Hàng loạt doanh nghiệp báo lãi đột biến quý 3 và cả 9 tháng đầu năm 2017
Bên cạnh hàng loạt doanh nghiệp tăng trưởng mạnh cả doanh thu và lợi nhuận, thì cũng có không ít doanh nghiệp doanh thu không tăng nhưng lợi nhuận tăng đột biến.
Mùa báo cáo tài chính quý 3 đang ở giai đoạn cao điểm. Hàng loạt doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ. Bên cạnh đó cũng có không ít doanh nghiệp có kết quả sa sút so với quý 3 năm ngoái, thậm chí cũng có nhiều doanh nghiệp đã báo lỗ lớn.
Hàng loạt doanh nghiệp hân hoan báo lãi đột biến
Địa ốc Đất Xanh (DXG) có lẽ được xem là một trong những doanh nghiệp có lãi đột biến nhất trong quý 3 năm nay, tăng 47 lần so với cùng kỳ năm 2016. Doanh thu quý 3 của DXG đạt 797 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước đó, chủ yếu nhờ doanh thu bán căn hộ tăng gấp 5 lần cùng kỳ.
Nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận DXG tăng mạnh là do giá vốn hàng bán giảm sâu, thêm vào đó, phần lợi nhuận ghi nhận từ các công ty liên doanh liên kết đạt hơn 32 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi lỗ gần 8 tỷ đồng. Những yếu tố này giúp lợi nhuận Địa ốc Đất Xanh tăng mạnh, gấp 47 lần cùng kỳ, đạt mức 398 tỷ đồng.
Không những thế, quý 3 năm nay Đất Xanh cũng đạt mức lợi nhuận tăng trưởng đột biến so với nhiều năm trở lại đây. Lợi nhuận quý 3 cũng góp phần nâng tổng lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm của Đất Xanh lên 669 tỷ đồng, tăng 3,85 lần so với cùng kỳ năm 2016 và hoàn thành 95% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó (700 tỷ đồng).
Theo số liệu trên BCTC hợp nhất quý 3/2017 của Tập đoàn Vingroup (VIC), doanh thu thuần quý 3 đạt xấp xỉ 22.000 tỷ đồng, tăng trưởng 106% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là quý có doanh thu cao thứ 2 trong lịch sử của Vingroup sau mức kỷ lục 23.900 tỷ của quý 3/2016. Trong đó mảng bất động sản vẫn là yếu tố chính đóng góp 14.388 tỷ đồng vào tổng doanh thu, chiếm tỷ trọng 65%.
Lợi nhuận sau thuế riêng quý 3 đạt gần 903 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 2.763 tỷ đồng, giảm sút 10% so với mức lợi nhuận sau thuế 3.094 tỷ đồng đạt được 9 tháng đầu năm ngoái.
Xét về lợi nhuận, kể cả riêng quý 3 và 9 tháng đầu năm, thì năm 2013 vẫn là năm Vingroup đạt kết quả khả quan và mức tăng độ biến nhất so với cùng kỳ năm trước đó.
GTNfoods (GTN) vừa công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2017 với kết quả tăng trưởng mạnh. Tính riêng quý 3, doanh thu GTN đạt gần 881 tỷ đồng, gấp 6,5 lần quý 3/2016. Nhờ khoản tiền gửi xấp xỉ 1.200 tỷ đồng, mà doanh thu tài chính trong quý tăng gấp 4 lần cùng kỳ, đạt hơn 21 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những lý do giúp GTN báo lãi gần 39 tỷ đồng trong quý 3, gấp 14 lần quý 3 năm trước.
Tổng lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm lên 134,2 tỷ đồng, gấp 17 lần lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm ngoái. GTNfoods cũng cho biết, lợi nhuận công ty tăng mạnh nhờ “quả ngọt” nhận về từ các công ty con sau thời gian dài tích cực thực hiện chuỗi M&A và tái cấu trúc các công ty thành viên.
Doanh thu quý 3 của CTCP Đầu tư LDG giảm sút 15% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, doanh thu tài chính là khoản mục mang lại lợi nhuận chính cho công ty quý 3 vừa qua với hơn 46 tỷ đồng – đây là khoản thu từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác.
Video đang HOT
Nhờ vậy, cả quý 3 LDG báo lãi hơn 50,3 tỷ đồng, tăng đột biến so với số lỗ gần 21 tỷ đồng quý 3 năm ngoái. Kết hợp với kết quả kinh doanh khởi sắc quý 1 và quý 2, lũy kế 9 tháng đầu năm 2017 LDG ghi nhận lãi sau thuế 187 tỷ đồng, tăng đột biến 145% so với cùng kỳ năm 2016.
So về doanh thu, hầu hết các doanh nghiệp đều khong có sự tăng trưởng đột biến trong quý 3 và cả 9 tháng đầu năm nay ngoại trừ Đất Xanh và GTNfoods. Các doanh nghiệp khác, mức tăng doanh thu không lớn, thậm chí còn giảm, điển hình như Nam Long.
Nam Long (NLG) là một trong số những doanh nghiệp sớm báo lãi đột biến quý 3. Kết quả kinh doanh, doanh thu quý 3 giảm 38% so với cùng kỳ, tuy nhiên giá vốn giảm sâu, doanh thu tài chính tăng vọt, chi phí tài chính giảm mạnh nhờ công ty cơ cấu lại nguồn vay nợ – dẫn đến công nợ giảm mạnh. Do vậy, dù doanh thu giảm, nhưng lợi nhuận sau thuế riêng quý 3 tăng 39% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, nhờ kết quả khả quan ở cả quý 1 và quý 2 trước đó, nên lũy kế 9 tháng đầu năm 2017, Nam Long báp lãi sau thuế gần 465 tỷ đồng, tăng đột biến 146% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy thế, Nam Long cũng mới chỉ hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà ĐHCĐ giao phó.
Các doanh nghiệp ngành cao su tự nhiên đang hưởng lợi lớn từ việc cao su tăng giá từ giữa năm 2016 đến nay. Hầu hết các doanh nghiệp cao su trên sàn đều đã báo cáo kết quả kinh doanh khởi sắc quý 3 và cả 9 tháng đầu năm 2017. Cao su Phước Hòa (PHR) lãi sau thuế 222 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2017, tăng 119% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó riêng quý 3 lãi sau thuế trên 58 tỷ đồng. Cao su Tây Ninh (TRC) cũng báo lãi sau thuế 9 tháng đầu năm 2017 lên đến 106 tỷ đồng, tăng trưởng 143% so với cùng kỳ…
Doanh thu giảm, nhưng lợi nhuận sau thuế các doanh nghiệp đã tăng đột biến so với cùng kỳ do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt Đất Xanh và GTNfoods đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 3/2017. Tính chung cả 9 tháng đầu năm 2017, danh sách doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng đột biến nhất còn kể thêm cả Nam Long và cao su Tây Ninh.
CTCP Đầu tư phát triển Nhà Vũng Tàu (Hodeco – HDC) cũng vừa báo lãi quý 3 hơn 33,2 tỷ đồng, gấp 4,5 lần lợi nhuận đạt được trong quý 3 năm ngoái nhờ việc chuyển nhượng thành công dự án Thi Sách Resident. Kết quả này cũng giúp Hodeco báo lãi lũy kế 9 tháng đầu năm lên 50 tỷ đồng, tăng trưởng 130% so với cùng kỳ năm 2016.
Vicem Vật tư Xi măng (VTV) báo lãi quý 3 đạt 46 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ. Doanh thu trong quý của công ty cũng lần đầu vượt ngưỡng 1.000 tỷ đồng, đạt 1.007 tỷ đồng. Kết hợp với kết quả đột biến ở quý 1 do nhận 54 tỷ đồng từ việc thanh lý tàu biển Comatce Star, nên 9 tháng đầu năm 2017 Hodeco lãi sau thuế gần 115 tỷ đồg, tăng 160% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhự Thiếu Niên Tiền Phong (NTP), CTCP Đầu tư Căn nhà Mơ Ước (DRH), CTCP Apeci (API)... cũng là những doanh nghiệp báo lãi đột biến quý 3 và 9 tháng đầu năm nay.
Cổ phiếu của những doanh nghiệp này đang ra sao?
Cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup đã tăng mạnh từ đầu năm 2017 đến nay. Từ mức giá 42.000 đồng/cổ phiếu hổi đầu năm, đến nay VIC đang giao dịch ở mức giá 58.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 38%.
Cố phiếu DXG của Địa ốc Đất Xanh cũng đã tăng mạnh từ đầu năm 2017 đến nay. Từ mức giá dưới mệnh giá, xấp xỉ 10.000 đồng/cổ phiếu đến nay cổ phiếu DXG đang giao dịch quanh mức 18.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức tăng 80% chỉ trong vòng 10 tháng. Cổ phiếu NLG của Nam Long cũng tăng từ vùng giá 20.000 đồng/cổ phiếu lên mức xấp xỉ 27.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Cùng ở giai đoạn tăng giá còn có cỏ phiếu LDG, PHR, HDC…
Bên cạnh những cổ phiếu tăng giá, cũng có những cổ phiếu đi ngược lại đà tăng của kết quả kinh doanh như TRC của Cao su Tây Ninh, GTN của GTNfoods, và thậm chí giảm sâu như DRH của Căn nhà Mơ Ước, VTV của Vicem Vật tư Xi măng.
Doanh nghiệp cao su tự nhiên ồ ạt báo vượt kế hoạch năm 2017 nhờ giá cao su tăng vọt
Theo Trí thức trẻ
Nhiều doanh nghiệp loay hoay thực hiện kế hoạch kinh doanh
Bên cạnh những doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan, không ít doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận ở mức thấp so với kế hoạch cả năm; một số doanh nghiệp lỗ lớn.
Kết quả kinh doanh khiêm tốn trong 6 tháng đầu năm cho thấy, khả năng hoàn thành kế hoạch cả năm không cao
(ĐTCK) Bên cạnh những doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan, không ít doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận ở mức thấp so với kế hoạch cả năm; một số doanh nghiệp lỗ lớn.
CCL: 3 năm qua không hoàn thành kế hoạch
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long (CCL) cho biết, do tình hình khai thác kinh doanh tại các dự án trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có nhiều khởi sắc, Công ty đã điều chỉnh tăng giá đất thêm 10%, giúp doanh thu và lợi nhuận trong quý II/2017 tăng so với quý II/2016.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, CCL đạt doanh thu 32,1 tỷ đồng, tăng 4,46%; lợi nhuận sau thuế 2,3 tỷ đồng, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, so với kế hoạch doanh thu 100 tỷ đồng và 12 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cả năm, CCL mới hoàn thành lần lượt 32,1% và 19,1%.
Nhìn lại lịch sử thực hiện kế hoạch kinh doanh của CCL trong vòng 3 năm qua, không năm nào Công ty hoàn thành chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận.
Dù kết quả kinh doanh 6 tháng ở mức thấp so với kế hoạch cả năm, nhưng cổ phiếu CCL trên sàn gần đây tiếp tục "thăng hoa" khi có 4 phiên tăng giá trần liên tiếp kể từ ngày 2/8. Kết thúc phiên 7/8, CCL đạt mức giá 5.520 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 100% sau 3 tháng.
TMT: 6 tháng hoàn thành 2,5% kế hoạch lợi nhuận năm
Năm 2017, Công ty cổ phần Ô tô TMT (TMT) đặt kế hoạch doanh thu 4.876 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 123 tỷ đồng. Kết thúc 6 tháng đầu năm, TMT đạt 1.244 tỷ đồng doanh thu, 3,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm hơn 93% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, TMT mới hoàn thành 25,5% chỉ tiêu doanh thu và 2,5% kế hoạch lợi nhuận năm 2017.
Trước đó, năm 2016, TMT đạt 2.527 tỷ đồng doanh thu và 48,2 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành lần lượt 43,5% và 18,8% kế hoạch.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, ô tô và tài nguyên cơ bản là 2 nhóm ngành có mức tăng trưởng kém khả quan nhất trong quý II/2017. Trong đó, nguyên nhân khiến kết quả kinh doanh của nhóm ngành ô tô kém đi là do nhu cầu giảm dưới tác động của thông tin thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN sẽ giảm về 0% vào đầu năm 2018, cũng như phản ứng ngược của không ít người tiêu dùng trước cuộc đua giảm giá của các hãng xe.
VHG lỗ 248 tỷ đồng
Báo cáo tài chính quý II/2017 của Công ty cổ phần Đầu tư Cao su Quảng Nam (VHG) gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư khi công bố số lỗ 181 tỷ đồng trong quý II/2017; lũy kế 6 tháng, VHG đạt doanh thu 16 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm 248 tỷ đồng.
Tiên lượng những khó khăn trong năm nay nên VHG đặt kế hoạch lỗ 30 tỷ đồng, nhưng mức lỗ 6 tháng đã gấp 8 lần.
VPK: "Mấp mé" lỗ vượt kế hoạch
Công ty cổ phần Bao bì dầu thực vật (VPK) đang đứng trước nguy cơ lỗ vượt kế hoạch. 6 tháng đầu năm, VPK đạt 82,2 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế âm 15,3 tỷ đồng (kế hoạch năm nay là lỗ 18,5 tỷ đồng).
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức tháng 4/2017, Ban lãnh đạo VPK chia sẻ, những năm gần đây, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong ngành khiến việc tìm kiếm khách hàng mới của Công ty gặp nhiều khó khăn, dẫn đến doanh thu giảm sút. Trong 3 năm qua, doanh thu của VPK giảm dần, từ 298 tỷ đồng năm 2014 xuống 200 tỷ đồng năm 2016; lợi nhuận giảm từ 23,4 tỷ đồng năm 2014 xuống 1,6 tỷ đồng năm 2016.
Trong khi đó, nhà máy mới tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Bình Dương) có tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng, trong đó 70% vốn vay, mới đi vào hoạt động, phát sinh chi phí khấu hao và lãi vay. Bên cạnh đó, nhà máy cũ tại quận 12, TP. HCM chưa hoàn thành việc di dời, nên phát sinh thêm chi phí. Con đường tìm kiếm lợi nhuận của VPK vì thế càng thêm gian nan.
Thực tế, với nhiều doanh nghiệp, 2 quý đầu năm thường không rơi vào mùa vụ và có kỳ nghỉ Tết kéo dài, nhưng kết quả kinh doanh khiêm tốn trong 6 tháng đầu năm cho thấy, khả năng hoàn thành kế hoạch cả năm không cao, ngoại trừ những doanh nghiệp thường đạt doanh thu, lợi nhuận cao trong quý IV, chẳng hạn lĩnh vực xây dựng, bất động sản.
Ngọc Nhi
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Đại gia ngân hàng hồ hởi báo lãi 6 tháng đầu năm Nhiều đại gia ngân hàng vừa hồ hởi công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, hầu hết các ngân hàng đã công bố đều có lãi. Lớn nhỏ đều có lãi Theo tin tức trên báo Tiền phong, Vietcombank lãi ròng 6 tháng đầu năm tăng 39%, đạt hơn 3,400 tỷ đồng. Cụ thể, theo BCTC hợp...