Hãng hàng không đầu tiên bên bờ vực phá sản do Covid-19
Tác động của virus corona đối với hoạt động đi lại của hành khách đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho hãng hàng không lớn nhất khu vực châu Âu.
Flybe, hãng hàng không lớn nhất khu vực châu Âu, đã bước tới bờ vực phá sản khi mất hơn 2.000 việc làm trong chưa đầy hai tháng sau khi chính phủ công bố thỏa thuận giải cứu.
Tác động của virus corona đối với hoạt động đặt vé cho các chuyến bay đã minh chứng ảnh hưởng của dịch bệnh đối với các hãng hàng không. Một cơ quan trong ngành hàng không toàn cầu đã cảnh báo rằng ảnh hưởng về mặt tài chính do virus corona gây ra có thể đạt tới 113 tỷ USD (87 tỷ bảng Anh) trong năm nay.
Một trong những hãng bay lớn nhất châu Âu chuẩn bị phá sản do virus corona (Nguồn: The Guardian)
Dự đoán ảm đạm trên được đưa ra đúng vào ngày hãng hàng không Flybe có trụ sở tại Anh bị đưa vào diện quản lý. Sự sụp đổ của Flybe “có thể sẽ là trường hợp đầu tiên của nhiều trường hợp khác trong năm 2020″, James Goodall (nhà phân tích giao thông tại Redburn) nói.
Trong một tuyên bố, giám đốc điều hành của Flybe, ông Mark Anderson, cho biết công ty đã thực hiện “mọi nỗ lực có thể” để tránh sụp đổ nhưng đã “không thể vượt qua những thách thức hiện nay”.
Video đang HOT
Anderson cho biết: “Vương quốc Anh đã mất đi một trong những tài sản lớn nhất trong khu vực. Flybe là một phần quan trọng của ngành hàng không Anh trong bốn thập kỷ qua, kết nối các cộng đồng, khu vực, người dân và doanh nghiệp trên toàn quốc”.
Quản trị viên của Flybe, công ty kế toán EY, đã đề cập đến virus corona trong tuyên bố của mình khi nhấn mạnh những “áp lực ngày càng gia tăng” đối với ngành du lịch trong vài tuần qua, khiến tình hình tài chính bấp bênh của các hãng bay trở nên tồi tệ hơn.
Bộ trưởng giao thông, Grant Shapps, chia sẻ rằng ông cảm thấy “rất buồn” khi Flybe ngừng hoạt động sau khi phục vụ hành khách trong bốn thập kỷ qua. Ông nói rằng chính phủ đã “khẩn trương làm việc” với ngành hàng không để hỗ trợ các hãng bay một cách hiệu quả.
“Đây sẽ là một thời điểm rất khó khăn cho ngành hàng không không có nhiều tiền mặt, đặc biệt là những hãng đã tham gia vào cuộc chiến giá cả”, Greg Waldron (biên tập viên quản lý khu vực châu Á của tạp chí Flightglobal) nói.
Theo Huy Nguyễn (Theo The Guardian) (Dân Việt)
Người dân đổ xô rút tiền vì tin ngân hàng sắp phá sản ở Trung Quốc
Nhiều người đã kéo đến một ngân hàng ở tỉnh Hà Nam ngày thứ ba liên tiếp, vội vã rút hết các khoản tiền tiết kiệm, ngay cả khi chính quyền vào cuộc để dập tắt lo ngại.
Hôm 31/10, cán bộ địa phương, lãnh đạo doanh nghiệp và các quản lý của ngân hàng đã có mặt tại chi nhánh chính của Ngân hàng Thương mại Nông thôn Y Xuyên Hà Nam. Từng người một đứng trước micro để thể hiện sự ủng hộ đối với ngân hàng, trong khi các nhân viên tươi cười vung tiền mặt trước máy quay truyền hình.
Đó là nỗ lực để cho thấy sự ổn định và trấn an công chúng sau khi có tin đồn về việc chủ tịch ngân hàng này đang gặp khó khăn và ngân hàng đang bên bờ vực phá sản, theo Wall Street Journal.
Trong những tháng gần đây, lĩnh vực ngân hàng tại Trung Quốc đã gặp khó khăn bởi những lo ngại về thanh khoản, đặc biệt là tại các ngân hàng quy mô khu vực, vốn đã mở rộng mạnh mẽ trong những năm qua.
Thanh khoản giảm tại Ngân hàng Y Xuyên khiến nó trở thành ngân hàng nhỏ thứ tư chính quyền phải vào cuộc hỗ trợ trong năm nay ở Trung Quốc.
Khách hàng đổ xô đến một chi nhánh ngân hàng Y Xuyên ở Hà Nam, Trung Quốc để rút tiền. Ảnh: Wall Street Journal.
Hồi tháng 5, các nhà quản lý đã nắm quyền kiểm soát Ngân hàng Bao Thương (trụ sở tại khu tự trị Nội Mông) trong cuộc cứu trợ ngân hàng đầu tiên ở nước này kể từ thập niên 1990. Động thái tạo ra lo ngại về "sức khỏe" của các tổ chức tài chính và cho vay nhỏ khác, làm giảm thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng Trung Quốc.
Kể từ đó, Bắc Kinh đã cẩn thận không công bố bất kỳ sự tiếp quản nào, mặc dù họ đã âm thầm bơm vốn tươi và ổn định các ngân hàng, theo các báo cáo chính thức.
Nhìn chung, các ngân hàng gặp rắc rối chỉ chiếm 4% tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng Trung Quốc, theo một ước tính gần đây của S&P Global. Thế nhưng, phản ứng mạnh mẽ từ các cơ quan quản lý đối với diễn biến tại Ngân hàng Y Xuyên, một ngân hàng nhỏ với vốn 62,65 tỷ nhân dân tệ (8,9 tỷ USD), nêu bật mối lo ngại đang gia tăng về tác động xấu và bất ổn xã hội trong bối cảnh người dân mất niềm tin vào tiền gửi ngân hàng.
Ngân hàng Y Xuyên chỉ là một trong hàng nghìn ngân hàng và hợp tác xã ở vùng nông thôn Trung Quốc gần đây đã mở rộng tham vọng của họ. Năm 2009, hợp tác xã nông thôn này đã trở thành một ngân hàng thương mại, thu hút tiền gửi chủ yếu từ nông dân và người dân địa phương.
Tuy nhiên, ngân hàng đã phải hứng chịu hậu quả từ các khoản nợ xấu khi nền kinh tế chững lại trong những năm gần đây, cũng như phải đấu tranh để giữ tiền gửi trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng từ các ngân hàng khác, theo báo cáo tài chính của ngân hàng.
Tin tức về rắc rối với quản lý cấp cao của Y Xuyên đã thu hút sự chú ý của người dân địa phương. Người gửi tiền bắt đầu yêu cầu trả lại tiền vào đầu tháng này và khi mạng xã hội lan truyền tin đồn rằng ngân hàng đang trên bờ vực mất khả năng thanh toán, số người kéo đến rút tiền càng ngày càng nhiều.
Đến hôm 30/10, chính quyền địa phương đã có động thái công khai để ổn định tình hình. Họ tuyên bố đã bắt giữ hai người phụ nữ với cáo buộc đã lan truyền tin đồn sai lệch, đồng thời sắp xếp phó bí thư đảng ủy huyện phụ trách xử lý vụ việc.
Đồng thời, các nhà chức trách đã công bố cuộc điều tra đối với cựu chủ tịch ngân hàng, với lý do vi phạm kỷ cương, một cáo buộc thường được sử dụng trong các vụ án tham nhũng.
Theo Zing.vn
Công ty du lịch 178 tuổi của Anh phá sản, hàng trăm nghìn du khách mắc kẹt Tuyên bố phá sản của công ty du lịch Anh 178 năm tuổi, Thomas Cook, khiến kế hoạch du lịch của hàng trăm nghìn khách hàng rơi vào hỗn loạn. Vài phút sau khi nhà điều hành tour du lịch hàng đầu xứ sương mù nộp đơn thanh lý tài sản rạng sáng 23/9 (giờ Việt Nam), khách du lịch lên Twitter và...