Hàng gỏi bán một tạ đu đủ mỗi ngày
Quán Ty Thy nằm ở quận 6, luôn tấp nập khách từ 12h mỗi ngày nhờ món đu đủ đâm.
Có nguồn gốc từ Campuchia và gần giống với son tam – đặc sản của Thái Lan, đu đủ đâm được bán nhiều tại một số huyện gần biên giới của An Giang. So với phiên bản gốc, đu đủ đâm ở Việt Nam được nhiều chủ hàng biến tấu nguyên liệu và gia vị để phù hợp với khẩu vị người dân. Tuy nhiên, thành phần chính là đu đủ xanh bào sợi thì vẫn không thay đổi.
Suất đu đủ đâm ba khía có giá 40.000 đồng (một người ăn) và 50.000 đồng (cho 2 người ăn). Ảnh: Di Vỹ.
Cách đây 11 tháng, quán đu đủ đâm nằm trên đường Bến Phú Lâm, quận 6, TP HCM mở cửa và nhanh chóng đắt khách. Ty Thy, chủ quán cho hay: “Trong tháng đầu tiên quán chỉ bán được vài chục kg đu đủ, nhưng hiện tại có ngày cuối tuần bán được 120 kg”.
Từng sống ở Thái Lan, chủ quán nắm rõ công thức cũng như bí quyết để cho ra hương vị chuẩn của món đu đủ đâm ở nước bạn. Khi về Việt Nam, Ty Thy quyết định mở quán sau thời gian nghiên cứu khẩu vị người Việt và bán thử tại các hội chợ. “Hiện tôi dùng mắm chín chứ không phải mắm sống như người Thái thường dùng. Món ăn cũng được giảm độ cay nhiều so với phiên bản gốc”, Thy nói.
Chủ quán Ty Thy (30 tuổi) cho biết tên gọi món ăn xuất phát từ việc chế biến bằng cách dùng chày giã (đâm) trong cối. Ảnh: Di Vỹ.
Video đang HOT
Theo lời chủ quán, toàn bộ nguyên liệu đều mua ở Việt Nam, lấy trực tiếp từ chợ trong buổi sáng, “mua ngày nào bán hết ngày đó”. Chỉ riêng mắm ba khía là được chuẩn bị trước. “Ba khía được lấy từ Cà Mau theo từng đợt. Tôi tự tay làm mắm thì mới ra được hương vị như mong muốn. Mắm để từ 4 ngày là có thể dùng được”, chủ quán nói.
Thy hoạt ngôn, vui vẻ mỗi khi có khách vào quán và cũng là người đứng ở bếp chính. Mỗi ngày Thy làm từ 100 đến 120 kg đu đủ. “Người khác đâm thì không ngon”, chủ quán nói và cho biết đã nhiều lần truyền kinh nghiệm lại cho nhân viên trong quán.
Địa chỉ này xa trung tâm thành phố nhưng khá dễ tìm. Không gian quán nhỏ nhưng thoáng. Thy tự tay mua các vật dụng và trang trí cho quán. “Quán trang trí không mấy đặc biệt, gây ấn tượng nhờ nhiều màu sắc”, một thực khách ở Tân Bình nhận xét.
Ba khía – một đặc sản miền Tây là điểm nhấn của món ăn tại quán Ty Thy. Ảnh: Di Vỹ.
Quán thông báo mở cửa từ 12h nhưng 11h30 đã có khách tìm đến. Nếu đi một mình, bạn gọi suất ăn giá 40.000 đồng. Nhưng đi từ hai người, bạn có thể gọi phần 50.000 đồng. Combo nổi tiếng được chủ quán “lăng xê” là gỏi đu đủ ba khía kèm ly nước trà tắc giá 15.000 đồng, đĩa bò viên chiên giá 50.000 đồng.
“Gỏi không có thịt để ăn kèm, nếu ăn nhiều đu đủ quá cũng bị ngấy. Vì vậy tôi bán thêm bò viên chiên để khách có thể gọi ăn kèm với gỏi. Nước chấm cũng do tự tôi nghĩ ra”, Ty Thy chia sẻ.
Đặc sản miền Tây - Món ăn dân dã vùng sông nước
Đến với Tây Nam Bộ bạn nhất định phải thưởng thức qua những món ăn ngon, đặc sản vùng miền nơi đây. Ẩm thực miền Tây sông nước dù dân dã nhưng luôn đem lại hương vị đặc biệt, một khi đã ăn thử thì sẽ nhớ mãi.
Canh chua cá linh bông điên điển
Vị chua chua ngọt ngọt của nồi canh chua cá linh bông điên điển, một món ăn ngon lành có thể làm siêu lòng biết bao thực khách vãng lai, còn những người đã từng ăn thì chép miệng thèm thuồng.
Bánh tằm bì
Có lẽ tên món ăn này thực sự khiến người ta tò mò. Tò mò cả về cái tên và cả về nguyên liệu, mùi vị của nó. Được biết, bánh được làm từ bột mỳ và bột năng với rất nhiều công đoạn, sau đó ta có những sợi bánh trắng. Nhưng phần ngon nhất lại nằm ở những miếng bì thái sợi giòn dai trộn với thính, thêm chút vị béo của nước cốt dừa quyện vào những sợi bánh tằm và ăn với rau, giá, dưa chua, đặc biệt là thêm chút xíu mỡ hành nữa thì quá tuyệt vời.
Bánh xèo ốc gạo
Bánh xèo ốc gạo thơm ngon, giòn rụm, là món bánh ngon ai đã một lần nếm thử sẽ khó quên được mùi vị và sẽ thật là thiếu xót nếu du khách đến Bến Tre mà không thưởng thức bánh xèo ốc gạo.
Khi thưởng thức, đặt rau sống vào lòng bàn tay, gắp miếng bánh xèo có lẫn thịt ốc gạo rồi cuốn lại chấm vào chén nước mắm chanh, tỏi ớt cho vào miệng nhai chầm chậm. Vị ngọt, giòn của thịt ốc hòa lẫn vị béo, thơm của bột gạo tạo thành một món ăn thật hấp dẫn.
Cá lóc nướng trui
Nếu có dịp ghé thăm miền Tây sông nước, du khách nên thử ít nhất một lần món cá lóc nướng trui, món ăn dân dã mà vô cùng hấp dẫn của vùng miền nơi đây. Tuy rằng chỉ là món ăn bình dị, nhưng cá lóc nướng trui rất được ưa chuộng không chỉ với người dân miền Tây mà với tất cả những ai đã từng đến với mảnh đất này, bởi thế mới có câu: Bắt con cá lóc nướng trui - Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.
Thành phẩm món cá lóc nước xong ra lò có mùi thơm rất hấp dẫn, đó là sự hòa trộn tuyệt vời giữa mùi thơm của cá lóc, mùi thơm của rơm, của đồng quê không lẫn đi đâu được. Cá lóc nướng trui ngon nhất khi vừa chín tới, thịt trắng phau được bao bọc bởi lớp vảy cháy xém. Cá lóc nướng trui thường dùng với bánh tráng, rau thơm, khế, húng lủi, giá sống, chuối chát, dưa leo... và chấm kèm với nước mắm tỏi ớt, me.
Bánh cống
Bánh cống là đặc sản của tỉnh Sóc Trăng, đây là một trong các món ngon mà ai đến với nơi đây đều muốn nếm thử. Bánh khi chiên lên có mùi thơm của vỏ bột gạo, của đậu xanh cùng với mùi thịt heo khoai môn, thơm lừng cả một dãy phố.
Mỗi khi ăn, người ăn cắt chiếc bánh ra làm bốn phần, gói ăn cùng xà lách và nhiều thứ rau thơm, chấm cùng chén nước chấm chua cay và đồ chua. Lớp vỏ giòn tan, nhân bên trong thơm lừng, beo béo, bùi bùi, vị tươi ngon của thịt tôm cùng sự tươi mát của rau thơm, xà lách làm cho món này vô cùng hấp dẫn.
Kỳ 13: Bún mắm - Hương vị miền sông nước Bún mắm ngon nhất đương nhiên là ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Nhưng nếu muốn được ăn bún mắm chuẩn vị miền Tây ở Vũng Tàu thì cũng có những quán đủ sức chiều lòng thực khách. Những nguyên liệu hấp dẫn để làm nên món bún mắm. Một trong những địa chỉ nằm lòng của những tín đồ món bún...