Hãng dược Sanofi: Đừng chờ vaccine của chúng tôi
Ông Olivier Bogillot, chủ tịch hãng dược phẩm Sanofi của Pháp, đã kêu gọi người dân sớm tiêm chủng thay vì chờ vaccine Covid-19 của hãng này.
Chủ tịch Bogillot đề nghị người Pháp lập tức tiêm chủng với các loại vaccine đang được phân phối sẵn, Financial Times ngày 10/8 đưa tin.
“Tôi nghe một số người nói họ muốn chờ vaccine của Sanofi. Tôi cảm ơn họ vì niềm tin dành cho Sanofi, nhưng vaccine của chúng tôi sẽ chưa được bán trong nhiều tháng tới. Xin đừng chờ đợi mà hãy tiêm ngay”, ông Bogillot nói.
Theo vị chủ tịch, chờ đợi sẽ chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và kéo dài chuỗi lây truyền của virus. Ông Bogillot cho biết các loại vaccine khác đang được tiêm ở Pháp đã được nhà chức trách y tế công nhận an toàn và hiệu quả.
Sanofi đang trong giai đoạn thử nghiệm thứ 3 một loại vaccine Covid-19. Ảnh: Sanofi .
Video đang HOT
Nỗ lực sản xuất vaccine Covid-19 của Sanofi đang chậm hơn nhiều tháng so với đối thủ quốc tế như Pfizer, Moderna hay AstraZeneca.
Sanofi đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 với một loại vaccine sử dụng công nghệ tái tổ hợp protein.
Đầu tháng 8, Sanofi cho biết sẽ mua lại công ty sinh học đối tác là TranslateBio với giá 3,1 tỷ USD nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển một loại vaccine Covid-19 khác sử dụng công nghệ RNA thông tin giống như Pfizer và Moderna.
Dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát trở lại từ giữa tháng 7 ở Pháp, khi số ca mắc Covid-19 liên tục có chiều hướng gia tăng. Trong 7 ngày qua, số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 trung bình mỗi ngày ở Pháp là hơn 20.000 trường hợp.
Tới nay, Pháp đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine Covid-19 cho 67% dân số. Số người đã tiêm đủ liều vaccine là 51%.
WHO: Thuốc kháng viêm của Roche và Sanofi giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức khuyến nghị dùng thuốc Actemra và Kevzara, các thuốc vốn thường dùng trị viêm khớp, cho bệnh nhân COVID-19 để giảm tỉ lệ tử vong.
Trụ sở của WHO ở Geneva - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, khuyến nghị của WHO được đưa ra sau khi một nghiên cứu trên 11.000 người cho thấy 2 loại thuốc kháng viêm corticoid là Actemra (của Roche) và Kevzara (Sanofi) có hiệu quả giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân COVID-19.
Nghiên cứu do Trường Kings College London, Đại học Bristol, Đại học College London và tổ chức Guys and St Thomas NHS Foundation Trust (Anh) thực hiện. Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ ngày 6-7.
Qua đánh giá, nhóm chuyên gia của WHO kết luận liệu pháp cho bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch dùng thuốc ức chế cytokin Interleukin 6 (tức kháng viêm) "giảm được rủi ro tử vong và nhu cầu dùng máy thở".
Theo phân tích của WHO, rủi ro tử vong trong vòng 28 ngày đối với bệnh nhân nguy kịch dùng một trong các loại thuốc kháng viêm corticoid (ví dụ dexamethasone) là 21%, so với người không dùng, chỉ được chăm sóc bình thường là 25%.
Điều đó nghĩa là nếu dùng thuốc thì cứ mỗi 100 bệnh nhân sẽ có thêm 4 người sống sót.
Ngoài ra, với bệnh nhân thể nặng, rủi ro bệnh tiến triển đến giai đoạn phải dùng máy thở/oxy màng ngoài hoặc tử vong là 26% nếu dùng thuốc, nếu không sẽ là 33%.
Có nghĩa nếu dùng thuốc thì cứ 100 bệnh nhân dạng này sẽ có thêm 7 người sống sót mà không cần đặt máy thở.
"Chúng tôi đã cập nhật hướng dẫn điều trị để bổ sung phát hiện mới này" - bà Janet Diaz, quan chức bộ phận sức khỏe khẩn cấp của WHO, cho biết.
Tuần trước, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho thuốc Actemra dùng để trị COVID-19. Trước quyết định của FDA, thuốc cũng đã được sử dụng rộng rãi ở Mỹ cho người nhiễm COVID-19.
WHO kêu gọi cần làm nhiều hơn nữa để các loại thuốc này có thể được tiếp cận tại các nước thu nhập thấp đang bùng dịch COVID-19.
Các nước điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine để đối phó với biến thể Delta Biến thể Delta phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ đang đặt thế giới vào giai đoạn nguy hiểm. Các nước ngay lập tức điều chỉnh kế hoạch tiêm vaccine bao gồm tiêm kết hợp các loại vaccine, khuyến cáo tiêm liều thứ 3 đối với người có hệ miễn dịch yếu... Với sự xuất hiện của biến thể Delta, hàng loạt các...