Hãng hàng không quốc gia Indonesia sẽ cắt giảm mạnh đội máy bay
Hãng hàng không quốc gia Indonesia Garuda được cho là đang lên kế hoạch cắt giảm một lượng lớn máy bay thân rộng khỏi đội máy bay của mình, đồng thời giữ lại hàng chục máy bay thân hẹp để tập trung vào hãng bay giá rẻ Citilink.
Máy bay của Hãng hàng không quốc gia Garuda tại sân bay ở Tangerang, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang web Flightglobal.com dẫn lời công ty phân tích dữ liệu hàng không Cirium cho biết, Garuda đang tìm cách giảm gần 80 máy bay khỏi đội bay của mình và tái đàm phán hoặc hủy đơn đặt hàng hơn 90 chiếc khác.
Theo Flightglobal.com, nhằm tái cơ cấu các thỏa thuận thuê máy bay của tập đoàn cũng như các khoản nợ khác, Garuda dự kiến sẽ khởi động một kế hoạch dàn xếp. Kế hoạch dàn xếp là thỏa thuận giữa một công ty và các chủ nợ, thường được sử dụng để giãn nợ cùng với các thủ tục phá sản.
Thông tin trên được công bố sau khi Garuda bị xử thua trong một vụ kiện chống lại hai công ty cho thuê máy bay Helice SAS và Atterrissage SAS tại Tòa án Trọng tài Quốc tế London (LCIA). Tòa án đã buộc hãng hàng không quốc gia Indonesia thanh toán khoản tiền thuê còn nợ.
Theo kế hoạch cắt giảm đội bay, Garuda sẽ loại 10 chiếc Boeing 777-300ER và 7 chiếc A330-200 ra khỏi đội máy bay. Hãng đang sử dụng 10 chiếc Boeing 777-300ER cho đường bay thẳng Jakarta-London được mở vào năm 2014. Cũng theo nguồn tin này, Garuda cũng đang tìm cách loại bỏ 10 chiếc A330-300 và chỉ giữ lại 8 chiếc thuộc mẫu này. Garuda cũng có kế hoạch hủy đơn đặt hàng đối với 13 máy bay thân rộng A330-800 và A330-900 của Airbus.
Video đang HOT
Hiện có thông tin cho hay chiếc Boeing 737 MAX duy nhất hiện nay cũng sẽ bị loại khỏi đội bay của Garuda, trong khi đơn đặt hàng 49 chiếc khác thuộc mẫu này sẽ được thương lượng lại hoặc hủy bỏ. Các cuộc đàm phán về 49 chiếc Boeing 737 MAX này được khởi động từ năm ngoái.
Garuda được cho là sẽ giữ lại 56 máy bay A320 và A320neo cho hoạt động của hãng hàng không giá rẻ Citilink trực thuộc, song các đơn đặt hàng 25 chiếc A320neo dự kiến sẽ bị hủy bỏ hoặc được đàm phán lại. Ngoài ra, Garuda cũng đang có kế hoạch giữ lại các loại máy bay thân hẹp của Boeing, cụ thể là 53 chiếc 737-800, đồng thời loại bỏ 17 chiếc còn lại. Tất cả các máy bay thân hẹp thuộc các mẫu cũ hơn của Boeing được cho là sẽ bị loại bỏ, ngoại trừ một chiếc đang được Citilink sử dụng.
Toàn bộ 18 chiếc Bombardier CRJ1000 có thể sẽ bị loại khỏi đội bay của Garuda. Trước đó, Bộ trưởng Doanh nghiệp Nhà nước Erick Thohir đã yêu cầu Garuda trả lại 12 trong tổng số 18 chiếc này sau khi xuất hiện thông tin có dấu hiệu tham nhũng trong hợp đồng ký kết hồi năm 2011 với công ty Nordic Aviation Capital. Nguồn tin trên cũng tiết lộ rằng 11 chiếc ATR 72-600 của Citilink sẽ được giữ lại, trong khi 8 chiếc còn lại sẽ bị loại bỏ và đơn đặt hàng 5 chiếc khác cũng sẽ bị hủy hoặc thương lượng lại.
Một người tham gia các cuộc thảo luận cho hay với Cirium rằng kế hoạch tái cơ cấu đội bay nói trên được đưa ra dựa vào kết quả các cuộc đàm phán với các công ty cho thuê máy bay của Garuda. Trong khi đó, truyền thông địa phương cũng đăng tải các thông tin được cho là bị rò rỉ từ các cuộc thảo luận nội bộ của Garuda được tổ chức hôm 1/9 vừa qua về kế hoạch mở rộng năng lực của Citilink.
Trong nửa đầu năm 2021, Garuda tiếp tục gánh chịu khoản lỗ lên tới 12.870 tỷ rupiah (902 triệu USD), tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái do các lệnh hạn chế đi lại kéo dài. Trong báo cáo tài chính mới nhất, Garuda cho biết doanh thu của hãng đã sụt giảm 24% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 696,8 triệu USD, trong đó doanh thu chở khách giảm gần một nửa xuống còn 375,3 triệu USD.
Nhằm giải quyết khó khăn, Garuda đã thực hiện một số biện pháp cắt giảm chi phí, trong đó có việc đàm phán lại các hợp đồng thuê máy bay, điều chỉnh các tuyến bay và triển khai chương trình nghỉ hưu sớm. Các biện pháp này giúp Garuda cắt giảm 15,9% chi phí hoạt động xuống còn 1,3 tỷ USD trong nửa đầu năm nay.
Hồi tháng Bảy vừa qua, trang Diễn đàn Đông Á dẫn lời Chủ tịch Garuda, ông Irfan Setiaputra cho hay tổng số nợ của hãng đã lên tới 70.000 tỷ rupiah (tương đương 4,9 tỷ USD).
Singapore gỡ bỏ lệnh cấm bay với Boeing 737 Max
Ngày 6/9, Cơ quan Hàng không Dân dụng Singapore (CAAS) thông báo gỡ bỏ lệnh cấm bay được áp dụng cách đây hơn 2 năm đối với máy bay Boeing 737 Max sau khi hoàn thành các đánh giá kỹ thuật.
Máy bay Boeing 737 MAX chuẩn bị hạ cánh trong chuyến bay thử nghiệm tại thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Máy bay Boeing 737 Max đã bị cấm bay thương mại tại Singapore vào tháng 3/2019 sau 2 vụ tai nạn thảm khốc ở Indonesia và Ethiopia liên quan đến dòng máy bay này khiến 346 người thiệt mạng.
Trong thông báo mới, CAAS cho biết đã đánh giá những thay đổi thiết kế đối với máy bay Boeing 737 Max, đã được Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và các cơ quan thẩm định khác phê duyệt. CAAS cũng xem xét dữ liệu hoạt động của các chuyến bay sử dụng Boeing 737 Max được nối lại trong 9 tháng qua và nhận thấy không có vấn đề an toàn đáng chú ý nào.
CAAS cũng đã ban hành chỉ thị về việc vận hành máy bay Boeing 737 Max tại Singapore, theo đó yêu cầu các hãng hàng không khai thác phải thực hiện một loạt các biện pháp và tiêu chí bảo đảm an toàn, trong đó có yêu cầu thiết lập chương trình đào tạo cho phi hành đoà,; các phi công phải trải qua các buổi học giả lập bổ sung để đảm bảo họ có thể xử lý các trường hợp khẩn cấp.
Hiện trong 3 hãng hàng không của Singapore chỉ có Hãng hàng không quốc gia Singapore (SIA) sở hữu máy bay Boeing 737 Max. SIA hiện có 6 máy bay Boeing 737 Max đang gửi tại kho bảo trì ở Australia. CAAS cho biết SIA phải chứng minh đã thực hiện tất cả các yêu cầu trên trước khi khai thác trở lại các máy bay này cho các chuyến bay thương mại. Ngoài ra, các hãng hàng không nước ngoài dự định khai thác Boeing 737 Max cũng sẽ phải tuân thủ các yêu cầu an toàn của CAAS.
Cũng liên quan tới dòng máy bay 737 MAX của Boeing, ngày 6/9, hãng hàng không châu Âu Ryanair thông báo đã chấm dứt đàm phán với hãng chế tạo máy bay Mỹ về thỏa thuận đặt mua Boeing 737 vì không thể thương lượng được về giá cả.
Hiện Ryanair là khách hàng lớn nhất của Boeing tại châu Âu trong phân khúc 737 MAX, với 210 đơn hàng đã chốt với mẫu Boeing 737 MAX 8-200, 197 chỗ. Hồi tháng 7, Ryanair thông báo có khả năng tiếp tục đạt thỏa thuận mua các máy bay mẫu Boeing 737 MAX 10, 230 chỗ, vào cuối năm nay.
Tuần trước, giám đốc điều hành Ryanair Michael OLeary đã cho rằng khó có cơ hội đạt thỏa thuận nhanh chóng, sớm nhất là phải đến năm sau. Tuy nhiên, trong thông báo mới ông khẳng định các cuộc đàm phán giữa hai bên đã thất bại và không thể nhất trí về giá cả.
Thương vụ với Rayanair được kỳ vọng sẽ tạo động lực quan trọng cho Boeing và dòng MAX sau cuộc khủng hoảng do các sự cố với dòng máy bay này kéo dài suốt 20 tháng. Vì vậy, thông tin hai bên không thể đạt thỏa thuận có thể "dội gáo nước lạnh" vào hy vọng sớm phục hồi của Boeing.
Lời kể của phi công lái những chuyến bay định mệnh từ "chảo lửa" Kabul Với các phi công, các chuyến bay đưa người sơ tán khỏi Kabul, Afghanistan đặc biệt chưa từng thấy. Đánh bom liều chết ở khu vực sân bay Kabul, hơn 70 người chết Ảnh chụp vệ tinh cho thấy sự đông đúc ở sân bay Kabul khi hàng nghìn người đổ xô về đây với hy vọng sơ tán (Ảnh: AFP). Thả mồi...