Hàng loạt đại gia bán dẫn được Mỹ miễn trừ cấm vận
Các công ty đúc chip hàng đầu thế giới lần lượt được Bộ Thương mại Mỹ miễn trừ, yêu cầu giấy phép bổ sung để duy trì hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong thời hạn 1 năm.
Tuần trước, Washington đã áp đặt thêm các hạn chế mới trong nỗ lực làm chậm đà phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Theo đó, các công ty nước ngoài có xưởng đúc tại Đại lục sẽ phải có giấy phép bổ sung để nhập khẩu một số loại máy móc sản xuất vi xử lý nhất định vào thị trường này theo từng trường hợp cụ thể.
Ngày 13/10, TSMC, công ty đúc chip hàng đầu thế giới cho biết, đã đạt được thoả thuận miễn trừ thời hạn 1 năm nhập khẩu các thiết bị sản xuất chip cho nhà máy của hãng tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, phía Đông Trung Quốc.
TSMC là cái tên mới nhất được Mỹ miễn trừ cấm vận. (Ảnh: SCMP)
“Giấy phép 1 năm của Mỹ đối với việc nhập khẩu công cụ cho xưởng đúc tại Nam Kinh mà TSMC nhận được gồm cả cho quy trình 28mn và 16nm”, Wendell Huang, Giám đốc tài chính TSMC, cho hay.
Việc miễn trừ này cho phép công ty Đài Loan không bị gián đoạn hoạt động tại nhà máy của họ ở Nam Kinh, dù phần lớn cơ sở sản xuất vi xử lý tiên tiến nhất của TSMC vẫn đặt tại Đài Loan.
Video đang HOT
CEO TSMC C.Wei nói rằng, quy định mới “đặt ngưỡng kiểm soát với các đặc điểm kỹ thuật cao cấp, chủ yếu sử dụng trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo và siêu máy tính”. Theo lãnh đạo công ty đúc chip Đài Loan, phản hồi ban đầu của khách hàng cho thấy tác động từ quy định mới đến TSMC là “có thể kiểm soát được”.
“Chỉ những vi xử lý máy tính cao cấp nhất mới bị hạn chế. Chúng tôi ước tính con số này chiếm khoảng 0,4% doanh thu 2023 của TSMC hoặc cao nhất là 5% trong trường hợp xấu nhất”, công ty quản lý tài sản Alliance Bernstein cho biết.
Nhà máy đúc chip tại Nam Kinh của TSMC là xưởng đúc nước ngoài duy nhất đặt tại Trung Quốc vẫn sản xuất vi xử lý trên quy trình 16nm. Năm ngoái, chính quyền thành phố đã phê duyệt kế hoạch mở rộng quy mô nhà máy này, bất chấp một số ý kiến tẩy chay cho rằng quy trình 16 nm và 28 nm đã lỗi thời. Trong khi đó, TSMC đang xây dựng nhà máy đúc tiến trình 5 nm tại Mỹ.
Mỹ đang thúc đẩy chiến lược hạn chế khả năng sản xuất chip của Trung Quốc với việc thuyết phục các đồng minh châu Á có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn tăng cường kiểm soát xuất khẩu linh kiện và máy móc ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, các hạn chế mới này có khả năng cắt đứt thị trường rộng lớn của các công ty vi xử lý.
Ngoài TSMC, ngày 12-13/10, gã khổng lồ chip nhớ SK Hynix và tập đoàn Samsung Electronic cũng lần lượt được cấp quy chế “ngoại lệ” trong 1 năm của Bộ Thương mại Mỹ để duy trì hoạt động tại Trung Quốc.
Được Mỹ 'bật đèn xanh', TSMC mở rộng sản xuất chip ở Trung Quốc
Công ty sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới TSMC có thêm giấy phép một năm để tiếp tục đặt hàng thiết bị sản xuất chip Mỹ và mở rộng tại Trung Quốc.
Theo nguồn tin của Nikkei Asia, công ty sản xuất chất bán dẫn TSMC (Đài Loan, Trung Quốc) đã được Mỹ cấp giấy phép mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Trung Quốc - thời hạn 1 năm. Điều này cho phép TSMC mua thêm các dây chuyền sản xuất từ Mỹ.
Thông tin được đưa ra sau khi Mỹ gần đây áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu cứng rắn, ngăn chặn tham vọng phát triển chất bán dẫn của Bắc Kinh.
Nguồn tin cho biết, Washington đảm bảo TSMC có thể vận chuyển thiết bị đến cơ sở sản xuất ở thành phố Nam Kinh, có nghĩa là kế hoạch mở rộng phạm vi sản xuất của công ty tại Trung Quốc sẽ vẫn được duy trì.
TSMC nhận giấy phép 1 năm của Mỹ cho việc mở rộng chip tại Trung Quốc (Ảnh: Getty)
Trước đó, Mỹ đưa ra các quy tắc hạn chế xuất khẩu bao gồm việc ngăn cản các nhà sản xuất máy móc gia công chip của Mỹ tham gia vào quá trình sản xuất chip cao cấp tại Trung Quốc, bên cạnh đó cấm các công ty như TSMC sử dụng thiết bị do Mỹ chế tạo để phục vụ khách hàng Trung Quốc, trừ một số trường hợp nhất định được Mỹ chấp thuận.
Hôm 13/10, TSMC báo cáo lợi nhuận ròng hàng quý đạt 8,81 tỷ USD, trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9, tăng 79,7% so với một năm trước và là mức cao nhất mọi thời đại. Tỷ suất lợi nhuận gộp hàng quý của công ty cũng ở mức cao kỷ lục 60,4%.
Mở rộng dây chuyền sản xuất chip ở Trung Quốc đang là một trong những kế hoạch phát triển trọng tâm của TSMC, phục vụ cho việc sản xuất chip 22/28 nanomet. Nhà máy chip Nam Kinh được xem là một trong những dây chuyền sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất của TSMC ở Trung Quốc. Cơ sở này được khai trương vào năm 2018, sản xuất cả chip ở công nghệ 16 nm, thuộc phạm vi kiểm soát xuất khẩu mới nhất của Washington.
Hiện TSMC từ chối bình luận về thông tin của Nikkei.
Doanh thu của TSMC từ Trung Quốc giảm đáng kể sau khi khách hàng thiết kế chip lớn nhất của họ ở Trung Quốc, HiSilicon Technologies, thuộc sở hữu của Huawei, bị Mỹ cấm làm việc với bất kỳ đối tác nào sử dụng công nghệ của Mỹ trong quá trình sản xuất.
Trung Quốc chiếm 10% doanh thu của TSMC vào năm 2021, giảm từ 17% vào năm 2020. Tổng doanh thu của TSMC từ Trung Quốc trong quý tháng 4 đến tháng 6 năm 2022 là 13%.
Một nhà sản xuất chip khác, SK Hynix của Hàn Quốc, cho biết họ cũng được chính phủ Mỹ miễn trừ các hạn chế trong 1 năm, để sử dụng thiết bị chip của Mỹ ở Trung Quốc, mở đường cho công ty mở rộng hoạt động ở nước này.
Dù vậy, các hạn chế của Mỹ sẽ vẫn ảnh hưởng đến TSMC, bởi một số sản phẩm như bộ xử lý AI và đồ họa tiên tiến không thể đưa vào sản xuất. Các khách hàng chủ chốt của TSMC tại Mỹ, bao gồm Nvidia và Advanced Micro Devices, cũng không thể xuất xưởng bộ xử lý đồ họa (GPU) cao cấp để sử dụng tại thị trường Trung Quốc.
Mark Li, nhà phân tích của Sanford C. Bernstein, cho biết các quy tắc của Mỹ cáp dụng cho cấp đơn vị xử lý đồ họa tiên tiến nhất cho các ứng dụng AI và siêu máy tính, và ước tính rằng chưa đến 0,5% doanh thu TSMC cho năm 2023 sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu các quy định được thắt chặt hơn nữa, điều đó có thể ảnh hưởng tới 5% doanh thu của TSMC trong năm tới.
Chuyển đổi số những thành công bước đầu của mô hình Rạng Đông Chiến lược chuyển đổi số Rạng Đông 2020-2025 tầm nhìn 2030 không nằm ngoài công cuộc chuyển đổi số quốc gia với vai trò duy trì, phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, chuyển đổi số càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, là ưu tiên hàng đầu trong sản xuất - kinh doanh. Biến thách thức thành cơ hội...