Hàng loạt doanh nghiệp huỷ niêm yết sau mùa báo cáo kiểm toán
Sau những ngày cuối cùng trong hạn nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2018, hàng loạt doanh nghiệp đã phải huỷ niêm yết và dự kiến, làn sóng huỷ niêm yết sẽ lớn khi mà nhiều doanh nghiệp nhỏ, vừa đã thua lỗ nhiều năm liên tiếp.
Con đường niêm yết không bằng phẳng
Những tháng đầu năm 2019 này, hàng loạt doanh nghiệp đã phải huỷ niêm yết trên các sở giao dịch chứng khoán. Lý do thì có nhiều nhưng, việc thua lỗ nhiều năm liên tiếp khiến họ phải rời sàn chứng khoán khi mùa báo cáo kiểm toán về là nguyên nhân chính.
Hàng loạt doanh nghiệp sẽ huỷ niêm yết
Cổ phiếu DLR của Công ty cổ phần Địa ốc Đà Lạt sẽ bị huỷ niêm yết trên HNX kể từ 24/5/2019 tới đây. Ngày giao dịch cuối cùng của 4,5 triệu cổ phiếu DLR trên HNX là ngày 23/5/2019. Lý do DLR bị huỷ niêm yết là do công ty thua lỗ 3 năm liên tiếp từ 2016 đến nay và số lỗ luỹ kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2018. DLR-vì vậy-bị huỷ niêm yết bắt buộc theo quy chế giao dịch hiện hành.
Cùng ngày “chào tạm biệt” sàn HNX với DLR còn có DCS của CTCP Tập Đoàn Đại Châu. Tổng số lượng cổ phiếu DCS bị huỷ niêm yết là hơn 60,3 triệu cổ phiếu tương đương giá trị tính theo mệnh giá là hơn 603 tỷ đồng. Lý do bị huỷ niêm yết là do Tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2018 của công ty. Cổ phiếu DCS, vì vậy, cũng thuộc trường hợp huỷ niêm yết bắt buộc theo quy định hiện hành. Ngày giao dịch cuối cùng là ngày 23/5/2019.
Cổ phiếu PVV của Công ty cổ phần Vinaconex 39 cũng “theo chân” DLR và DCS. Vinaconex 39 có kết quả kinh doanh bị thua lỗ 3 năm liên tiếp kể từ 2016 đến nay và thuộc diện bị huỷ niêm yết bắt buộc. Ngày giao dịch cuối cùng là ngày 23/5/2019. Tổng giá trị cổ phiếu bị huỷ niêm yết tính theo mệnh giá là 300 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngày 23/05/2019 là ngày hủy niêm yết cổ phiếu PCN của CTCP Hóa phẩm dầu khí DMC – Miền Bắc. Việc công ty DMC-Miền Bắc có kết quả kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp từ 2016-2017-2018 đã khiến cổ phiếu PCN phải rời sàn niêm yết. Tổng giá trị cổ phiếu bị huỷ niêm yết tính theo mệnh giá là 39,25 tỷ đồng. Ngày giao dịch cuối cùng của PCN là 22/5/2019.
Hàng loạt doanh nghiệp khác cũng đối mặt nguy cơ huỷ niêm yết
Cũng trong khoảng thời gian tháng 4, tháng 5 này, Sở giao dịch Hà Nội (HNX) đã yêu cầu hàng loạt doanh nghiệp phải báo cáo giải trình nguyên nhân tình trạng bị huỷ niêm yết. Thông thường, yêu cầu này được HNX đưa ra khi các tài liệu công bố chính thức của các doanh nghiệp niêm yết có hàm chứa các thông tin thuộc trường hợp bị huỷ niêm yết bắt buộc theo luật định. Cụ thể:
-CTCP Khoáng sản Hoà Bình (KHB) bị yêu cầu giải trình do Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Đất Việt tại Hà Nội đã thực hiện kiểm toán và đưa ra ý kiến: Từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán đối với BCTC năm 2017-2018 của công ty. Như vậy, KHB thuộc trường hợp bị huỷ niêm yết theo quy định hiện hành.
-CTCP Xi măng Sài Sơn (SCJ) bị yêu cầu giải trình. Lý do là, HNX nhận được đầy đủ hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết của SCJ đối với 18.323.000 cổ phiếu chào bán riêng lẻ để hoán đổi công nợ theo nghị quyết đại hội cổ đông bất thường năm 2018 của công ty. Sau khi xem xét hồ sơ thì HNX nhận thấy cổ phiếu SCJ thuộc diện bị huỷ niêm yết bắt buộc.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cuối năm 2018, Công ty Xi măng Sài Sơn phát hành 18.323.000 cổ phiếu hoán đổi công nợ với ông Nguyễn Sỹ Tiệp-Chủ tịch HĐQT công ty, tương ứng giá trị tiền hoán đổi 183,23 tỷ đồng. Như vậy giá trị hoán đổi là 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành (7/12/2018). Số cổ phiếu phát hành cấn trừ công nợ cho ông Nguyễn Sỹ Tiệp chiếm đến 94% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty. Sau phát hành, Xi măng Sài Sơn tăng vốn điều lệ từ 195,16 tỷ đồng lên 378,39 tỷ đồng.
Theo luật định, nếu phần vốn phát hành thêm để hoán đổi làm phát sinh tăng trên 50% vốn điều lệ thực góp (trước khi phát hành), công ty niêm yết sau hoán đổi sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc và được các Sở giao dịch chứng khoán phối hợp với Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam làm thủ tục đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.
-Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng ASA (ASA) cũng bị HNX yêu cầu giải trình nguyên nhân tình trạng bị huỷ niêm yết. HNX đã đưa cổ phiếu ASA vào diện tạm ngừng giao dịch để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư từ tháng 9/2018 do công ty vi phạm nghiêm trọng các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, đến ngày 12/4/2019, công ty vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017, báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2018, báo cáo tài chính quý 3/2018, báo cáo tài chính quý 4/2018 và báo cáo tài chính năm 2018. HNX xét thấy cần thiết huỷ niêm yết cổ phiếu ASA để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư theo luật hiện hành và đề nghị công ty báo cáo giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng kể trên.
-CTCP Đầu tư phát triển hạ tầng ALV (ALV) đã chậm nộp báo cáo tài chính năm có kiểm toán 3 năm liên tiếp từ 2016-2018. Theo quy định hiện hành thì cổ phiếu ALV thuộc trường hợp bị huỷ niêm yết bắt buộc. HNX đã yêu cầu ALV giải trình tình trạng này.
-CTCP CMISTone Việt Nam (CMI) cũng đã phải nhận trát yêu cầu giải trình tình trạng bị huỷ niêm yết bắt buộc của HNX. Theo đó, đã chậm nộp báo cáo tài chính năm có kiểm toán 3 năm liên tiếp từ 2016-2018.
-CTCP Đầu tư và xây lắp Sông Đà (SDD) cũng nhận “trát” yêu cầu giải trình tình trạng bị huỷ niêm yết bắt buộc do tổ chức kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2018 của công ty. Ngoài ra, HNX còn yêu cầu SDD giải trình một số khoản chênh lệch khác trên báo cáo tài chính. SDD sau đó đã tiến hành giải trình và cho đến thời điểm hiện tại, HNX chưa có thông tin phản hồi khác về việc huỷ niêm yết cổ phiếu SDD.
Nam Hà
Theo Trí thức trẻ
DRL, DCS và PVV bị hủy niêm yết trên HNX từ ngày 24/5
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cho biết về việc hủy niêm yết đối với cổ phiếu DRL của Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt; DCS của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu, cổ phiếu PVV của Công ty Cổ phần Vinaconex 39.
Ảnh minh họa.
Theo đó, ba cổ phiếu trên bị hủy niêm yết từ ngày 24/5 tới và ngày giao dịch cuối cùng trên HNX là ngày 23/5/2019.
Nguyên nhân là do Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt có kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp, từ 2016-2018 và lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2018 thuộc trường hợp hủy niêm yết bắt buộc theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.
Còn cổ phiếu PVV của Công ty Cổ phần Vinaconex 39 bị hủy niêm yết là do công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tiếp từ năm 2016-2018.
Đối với cổ phiếu DCS của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Châu bị hủy niêm yết là do tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2018 của công ty.
Được biết, tổ chức kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2018 của DCS là do công ty chưa thu thập được báo cáo tài chính năm 2018 của Công ty Cổ phần Xuân Minh SĐ Thanh Hoa.
Ngoài ra, HNX yêu cầu Công ty Cổ phần Khoáng sản Hòa Bình (mã KHB) có báo cáo giải trình nguyên nhân bị hủy niêm yết theo quy định tại điều 10 Thông tư số 202/2015/TT-BTC ngày 18/12/2015 hướng dẫn về niêm yết chứng khoán trên HNX và khoản 2 điều 17 Quy chế niêm yết chứng khoán.
Nguyên nhân là do HNX đã nhận được báo cáo tài chính năm 2017 và 2018 của công ty đã kiểm toán. Trong đó, tại mục ý kiến kiểm toán, kiểm toán viên đã từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính băm 2017 và 2018 của công ty.
Theo vneconomy.vn
Cổ phiếu PCN bị hủy niêm yết trên HNX từ 23/5 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) chính thức thông báo hủy niêm yết cổ phiếu của Công ty Cổ phần Hóa phẩm Dầu khí DMC Miền Bắc (mã PCN). Biểu đồ giao dịch giá cổ phiếu PCN trong thời gian qua - Nguồn: HNX. Theo đó, 2.924.550 cổ phiếu PCN chính thức bị hủy niêm yết trên HNX từ ngày 23/5/2019...