Hang động trên Mặt trăng sẽ là nơi ở của phi hành gia?
Bề mặt Mặt trăng không chỉ nhiều miệng núi lửa mà còn có rất nhiều lỗ hổng. Theo NASA, các hang động nối liền các miệng lỗ này có thể là nơi trú ẩn của các phi hành gia tương lai.
Vệ tinh Do thám Mặt trăng LRO của NASA đã phát hiện được tới 200 lỗ khổng lồ trên bề mặt Mặt trăng. Các lỗ (được gọi chính xác là “hố Mặt trăng”) này có đường kính từ 5 mét đến 900 mét, và có thể đã được hình thành khi các hang động dưới bề mặt Mặt trăng bị sụp đổ. Theo NASA, các hang động này đã được hình thành bởi các luồng nham thạch cổ đại khổng lồ.
“Một khu vực sống đặt trong lỗ Mặt trăng – khoảng vài chục mét phía dưới miệng hố – sẽ tạo thành một địa điểm rất an toàn cho các phi hành gia: không phóng xạ, không vi thiên thạch, có thể là rất ít bụi, nhiệt độ chênh lệch ngày/đêm không quá nhiều”, Robert Wagner, một trong những nhà nghiên cứu tại ĐH Arizona State đã góp công phát hiện ra các hố Mặt trăng này khẳng định.
Video đang HOT
Sau khi NASA xác định được các lỗ hổng này, các nhà nghiên cứu đang đặt hy vọng có thể thám hiểm chúng. Theo Wagner, cách tốt nhất sẽ là đưa robot thám hiểm vào bên trong miệng hố.
Video thám hiểm hố mặt trăng của NASA
Hiện tại, đội nghiên cứu của Wagner sẽ tiếp tục quét tìm miệng núi lửa Mặt trăng để phát hiện thêm các hố mới. Đây sẽ là một quá trình khó khăn bởi “Trên khoảng 25% bề mặt Mặt trăng (gần các hố), Mặt trời sẽ không bao giờ mọc đủ cao để thuật toán của chúng tôi hoạt động chính xác”.
Tuy vậy, đây vẫn là một phát hiện quan trọng có thể giúp đưa con người trở lại Mặt trăng, và thậm chí là ở lại Mặt trăng lâu dài hơn trước. Trong tháng Ba vừa qua, Tổng thống Obama cho biết nước Mỹ đang đặt mục tiêu đưa người thám hiểm Sao Hỏa (và các hành tinh khác) lên trên mục tiêu trở lại Mặt trăng.
Theo The Verge
NASA và Boeing chế tạo tên lửa lớn nhất thế giới
Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã ký hợp đồng trị giá 2,8 tỷ USD với tập đoàn Boeing để phát triển tên lửa khổng lồ giúp đưa con người lên Mặt Trăng và mở đường cho sứ mệnh đưa con người tới sao Hỏa.
"Các nhóm của chúng tôi đã nỗ lực hết sức để đảm bảo tên lửa lớn nhất từ trước tới nay, Space Launch System (SLS), sẽ được chế tạo an toàn, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian", Virginia Barnes, giám đốc chương trình SLS của tập toàn Boeing, cho biết. "Chúng tôi rất tâm huyết với sứ mệnh khám phá không gian xa của NASA."
Dự án phát triển tên lửa SLS là một dấu mốc quan trọng trong phát triển thiết bị phóng tàu vũ trụ có người lái tới những địa điểm xa trong không gian. Năm 1961, Mỹ đã phát triển tên lửa đẩy Saturn V để đưa phi hành gia lên Mặt Trăng.
Ảnh mô phỏng tên lửa SLS của NASA
Tên lửa SLS được thiết kế linh hoạt và theo hướng mở để đáp ứng yêu cầu khác nhau của sứ mệnh chở hàng hay phi hành gia. Cuộc thử nghiệm đầu tiên dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2017. Nếu thành công, tên lửa sẽ được sử dụng để đưa các phi hành gia lên Trạm không gian quốc tế (ISS) và giúp con người khám phá những vị trí xa hơn trong Hệ Mặt trời.
Trong lần thử nghiệm đầu tiên, tên lửa SLS dự kiến mang theo khoảng 77 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp của Trái đất. Lượng hàng hóa này nặng gấp 3 lần lượng hàng hóa mà tàu con thoi có thể mang theo. Sau đó, SLS sẽ được cấu hình để có thể vận chuyển được 143 tấn hàng hóa.
"Trong khi nhiều người nghĩ rằng SLS chỉ phục vụ cho các sứ mệnh khám phá không gian của con người, tên lửa này có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả khoa học không gian", Steve Creech, phó giám đốc chương trình SLS, cho biết.
Theo Khampha
Đưa con người lên Sao Hoả: Giấc mơ sắp thành hiện thực Với khối lượng và khả năng tải vượt trội so với tên lửa đẩy Saturn đã từng đưa Neil Armstrong lên mặt trăng, tên lửa đẩy SLS hứa hẹn sẽ mở đường cho con người lên Sao Hỏa trong tương lai. Tên lửa Saturn được sử dụng trước đây của NASA (trái), tàu con thoi (giữa) và phiên bản cỡ nhỏ của SLS...