Hãng H&M đồng ý thưởng 530 USD cho mỗi nhân viên trong bối cảnh lạm phát
Nhà bán lẻ thời trang Thụy Điển H&M ngày 21/12 thông báo khoảng 4.000 nhân viên làm việc tại các cửa hàng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ được nhận khoản tiền thưởng 500 euro (530 USD) mỗi người vào tháng 1/2023, trong bối cảnh lạm phát khiến chi phí tiêu dùng tăng vọt.
Biểu tượng của H&M tại một cửa hàng ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
H&M đã đạt thỏa thuận về khoản thanh toán một lần trên với hai nghiệp đoàn lớn nhất Tây Ban Nha UGT và CCOO. Một người phát ngôn của H&M cho biết thỏa thuận sẽ được áp dụng với các cửa hàng tại Tây Ban Nha và nước láng giềng Bồ Đào Nha.
Trong đó, công ty sẽ trả 500 euro/người cho tất cả nhân viên cửa hàng ở Tây Ban Nha làm việc ít nhất từ tháng 1/2022 và 250 euro cho những người đã làm việc ít nhất nửa năm.
Đại diện của nghiệp đoàn CCOO cho biết sẽ tiếp tục thương lượng để có được mức lương cao hơn.
Động thái nhượng bộ của H&M diễn ra sau khi đối thủ Inditex cấp khoản thưởng 1.000 euro/người cho nhân viên cửa hàng. UGT và CCOO cũng là hai đơn vị đã đạt được một thỏa thuận với Inditex vào tháng trước.
Video đang HOT
Các nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới đang nỗ lực đáp ứng yêu cầu tăng lương của nhân viên để bù đắp khi giá tiêu dùng tăng mạnh. Lạm phát đã dẫn đến làn sóng đình công trong một số ngành như vận tải hàng không và bán lẻ tại Tây Ban Nha.
Khoảng 1.000 nhân viên cửa hàng của Inditex đã tiến hành đình công vào ngày hội mua sắm giảm giá Black Friday và đang lên kế hoạch cho một cuộc đình công khác vào ngày 23/12 và 7/1.
Không giống như Inditex vẫn ghi nhận lợi nhuận gia tăng bất chấp đà tăng của lạm phát, H&M gặp một số khó khăn và là nhà bán lẻ lớn đầu tiên của châu Âu buộc phải thông báo sa thải nhân viên hồi tháng 11 vừa qua.
Biểu tình lan rộng ở châu Âu vì giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao
Theo hãng tin Reuters ngày 20/10, các nước châu Âu đang phải đối mặt với nhiều cuộc đình công và biểu tình lan rộng do giá năng lượng cao và chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang.
Biểu tình tại Paris, Pháp ngày 18/10/2022. Ảnh: Reuters
Tại Pháp, công nhân tại tập đoàn năng lượng TotalEnergies hôm 20/10 vẫn biểu tình tại hai địa điểm ở Pháp, khiến nhà máy lọc dầu Normandy và Feyzin tiếp tục ngừng hoạt động
Các cuộc đình công đã ảnh hưởng đến công việc tại 20 trong số 56 lò phản ứng hạt nhân của Pháp dẫn đến trì hoãn bảo trì nhiều lò phản ứng.
Nghiệp đoàn CGT cho biết họ đang kêu gọi đình công tại công ty hàng xa xỉ L'Oreal để đòi trả lương cao hơn cho nhân viên. Theo CGT, họ đang tìm cách tận dụng sự tức giận về lạm phát cao hàng thập kỷ để nhân rộng đình công tại các nhà máy lọc dầu sang các lĩnh vực khác. Trước đó hôm 16/10, hàng nghìn người đã xuống đường ở Paris để phản đối giá cả tăng vọt.
Tại Anh, Liên đoàn công nhân đường sắt Anh RMT hôm 19/10 cho biết họ sẽ có hành động đình công để phản đối 14 công ty điều hành xe lửa vào đầu tháng 11 sau khi cơ quan ngành đường sắt của nước này không đưa ra được các đề nghị mới về lương, việc làm và điều kiện làm việc.
Trong khi đó, gần 2.000 nhân viên tại Cơ sở Vũ khí Nguyên tử AWE, nơi sản xuất và duy trì các đầu đạn hạt nhân, sẽ bỏ phiếu về việc có đình công hay không sau khi họ từ chối mức thưởng 5%, công đoàn Prospect cho biết. Cuộc bỏ phiếu về vấn đề này tại AWE sẽ được tiến hành vào ngày 24/10 và diễn ra trong hai tuần.
Ngoài ra, khoảng 1.000 tài xế GXO ở Anh sẽ đình công trong vòng 5 ngày kể từ cuối tháng này do tranh chấp về lương, công đoàn Unite thông báo.
Hàng trăm công nhân tại cảng Liverpool, một trong những cảng container lớn nhất của Anh, sẽ đình công thêm 2 tuần vì lương và việc làm kể từ ngày 24/10. Liên minh Công nhân và Truyền thông, đại diện cho 115.000 nhân viên bưu điện Royal Mail cảnh báo tiến hành nhiều cuộc đình công hơn sau nhiều tháng đàm phán thất bại về việc thay đổi lương và hoạt động.
Trên 300.000 thành viên của công đoàn điều dưỡng lớn nhất nước Anh cũng đã bắt đình công để yêu cầu tăng lương.
Ở Đức, các phi công tại Eurowings của hãng hàng không lớn nhất nước này Lufthansa đã đình công ba ngày trong giờ làm việc từ hôm 17/10, gây ảnh hưởng đến hàng chục nghìn hành khách.
Ở Hungary, hàng nghìn học sinh và phụ huynh đã biểu tình vào ngày 14/10 trong cuộc biểu tình lớn thứ hai trong 2 tuần để ủng hộ các giáo viên đã bị sa thải vì tham gia một cuộc đình công đòi lương cao hơn.
Tại Séc, hàng chục nghìn người đã biểu tình tại Praha vào ngày 28/9 để phản đối cách chính phủ xử lý giá năng lượng tăng cao.
Ở Bỉ, hàng nghìn người cũng đã xuống đường ở Brussels vào ngày 21/9 để phản đối giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng vọt. Một cuộc biểu tình tương tự vào tháng 6 đã thu hút khoảng 70.000 công nhân Bỉ.
Nhật Bản ghi nhận lạm phát tăng cao nhất từ năm 2014 Ngày 21/10, Chính phủ Nhật Bản thông báo Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi (trừ biến động giá của mặt hàng tươi sống) trong tháng 9 đã tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất kể từ năm 2014. Người dân mua sắm tại một cửa hàng ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Như vậy, tháng 9 là...