Hàng hóa qua cảng biển tăng 5%
Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 10 tháng năm 2020 đạt 572.481.000 tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), tăng 5% so với cùng kỳ năm 2019.
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet
Cụ thể, hàng xuất khẩu đạt 144.610.000 tấn (tăng 11%). Hàng nhập khẩu đạt 187.839.000 tấn (tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019).
Các khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng cao là khu vực Quảng Trị tăng 52,9% (từ 736.095 đến 1,12 triệu tấn); khu vực Quảng Ngãi tăng 31,6% (từ 20,84 đến 27,43 triệu tấn). Một số khu vực cảng biển khác như Cần Thơ, Mỹ Tho, Nam Định, Thanh Hóa, Thái Bình có mức tăng tương đối cao từ 22 – 42% so với cùng kỳ năm 2019.
Siêu bão số 9 diễn biến phức tạp, Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo khẩn
Ngành GTVT vừa có công điện khẩn yêu cầu các đơn vị không tổ chức kinh doanh vận tải trong thời gian siêu bão số 9 đổ bộ...
Video đang HOT
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, bão số 9 bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền, thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10.
Các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 12. Riêng đất liền ven biển các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-13, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.
Cũng theo dự báo, từ đêm 27 - 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt.
Từ 28 - 31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 9: cấp 4.
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 9 diễn biến phức tạp trên biển Đông trong những ngày tới, Bộ GTVT vừa có công điện yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi tránh trú an toàn. Tổ chức neo đậu; chủ động đưa tàu thuyền nhỏ lên bờ để hạn chế thiệt hại tại nơi tránh trú. Kiên quyết không cấp phép rời cảng đối với các phương tiện tại những cảng thuộc khu vực bão bổ bộ.
Đường đi và vị trí bão số 9. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia
Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ II, III và IV chủ trì, phối hợp với các sở GTVT và lực lượng chức năng địa phương phân luồng giao thông, cử người canh gác, cắm phao tiêu, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí bị ngập nước, ngầm tràn, đoạn đường bị đứt, đoạn đường bị sạt lở; kiểm soát giao thông, chủ động điều tiết giao thông, hạn chế các phương tiện từ các địa phương khác đi vào vùng tâm bão trong thời gian bão đổ bộ vào đất liền.
Đồng thời, cấm đường tại các vị trí nguy hiểm trên các tuyến quốc lộ trong vùng chịu ảnh hưởng của bão, kiên quyết không cho phép người và phương tiện đi vào những vị trí này.
"Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu; khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thuỷ lợi, hồ chứa nước; Có kế hoạch dừng chạy tàu tại các khu gian trong vùng bão đổ bộ để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện", công điện nêu.
Bộ GTVT cũng yêu cầu Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN địa phương hướng dẫn nơi neo đậu, tránh trú an toàn và có các biện pháp đảm bảo an toàn về người, phương tiện khi có tình huống xảy ra.
Cục Hàng không Việt Nam được giao chỉ đạo các cảng hàng không, hãng hàng không theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 9 để đóng mở sân bay hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp và đảm bảo an toàn tuyệt đối hoạt động bay.
Lực lượng chức năng túc trực, giăng dây cấm người dân đi lại qua khu vực có gió mạnh ở đường Hàm Nghi, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Ảnh: B. Vân
"Các sở GTVT phối hợp chặt với cơ quan liên quan ngành GTVT tiến hành khắc phục sự cố do bão, mưa, lũ gây ra; phân luồng, đảm bảo giao thông khắc phục hậu quả bước 1 trên các quốc lộ ủy thác và đường địa phương, phối hợp điều hành việc vận tải, tăng bo hành khách và hàng hoá... ngay khi lũ rút", Bộ GTVT yêu cầu.
Hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có công điện gửi các cục quản lý đường bộ, sở GTVT và Sở GTVT - Xây dựng Lào Cai triển khai ngay các hành động ứng phó ở mức cao nhất đảm bảo an toàn hoạt động vận tải; chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải khuyến cáo các phương tiện không đi vào các tuyến đường thuộc khu vực bão đổ bộ vào (từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên). Thời gian triển khai từ 18h chiều nay đến khi bão tan; trừ các phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai.
"Đối với các khu vực được dự báo có bão đổ bộ vào, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị không tổ chức kinh doanh vận tải trong thời gian có bão", công điện nêu rõ.
Ứng phó bão số 9: Cục Hàng hải tổ chức kiểm đếm tàu thuyền Cục Hàng hải Việt Nam vừa có công điện gửi các cảng vụ hàng hải và đơn vị trực thuộc về việc ứng phó với cơn bão số 9 (tên quốc tế Molave) trên Biển Đông. Hơn 1.000 tàu thuyền đã neo đậu trong khu vực neo đậu tàu thuyền phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn. Ảnh: Phạm Kha - TTXVN....