiền bốc hơi rất nhanh".
Người dân Nga thời điểm này tập trung dồn tiền mua sắm các loại hàng xa xỉ như ô tô, hàng điện tử hoặc nhà cửa để tích trữ, họ không mua sắm các loại hàng tiêu dùng như quần áo, nên "việc buôn bán rất ảm đạm".
Đồng nội tệ lao dốc cũng khiến giá cả sinh hoat tăng vọt, các loại thực phẩm như gạo, thịt, bánh mì, rau, đồ uống tăng từ 15-25%. "Cả gia đình tôi sống ở đây, các cháu còn đang đi học, nên bị ảnh hưởng rất lớn", chị nói.
Theo chị Ngân, khi chính phủ tuyên bố tung ra 7 tỷ USD để giữ giá đồng rúp, thì giá của nó biến động một chút, "tuy nhiên nhiều người vẫn hoang mang, không biết sắp tới ra sao".
Thời điểm năm 1998, khi xảy ra khủng hoảng trong nội bộ Nga, gia đình chị Ngân cũng trải qua thời kỳ khó khăn, thiệt hại lên đến cả triệu USD.
Sinh sống tại tỉnh Chelyabin, ông Nguyễn Văn Chiến cho biết cũng gặp tình trạng khó khăn tương tự, do phải đi lấy hàng từ nơi khác nên "lãi chuyến trước không đủ bù lỗ chuyến sau". Giá thực phẩm, chẳng hạn như một chục trứng gà, tăng từ 30.000 rúp lên 50-60.000 rúp những ngày gần đây.
"Mọi người đang cố gắng giữ cuộc sống tối thiểu hàng ngày, khó có thể tích lũy như trước đây", ông Chiến cho hay.
Việt Anh
Theo VNE
Hãng chocolate danh tiếng lao đao vì Nhà nước Hồi giáo Một hãng sản xuất chocolate có bề dày hơn 90 năm của Bỉ vừa quyết định đổi tên, vì cái tên cũ ISIS khiến nhiều khách hàng liên tưởng đến tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Một sản phẩm của hãng chocolate ISIS ở Bỉ. Ảnh:Breitbart Theo Reuters, công ty chocolate có tên là Italo Suisse từ khi được thành lập...