Hàng hóa nhiều, giá ổn định
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, giá bán các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng tại Hà Nội tương đối ổn định. Nhiều mặt hàng có sức mua thấp như quần áo, bánh kẹo, đồ điện tử… được các doanh nghiệp áp dụng các chương trình khuyến mại, giảm giá để kích cầu tiêu dùng.
Người tiêu dùng mua hàng tại siêu thị Hapromart Thành Công, trong những ngày đầu Xuân Kỷ Hợi. Ảnh: HÀ THU
Tại nhiều khu chợ, hầu hết các quầy hàng đã trở lại kinh doanh, với lượng hàng hóa dồi dào. Tuy nhiên, khách chỉ tập trung đông tại những quầy hàng bán thủy, hải sản, thịt, rau xanh… Còn tại các hàng đồ khô, đồ gia dụng, tạp hóa…, lượng khách hàng thưa thớt. Qua khảo sát, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống không có nhiều biến động so với trước Tết. Cá chép có giá từ 70 đến 80 nghìn đồng/kg, tôm từ 250 đến 350 nghìn đồng/kg tùy cỡ, thịt bò từ 220 đến 280 nghìn đồng/kg. Do thời tiết nóng ẩm, cho nên các loại rau xanh tăng trưởng nhanh. Giá các loại rau vụ đông như su hào, bắp cải, súp lơ, cải cúc… khá rẻ, không tăng cao như thời điểm các năm trước. Riêng hoa tươi vẫn giữ mức giá cao. Hoa ly hồng từ 350 đến 400 nghìn đồng/10 cành; hoa lay-ơn từ 100 đến 130 nghìn đồng/10 cành; hoa cúc khoảng 50 đến 70 nghìn đồng/10 bông. Chị Trần Thị Nhung, bán hoa tại phố Gia Ngư (quận Hoàn Kiếm) cho biết, do nhiều người mua hoa tươi để đi lễ, trang trí nhà cửa, thắp hương gia tiên…, giá hoa giữ ở mức cao. Có thể đến cuối tháng Giêng, giá hoa tươi sẽ giảm.
Đối với thị trường bánh mứt kẹo, thời trang, hàng điện tử…, tình hình kinh doanh thời điểm này khá trầm lắng. Các siêu thị điện máy HC, Media Mart, Điện máy xanh…, đang triển khai các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng lì xì cho khách hàng để kích cầu mua sắm. Đại diện hệ thống Media Mart cho biết, phần đông người dân có xu hướng sắm sửa trước Tết, cho nên thời điểm này, lượng khách hàng tại các siêu thị, cửa hàng điện máy đều giảm từ 20 đến 30%. Do đó, doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách bán hàng hấp dẫn để tăng doanh số bán hàng.
Video đang HOT
Ra Tết cũng là thời điểm thời tiết miền bắc bắt đầu ấm lên. Do đó, hầu hết các cửa hàng quần áo thời trang tại Hà Nội đều áp dụng chương trình giảm giá, khuyến mại cho lượng hàng mùa đông còn tồn đọng. Các chương trình khuyến mại được áp dụng khá sâu. Hệ thống thời trang M2 giảm giá bán toàn bộ sản phẩm trong cửa hàng, với mức giảm 30%, một số sản phẩm giảm giá bán tới 70%. Hệ thống Canifa giảm giá bán từ 30 đến 50% toàn bộ sản phẩm thu – đông, nhiều sản phẩm bán đồng giá… Chị Dương Minh Trang (ở phố Huế, quận Hai Bà Trưng) chia sẻ: “Mức giảm giá rất hấp dẫn, cho nên tôi thường tận dụng thời điểm giao mùa này để sắm sửa quần áo cho gia đình”.
Đại diện Sở Công thương Hà Nội cho biết, ước tính, giá trị hàng hóa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn đã cung ứng cho thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đạt gần 29,4 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với kế hoạch và tăng trung bình khoảng 7% so với Tết 2018.Trong suốt thời gian nghỉ Tết, tại thành phố tiếp tục duy trì hoạt động của 200 điểm bán các mặt hàng thiết yếu và cửa hàng bán lẻ xăng dầu để phục vụ nhu cầu của người dân Thủ đô. Năm nay, tỷ lệ người dân đến mua sắm tại các kênh phân phối bán lẻ hiện đại như thương mại điện tử, chuỗi cửa hàng tiện lợi tại các khu dân cư tăng từ 10 đến 15% so với Tết 2018. Nhờ đó đã giúp giảm bớt áp lực mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn và hệ thống các chợ truyền thống. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã chủ động lựa chọn những điểm bán hàng mở cửa trở lại phục vụ người dân dịp sau Tết. Việc này giúp hạn chế tình trạng lợi dụng đẩy giá bán lên cao tại các chợ truyền thống. Giá bán tương đối ổn định, không có tình trạng tăng giá đột biến như trước đây.
Theo nhân dân
Nước Nhật choáng váng khi 40% số liệu kinh tế bị làm sai lệch
Vụ việc số liệu sai sót này khiến cho giới chức Nhật phải tiến hành điều tra lại khoảng 56 số liệu kinh tế chủ chốt, trong đó đến 40% bị phát hiện có lỗi.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Nikkei
Tokyo đang phải đối đầu với bê bối liên quan đến dữ liệu đã tác động đến các thông số quan trọng về kinh tế đồng thời gây ra nhiều hoài nghi với trụ cột chương trình kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe.
Theo báo Nikkei, Bộ Lao động Nhật được yêu cầu phải thu thập dữ liệu từ tất cả các công ty có quy mô khoảng từ 500 nhân viên trở lên hoặc hơn để thực hiện khảo sát hàng tháng. Thế nhưng từ năm 2004 đến năm 2017, Bộ Lao động Nhật chỉ tiến hành khảo sát với khoảng 1/3 trong số những công ty lẽ ra phải được đưa vào diện cần tìm hiểu.
Bởi những công ty lớn thường có mức lương cao hơn công ty nhỏ, việc thu thập mẫu không đủ đã kéo thấp mức lương ước tính trên khắp nước Nhật.
Bộ Lao động Nhật thừa nhận rằng việc thực hiện khảo sát không chuẩn đã gây thiệt hại 53,7 tỷ yên tương đương 490 triệu USD của khoảng 19,7 triệu người lao động. Ngoài ra nếu tính đến chi phí của hệ thống máy tính để sửa sai, chi phí ước sẽ lên đến 79,5 tỷ yên.
Vụ việc số liệu sai sót này khiến cho giới chức Nhật phải tiến hành điều tra lại khoảng 56 số liệu kinh tế chủ chốt, trong đó đến 40% bị phát hiện có lỗi. Một nhóm chuyên gia sẽ xem xét lại toàn bộ 233 chuỗi dữ liệu của chính phủ Nhật.
Bê bối mới nhất không khỏi khiến người ta đặt câu hỏi về những đánh giá của chính phủ, làm giảm kỳ vọng lương thưởng và khiến cho Thủ tướng Abe dễ chịu nhiều chỉ trích từ các đối thủ chính trị trước thềm cuộc bầu cử vào mùa hè năm nay. Đồng thời nó cũng khiến cho một số dữ liệu kinh tế cần phải được điều chỉnh lại.
Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang cố gắng giải quyết những sự lộn xộn này. Vào đầu tháng 1/2019, Nội các Nhật đã thông qua ngân sách bổ sung khoảng 650 triệu yên cho năm tài khóa kế tiếp để bù đắp cho chi phí xử lý vụ việc. Khoảng 22 quan chức chính phủ Nhật, trong đó có cả Bộ trưởng Lao động Nhật, đã bị trừng phạt.
Tăng trưởng mức lương, một chỉ tiêu quan trọng để chính phủ của Thủ tướng Abe đạt được mục tiêu lạm phát 2%, đã bị điều chỉnh giảm. Trước khi số liệu được điều chỉnh, mức lương vào thời điểm tháng 6/2018 từng được công bố tăng 3,3%, sau khi điều chỉnh, mức tăng trưởng chỉ còn 2,8%.
Thay đổi mới nhất không khỏi khiến công chúng hoài nghi về khả năng thực hiện mục tiêu lạm phát của chính phủ Nhật. Các nhà hoạch định chính sách không ngừng khẳng định rằng mức lương tăng đã giúp tăng sức mua của người tiêu dùng và đẩy cao giá cả, thế nhưng việc điều chỉnh cho thấy rằng các hộ gia đình có ít thu nhập khả dụng hơn so với kỳ vọng trước đây.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Kinh tế thế giới "lãnh đòn" vào năm 2019 Năm 2018 chứng kiến sự bùng nổ của một số cuộc chiến thương mại nhưng kinh tế toàn cầu chỉ thật sự bị trúng đòn trong năm tới. Đó là cảnh báo được trang tin Bloomberg đưa ra bất chấp Mỹ và Trung Quốc đang đình chiến thương mại. Ngay cả khi 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới nỗ lực tìm...