Hang động cấp quốc gia Khó Chua La (Điện Biên)
Hang động Khó Chua La thuộc xã Xá Nhè (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) được công nhận Di tích Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2015.
Hang được hình thành từ những kiến tạo địa chất trong hàng triệu năm, tạo nên một hang động ăn sâu trong núi đá với vẻ đẹp kỳ bí, nguyên sơ với những khối nhũ đá lộng lẫy và hình thù kỳ lạ độc đáo. Hang động cao khoảng 1.000m so với mực nước biển, ăn sâu vào núi hơn 800m, nơi rộng nhất 15 – 18m, vòm cao nhất 18 – 25m.
Hang động Khó Chua La nằm trong núi cao khoảng 1.000m so với mực nước biển.
Bên trong hang nhiều vòm rộng có kiến trúc sinh động.
Bên trong hang động Khó Chua La.
Những nhũ đá từ trên trần xuống tạo nên vẻ đẹp độc đáo.
Video đang HOT
Hiện nay hang động Khó Chua La đã được đầu tư đường đi và hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ du khách tham quan.
Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động Khó Chua La
Hang động Khó Chua La, thuộc loại hình danh lam thắng cảnh nằm trên địa phận bản Pàng Dề A1, xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Hang Khó Chua La cách trụ sở UBND xã Xá Nhè hơn 1km, cách đường liên xã 300m, cách trung tâm huyện Tủa Chùa khoảng 15km đường nhựa.
Đây là một hang động tự nhiên được hình thành từ những kiến tạo địa chất trong hàng triệu năm, với vẻ đẹp nguyên sơ, nhiều khối nhũ đá lộng lẫy và hình thù kỳ lạ đã tạo thành một vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có so với các hang động đã được phát hiện trên địa bàn huyện Tủa Chùa.
Danh lam thắng cảnh Khó Chua La được hình thành cách ngày nay hàng triệu năm, được người dân địa phương phát hiện năm 2008. Hang nằm ở vị trí cao khoảng 1.000m so với mực nước biển, có chiều sâu trên 800m, chia làm 3 khoang. Cửa hang nhỏ, sâu và quay về hướng Đông - Nam. Trong hang động, nơi rộng nhất khoảng 15-18m, vòm cao trung bình từ 18 - 25m. Phần lớn dưới nền hang động là đất đá, do địa hình núi đá vôi chia cắt cùng với quá trình karst hòa tan và ngưng đọng carbonat đã khiến hình thành nên khá nhiều nhũ đá màu vàng, xám, xanh rêu hay các cột đá, măng đá, chuông đá. Nền hang động có nhiều dải đá uốn lượn hình ruộng bậc thang, hình hoa sen, các mô hình sa bàn với kích thước lớn nhỏ khác nhau; trần và hai bên vách của hang động có nhiều khối nhũ, vân đá nhiều màu sắc trải dài giống hình thác nước, hình dải lụa, cụm lúa, hình tượng phật... tạo nên khung cảnh kỳ ảo, huyền bí kích thích trí tưởng tượng của người xem.
Được đánh giá là hang động có phong cảnh đẹp, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, khám phá địa chất và tham quan du lịch, ngày 9/12/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 4252/QĐ-BVHTTDL xếp hạng danh lam thắng cảnh hang Khó Chua La là di tích cấp quốc gia.
Hiện danh lam thắng cảnh hang động Khó Chua La đang được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở để phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và thu nhập, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần bổ ích cho người dân địa phương.
Di tích danh lam thắng cảnh Khó Chua La nằm trên địa phận bản Pàng Dề A1, xã Xá Nhè, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Hiện danh lam thắng cảnh hang động Khó Chua La đang được đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở để phát huy giá trị.
Lối vào cửa hang động Khó Chua La.
Hang nằm ở vị trí cao khoảng 1.000m so với mực nước biển, có chiều sâu trên 800m, chia làm 3 khoang. Cửa hang nhỏ, sâu và quay về hướng Đông - Nam.
Phía bên ngoài cửa hang.
Trong hang động, nơi rộng nhất khoảng 15-18m, vòm cao trung bình từ 18 - 25m.
Phần lớn dưới nền hang động là đất đá.
Do địa hình núi đá vôi chia cắt cùng với quá trình karst hòa tan và ngưng đọng carbonat đã khiến hình thành nên khá nhiều nhũ đá màu vàng, xám, xanh rêu hay các cột đá, măng đá, chuông đá.
Nền hang động có nhiều dải đá uốn lượn hình ruộng bậc thang, hình hoa sen, các mô hình sa bàn với kích thước lớn nhỏ khác nhau; trần và hai bên vách của hang động có nhiều khối nhũ, vân đá nhiêu màu sắc trải dài giống hình thác nước, hình dải lụa, cụm lúa, hình tượng phật... tạo nên khung cảnh kỳ ảo, huyền bí kích thích trí tưởng tượng của người xem.
Đứng ngoài cửa hang động Khó Chua La là khung cảnh nên thơ, xanh mướt của những ruộng lúa, ngô được gieo trồng bởi đồng bào dân tộc Mông.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm chè Shan tuyết ở Tủa Chùa Nằm ở độ cao hơn 1.400m so với mực nước biển, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên là vùng cao nguyên với thời tiết mát mẻ quanh năm. Những cây chè cổ thụ xanh ngắt đang vào vụ thu hoạch. Chính điều kiện khí hậu đặc biệt cùng thổ nhưỡng thích hợp đã giúp cây chè Shan tuyết sinh trưởng...