Hàng hóa lập lờ nguồn gốc xuất xứ khiến hàng triệu người dùng Việt Nam đang bị lầm tưởng?
Lập lờ về nguồn gốc xuất xứ, nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng đang kinh doanh rất tốt ở Việt Nam dưới mác Hàn Quốc như MUMUSO, ILAHUI, MINIGOOD… có thực sự là các nhãn hàng Hàn Quốc như nhiều người Việt Nam lầm tưởng?
Lập lờ mác thương hiệu hay chiêu trò lừa dối khách hàng?
Nếu một ngày, đám trẻ nhà bạn được tặng một món đồ chơi rất đẹp đựng trong bao bì trắng và logo xanh lá mạ MUMUSO với dòng chữ KOREA rất bắt mắt trên bao bì và bạn cảm thấy an tâm vì đó là món hàng Hàn Quốc thì bạn đang nằm trong vô số khách hàng đang mơ hồ về nguồn gốc của thương hiệu này.
Nắm bắt được tâm lý ưa thích hàng Hàn Quốc, MUMUSO và nhiều thương hiệu khác tự tạo phong cách Hàn Quốc cho hàng hóa của mình. Những món đồ xinh xắn, vừa túi tiền, có hình thức bắt mắt lại đến từ Hàn Quốc thì khó có khách hàng trẻ nào có thể chối từ. Tuy vậy, tháng 7/2018, thương hiệu này đã bị Bộ Công thương kiểm tra và phát hiện 99.3% hàng hóa là từ Trung Quốc và không hề có sản phẩm Hàn Quốc như thương hiệu này quảng cáo.
MUMUSO từng bị Bộ Công thương xử phạt vì vi phạm nhiều lỗi trong kinh doanh
Ngay từ biển hiệu của cừa hàng, logo MUMUSO với chữ KR nằm gọn trong logo tuy nhỏ nhưng rất rõ ràng cũng đủ khiến tất cả khách hàng tin tưởng vì KR là tên miền của KOREA. Hơn thế nữa, khi cầm các sản phẩm của MUMUSO lên tay, ta thấy rất nhiều chữ tượng hình Hàn Quốc tròn trịa được in trên bao bì. Nếu như chúng ta là những người tiêu dùng bình thường, chúng ta khó có thể nghĩ nó lại là từ Trung Quốc.
Việt Nam là thị trường rất hấp dẫn với các nhà sản xuất. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số năm 2018 của cả nước ước tính là 94,66 triệu người, bao gồm dân số thành thị lên tới 33,63 triệu người. Gần 34 triệu dân thành thị này chính là nguồn khách hàng tiềm năng trong ngắn hạn của các thương hiệu hàng tiêu dùng. Chính vì vậy, không chỉ riêng MUMUSO, các thương hiệu mang phong cách Hàn Quốc khác cũng đang đua nhau mọc lên để chiếm lĩnh nguồn khách hàng và lợi nhuận khổng lồ.
Video đang HOT
Và những bất cập đến từ luật sở hữu trí tuệ.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, nếu như Việt Nam thông qua Hiệp định CPTPP, chúng ta có luật mới về sở hữu trí tuệ thì việc bác bỏ các thương hiệu lập lờ không rõ nguồn gốc có hơi hướng lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh và lừa dối khách hàng sẽ nhanh chóng được thực hiện. Bở lẽ, những quy định về luật sở hữu trí tuệ tại Hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương). “Tại Hiệp định CPTPP, luật sở hữu trí tuệ, thương hiệu quy định rất chi tiết, trong đó bao gồm các yếu tố về màu sắc, chữ viết, hình dáng, hình vẽ, mùi vị…
Mặt khác, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng hiện nay luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam chưa nghiêm ngặt, chưa chi tiết nên Bộ Công Thương chưa có căn cứ để vận dụng một cách nghiêm khắc đối với những sai phạm của thương hiệu.
Thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản của quốc gia. Nền sản xuất hàng hóa của một quốc gia muốn tăng trưởng, chắc chắn họ phải bảo vệ cho thương hiệu quốc gia và bản quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia họ. Việc khách hàng lầm tưởng, mơ hồ về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa gây ra những thiệt hại nhãn tiền cho hàng hóa chính hãng. MUMUSO, MINIGOOD… hay các thương hiệu tương tự nên trả lại công bằng cho người tiêu dùng, không đội lốt Hàn Quốc để kinh doanh và gây lầm tưởng cho khách hàng.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy trách nhiệm của đơn vị kiểm định và đơn vị cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ là vô cùng quan trọng. Cần nghiêm ngặt và xát xao hơn đối với các thương hiệu có dấu hiệu vi phạm, xử lý dứt điểm, triệt để các sản phẩm có nhãn mác thương hiệu không rõ ràng hoặc “mượn mác” hàng ngoại để lừa dối người tiêu dùng hòng mục đích trục lợi.
Tôn trọng bản quyền là xu thế của xã hội văn minh trong thời đại toàn cầu hóa, tự do thương mại. Càng tự do thương mại, các nhãn hàng càng cần tôn trọng bản quyền, cũng chính là tôn trọng xuất xứ của chính mình. Người tiêu dùng Việt cũng cần tỉnh táo và thông thái hơn để lựa chọn đúng sản phẩm, không chạy theo trào lưu khi chưa nắm bắt rõ về thông tin nguồn gốc thương hiệu.
Theo Báo Mới
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2018, cũng như xem xét các yếu tố có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF, Bộ KH&ĐT) xây dựng 2 kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 và 2019.
Tăng trưởng GDP 2019 đạt 7,1%?
Cụ thể, năm 2018, ở kịch bản 1, GDP tăng thấp hơn ở mức 6,83%, lạm phát được dự báo đạt mức 4%, bằng với mục tiêu đã đề ra từ đầu năm; ở kịch bản 2 (kịch bản cơ sở), mức tăng trưởng GDP dự báo cao hơn với 7,01%, lạm phát được dự báo tương ứng cũng ở mức từ 4-4,2%, nhỉnh hơn chỉ tiêu kiểm soát lạm phát năm 2018 đã được Quốc hội phê duyệt.
Với năm 2019, kịch bản 1 dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6,9% tương ứng với lạm phát ở mức 4%: Kịch bản 2 (kịch bản cơ sở) dự báo tăng trưởng GDP lên mức 7,1% và lạm phát tương ứng 4,5%. NCIF cũng cho rằng, kịch bản cơ sở là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Báo cáo trước Quốc hội vào tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV hôm 22/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ đặt mục tiêu năm 2019 tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế. Trong đó, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6 - 6,8%, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%...
Như vậy, so với mục tiêu GDP cao nhất của năm 2019 mà Chính phủ đặt ra là 6,8%, mức NCIF đưa ra 7,1%, chênh đến 0,3%. Không những thế, NCIF còn lưu ý kịch bản cơ sở này có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Lạc quan và lo ngại...
Đâu là cơ sở để một trung tâm nghiên cứu của Bộ KH&ĐT đưa ra con số lạc quan này? Theo lý giải của NCIF, năm 2019 được tiếp đà tăng trưởng tích cực của năm 2018, nền kinh tế tiếp tục hưởng lợi từ những động lực của nền kinh tế.
Bên ngoài là diễn biến kinh tế thế giới có nhiều yếu tố là hậu thuẫn tích cực cho tăng trưởng của Việt Nam, bao gồm: Triển vọng tăng trưởng khả quan của kinh tế thế giới, trong đó đặc biệt từ triển vọng kinh tế Mỹ; tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế vẫn đang được đẩy nhanh.
Cụ thể, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN và Hồng Kông dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 là bước tiến quan trọng để ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng mở rộng thâm nhập vào thị trường Hông Kông; khả năng Hiệp định CPTPP có hiệu lực vào đầu 2019; Hiệp định Thương mại Việt Nam - EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ được phê chuẩn vào đầu năm 2019...
Ở trong nước, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, đặc biệt là cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh doanh, sự thay đổi về thủ tục hành chính. Chính phủ đang nỗ lực "kiến tạo" để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các DN cùng với niềm tin đang được khơi dậy từ công cuộc chống tham nhũng của Đảng hiện nay sẽ có những tác động tích cực đến các hoạt động kinh tế của Việt Nam trong năm 2019.
Cùng với đó, kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng đã được ký kết thời gian qua và chuẩn bị có hiệu lực. Với 16 hiệp định FTA đã và đang được đàm phán kí kết, 10 hiệp định FTA đã có hiệu lực, thị trường tiêu thụ của Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tạo cơ hội gia tăng nhu cầu đối với hàng Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, NCIF cũng chỉ ra những tồn tại, yếu kém có thể ảnh hưởng tới khả năng tăng trưởng. Đó là: Về dài hạn, nền kinh tế vẫn thiếu hụt các động lực tăng trưởng chính trong khi áp lực lạm phát tăng lên, hạn chế dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng; Xu hướng bảo hộ thương mại và hàng rào phi thuế quan ngày càng gia tăng; Giá các tài sản tài chính thế giới đã tăng quá cao gây quan ngại về tình trạng "bong bóng tài chính"; Diễn biến thị trường ngoại hối khó lường do Chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế chủ chốt (Mỹ - Trung Quốc - EU) diễn ra căng thẳng hơn; Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài...
Trước đó, Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế TƯ (CIEM) cũng đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 có thể đạt mức 6,88%. Tuy không đưa ra con số dự báo cho năm 2019 nhưng đơn vị nghiên cứu này cho rằng duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong 4 đến 8 quý tới không quá khó, nhưng vấn đề tính bền vững sau đó.
Thanh Thanh
Theo baophapluat.vn
Cần một hội đồng thẩm định sân bay Sa Pa Băn khoăn về hiệu quả sử dụng sân bay Sa Pa (tỉnh Lào Cai), chuyên gia kinh tế cho rằng phải tính toán kỹ về nhu cầu hành khách và cần đưa ra một hội đồng để thẩm định. Việc UBND tỉnh Lào Cai vừa đề xuất xây dựng cảng hàng không (CHK) Sa Pa ( sân bay Sa Pa ) tại xã...