Hãng dược Ấn Độ có thể sản xuất 200 triệu liều vaccine Sputnik V
Ngày 19/3, nhà phát triển vaccine phòng COVID-19 Sputnik V của Nga thông báo đã ký một thỏa thuận hợp tác với một hãng dược của Ấn Độ để sản xuất 200 triệu liều vaccine này.
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị tham gia phát triển Sputnik V, cho biết đã ký hợp đồng đối tác với hãng Stelis Biopharma để sản xuất và cung cấp ít nhất 200 triệu liều vaccine này. Dự kiến, Stelis Biopharma có thể bắt đầu cung cấp vaccine do công ty sản xuất ra thị trường vào nửa cuối năm nay. RDIF cũng cho biết Stelis sẽ làm việc thêm với quỹ này để có thể sản xuất và cung cấp vaccine với quy mô lớn hơn so với thỏa thuận ban đầu. Giám đốc RDIF Kirill Dmitriev nhận định việc Stelis tham gia sản xuất một số lượng lớn vaccine sẽ giúp mở rộng cơ hội tiếp cận vaccine trên toàn cầu.
RDIF cho biết tới nay đã có 52 quốc gia trên thế giới cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V. Vaccine này được đăng ký tại Nga từ tháng 8/2020 trước khi được đưa vào thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine lên tới 90% đã được tạp chí y dược hàng đầu The Lancet công nhận và đăng tải.
Hiện giới chức Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang xem xét cấp phép sử dụng vaccine Sputnik V. Một số quốc gia thành viên, đi đầu là Hungary, đã cấp phép sử dụng vaccine của Nga. Mới nhất, ngày 19/3, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn khẳng định sẽ ủng hộ việc ký một thỏa thuận riêng với đối tác Nga về việc cung cấp vaccine Sputnik V, nếu không có một thỏa thuận ở cấp độ EU. Ông cũng tin tưởng hai bên sẽ đàm phán suôn sẻ và nhanh chóng đạt thỏa thuận nhanh chóng. Quan chức này đồng thời cho biết Berlin vẫn liên lạc chặt chẽ với Moskva để làm rõ những thông tin liên quan vaccine Sputnik V.
Trong tuần này, truyền thông châu Âu đưa tin các quan chức EU đang xem xét khởi động các cuộc đàm phán để mua vaccine từ Nga. Trong khi đó, các nhà phát triển vaccine Nga thông báo họ đã đạt được thỏa thuận sản xuất tại các quốc gia quan trọng của EU, gồm Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha.
Séc hủy bỏ kế hoạch cho phép các cửa hàng mở cửa trở lại
Ngày 19/2, Chính phủ CH Séc đã quyết định hủy bỏ kế hoạch cho phép các cửa hàng bán lẻ không thiết yếu mở cửa trở lại vào tuần tới trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 không ngừng gia tăng gây sức ép đối với các bệnh viện.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Praha, CH Séc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên tài khoản Twitter, Bộ trưởng Công nghiệp Karel Havlicek đã công bố quyết định trên, giải thích rằng do tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp và biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện đầu tiên tại Anh vẫn đang lây lan. Ông cho biết chính phủ sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề trên vào tuần tới.
Đất nước với 10,7 triệu dân này hiện có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất châu Âu, trung bình 968 ca mắc mới/100.000 người trong vòng hai tuần qua. Chính phủ Séc đang phải đối mặt với những chỉ trích từ phe đối lập và một số nhóm dân chúng vì cách ứng phó chưa hiệu quả với dịch bệnh trong bối cảnh nước này hiện ghi nhận tổng cộng hơn 1,1 triệu ca nhiễm với hơn 18.700 ca tử vong do COVID-19. Trong những tuần qua, các bệnh viện ở Séc đều gần như trong tình trạng quá tải. Số bệnh nhân mắc COVID nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng đã tăng lên 1.258 người, trên mức đỉnh được ghi nhận hồi tháng 11 năm ngoái.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết sự sụt giảm số ca mắc COVID-19 và sự gia tăng ổn định các trường hợp được tiêm chủng đồng nghĩa các biện pháp phong tỏa tại Đức có thể được dỡ bỏ, song vẫn nêu cao tinh thần thận trọng trong bối cảnh xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao hơn.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Spahn nêu rõ: "Ngày càng có nhiều ý kiến yêu cầu chấm dứt lệnh phong tỏa và điều này là khả thi song chúng ta cần thận trọng để không gây nguy hiểm cho những thành quả đã đạt được".
Theo trang worldometers.info, Đức hiện ghi nhận 2.372.209 ca mắc COVID-19, trong đó có 67.547 ca tử vong.
Thủ tướng Angela Merkel mất ngôi chính khách nổi tiếng nhất tại Đức Theo một khảo sát của tờ Bild công bố kết quả ngày 27/12, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã để mất vị trí chính khách nổi tiếng nhất quốc gia châu Âu này. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn. Ảnh: DW Hãng tin Bloomberg (Mỹ) cho biết chính khách nhận được nhiều ủng hộ nhất trong cuộc khảo sát là Bộ trưởng...