Hãng công nghệ Hàn Quốc ra giải pháp giúp doanh nghiệp Việt bảo mật môi trường mạng
Hãng ViaScope (Hàn Quốc) giới thiệu giải pháp IP Scan NAC và SmartIP 2000 giúp các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam kiểm soát truy nhập mạng hiệu quả với mức độ bảo mật cao, tiết kiệm chi phí.
Hãng công nghệ Hàn Quốc ra thiết bị kiểm soát truy cập mạng bảo mật cao tại Việt Nam
Ông Shin Ik Soo, Phó Giám đốc Kinh doanh quốc tế công ty Pratech
Ngày 29/11 tại Hà Nội, ViaScope (Hàn Quốc) và Công ty TNHH Practech đã phối hợp tổ chức hội thảo “ViaScope NAC Solution for enterprises in Vietnam” về giải pháp kiểm soát truy cập mạng cho doanh nghiệp tại Việt Nam.
Theo thông tin các chuyên gia trao đổi tại hội thảo, hiện hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp đều phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT. Sự đa dạng hóa các hiểm họa bảo mật thông tin kết hợp với sự bùng nổ về số lượng thiết bị cá nhân mang đến nơi làm việc có xu hướng tăng nhanh.
Ước tính, tới năm 2020 sẽ có hơn 50 tỷ thiết bị kết nối mạng được gán địa chỉ IP. Thực tế đó đồng nghĩa với việc quy mô doanh nghiệp ngày càng lớn nhu cầu quản lý truy nhập mạng nội bộ và tăng cường các qui định về bảo mật thông tin sẽ càng được quan tâm đặc biệt.
Đặc biệt với mô hình đa chi nhánh, hoạt động tại nhiều địa phương, khu vực, các doanh nghiệp đòi hỏi một hệ thống quản trị mạng tập trung, dễ dàng quản lý tài nguyên CNTT cũng như kiểm soát bảo mật thông tin.
Tại hội thảo, ViaScope đã giới thiệu IP Scan NAC và SmartIP 2000 -hai giải pháp đầu tư lâu dài cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu trong việc quản trị kiểm soát truy nhập mạng và vận hành bảo mật tự động hiệu quả.
Cụ thể, IPScan NAC cung cấp các tính năng quan trọng cho các hoạt động quản lý mạng như quản lý đia chỉ IP (IPAM), quản lý cấu hình máy trạm, kiểm soát bảo mật toàn bộ đối với các truy nhập Wi-Fi, tự động hóa vận hành các tác vụ về bảo mật, quản lý tài sản IT…
IPScan NAC cũng cung cấp giải pháp giám sát mạng và thực hiện kiểm tra liên tục để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị kết nối được xác định, phân loại, cấp quyền và kiểm soát truy nhập dựa trên chính sách.
Giải pháp cũng cung cấp tất cả tính năng chính mà các nhà quản trị mạng mong đợi, như quản lý địa chỉ IP (IPAM), quản lý cấu hình máy trạm, kiểm soát bảo mật hoàn toàn qua truy nhập Wi-Fi, vận hành bảo mật tự động, quản lý tài nguyên CNTT.
Trong khi đó, SmartIP 2000 là giải pháp trọn gói tích hợp máy chủ, cơ sở dữ liệu, máy chủ DHCP và thành phần thăm dò mạng trên cùng một thiết bị.
Video đang HOT
SmartIP 2000 đảm bảo an toàn truy nhập mạng và cung cấp góc nhìn tổng quan về tài nguyên địa chỉ IP được phân bổ trên mạng lưới thông qua một giao diện web toàn diện và dễ sử dụng.
SmartIP 2000 được tích hợp sẵn thiết bị Probe (thăm dò) và máy chủ cơ sở dữ liệu cho phép các quản trị viên thu thập, quản lý và kiểm soát bất kỳ thiết bị IP nào trên mạng chỉ với một vài cú nhấp chuột.
Ông Lê Minh Quang, Giám đốc Công ty TNHH Practech cho hay tại thị trường Việt Nam, ViaScope đang đẩy mạnh các hoạt động marketing giới thiệu các lợi ích thiết thực của giải pháp IPScan NAC, SmartIP tới cộng đồng CNTT Việt, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp kiểm soát mạng và kiểm soát bảo mật thông tin tập trung của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Theo Báo Mới
16 startups 'Jumping to 4.0' quảng bá mô hình khởi nghiệp 'khủng'
Trong khuôn khổ cuộc thi Startup Funding Camp 2018 'Jumping to 4.0 - Tự động hóa và Dữ liệu thông minh', ngày 23/11, 16 đội thi góp mặt vòng 2 đã trình bày kế hoạch và giới thiệu về mô hình kinh doanh khởi nghiệp của mình trước ban giám khảo.
16 startups góp mặt trong vòng 2 cuộc thi Startup Funding Camp 2018 "Jumping to 4.0 - Tự động hóa và Dữ liệu thông minh" đều là những doanh nghiệp đã có mô hình kinh doanh được chứng minh trên thị trường, với nền tảng công nghệ vượt trội và giá trị doanh nghiệp lên đến triệu USD.
Trong chương trình ngày 23/11, mỗi startup đã có thời gian 10 phút để thuyết trình và trả lời các câu hỏi của ban giám khảo là gồm có: Nguyễn Trọng Huấn (Southeast Asia), Trương Hùng (VIISA) và Nguyễn Hiếu Linh (CyberAgent Ventures).
Ban giám khảo là gồm có: Nguyễn Trọng Huấn (Southeast Asia), Trương Hùng (VIISA) và Nguyễn Hiếu Linh (CyberAgent Ventures)
Dù trong thời gian ngắn, nhưng các đội với sự chuẩn bị kỹ lưỡng đã có phần trình bày hiệu quả giới thiệu được hoàn cảnh ra đời của ý tưởng khởi nghiệp, hành trình biến ý tưởng thành hiện thực, lượng khách hàng sử dụng của mô hình và doanh thu, tiềm năng phát triển và mục tiêu của mô hình khởi nghiệp...
Một trong những đội đầu tiên có phần trình bày, anh Đỗ Đắc Nhân Tâm đại diện bTaskee - ứng dụng giúp việc nhà linh hoạt theo giờ cho biết từ những hạn chế của dịch vụ giúp việc nhà hiện tại trên thị trường đã xây dựng bTaskee.
Mô hình có đối tượng khách hàng hướng đến là gia đình trung lưu; có ưu điểm là thời gian giúp thuê được người giúp việc chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ; có hợp đồng bảo hiểm cho người giúp việc và khách hàng. Hiện nay, mô hình hoạt động tại 3 thành phố với hơn 2.000 người giúp việc. Mục tiêu hiện của mô hình là tạo công việc cho 10.000 người lao động tại Việt Nam...
Anh Đỗ Đắc Nhân Tâm đại diện bTaskee - ứng dụng giúp việc nhà linh hoạt theo giờ
Anh Trần Bá Duy Linh đại diện đội startup Jingo - mô hình kinh doanh biến cuộc khảo sát hay nghiên cứu thị trường của các thương hiệu thành trò chơi trực tuyến có tính tương tác cao với người sử dụng ứng dụng.
Theo đó, Jingo ra đời từ khó khăn của các nhà marketing trong việc tìm các kênh truyền thông phù hợp; nhu cầu tương tác giữa các nhà marketing với khách hàng.
Với mô hình này, Jingo sản xuất gameshow tương tác với những câu hỏi được xây dựng thành một bảng khảo sát, nghiên cứu thị trường phục vụ cho cả doanh nghiệp và người dùng. Đến nay ứng dụng Jingo đã có 2.000 lượt tải về, lượng người dùng thường xuyên tương tác hàng ngày chiếm 30%. Trong mỗi buổi phát sóng có từ 300 đến 500 người chơi cùng lúc.
Anh Trần Bá Duy Linh đại diện đội startup Jingo
Anh Phan Bá Mạnh đội startup An vui chia sẻ về nền tảng công nghệ giúp nhà vận tải quản lý và điều hành kinh doanh. Theo đó, nền tảng công nghệ này tối ưu hóa việc xây dựng hệ thống quản trị cho quản lý, hệ quản trị cho công tác vận hành, trao đổi hệ thống và phân phối. An Vui cung cấp nền tảng công nghệ cho nhà xe và nhà xe trả tiền
Công ty đang hợp tác, cung ứng nền tảng dịch vụ cho gần 70 nhà xe lớn trên cả nước, doanh thu tăng trưởng 20 -30% hàng tháng,"thu đủ bù chi" và bắt đầu có lãi.
Anh Phan Bá Mạnh đội startup An vui
Anh Phạm Thành Phong chia sẻ về mô hình của Cyhome với hệ thống quản lý và vận hành chung cư thông minh. Theo anh Phong, với CyHome, ban quản lý có thể nâng cao chất lượng quản lý từ đó sẽ cung cấp nhiều hơn nữa các dịch vụ và tiện ích cho cư dân.
Hiện CyHome đã thu hút được hàng chục tòa nhà chung cư sử dụng dịch vụ, hơn 2.000 cư dân đã cài ứng dụng. Mô hình của CyHome là một hệ sinh thái nên lợi nhuận doanh thu của CyHome đến từ nhiều nguồn. Trong đó, có nguồn từ sự hài lòng của cư dân khi sử dụng dịch vụ, các đơn vị có thể chia sẻ một phần lợi nhuận ấy cho CyHome...
Các mô hình khởi nghiệp tại cuộc thi đã làm "khó" Ban giám khảo
Ban giám khảo cũng đã nghe trình bày của các đại diện của các đội startup: Ecomfit - có nền tảng theo dõi, phân tích và cố vấn giải pháp Marketing & Sales cho các doanh nghiệp thương mại điện tử.
TelePro có ứng dụng kết nối các doanh nghiệp cần nghiệp vụ gọi điện thoại với hàng ngàn telesale chuyên nghiệp tự do. Stringee với nền tảng liên lạc thông minh tích hợp cuộc gọi điện thoại trên giao diện web.
TopCV với nền tảng kết nối cơ hội việc làm thông qua hồ sơ xin việc đầu tiên tại Việt Nam. Meete (nền tảng cung cấp mã ưu đãi, tích điểm và review của các đối tác bán hàng tới người dùng trực tiếp) với 500.000 lượt tải.
Unica - cổng kết nối chuyên gia - học viên với hơn 1.000 khóa học online về nhiều kỹ năng chuyên nghiệp. Tago với ứng dụng đặt kỳ nghỉ trọn gói với ưu đãi đặt máy bay - khách sạn. Trip Hunter - ứng dụng lên lịch trình du lịch tối ưu.
Backwork (chuỗi nhà hàng tiện lợi đầu tiên tại Việt Nam) ứng dụng công nghệ tự động thông minh cho phép người dùng tự cá nhân hóa lựa chọn của mình. Wefit - ứng dụng cung cấp giải pháp tập luyện thể hình - làm đẹp qua các gói thành viên) sở hữu mạng lưới đối tác gồm 600 phòng tập và hơn 10.000 thành viên.
Lily - ứng dụng theo dõi, tư vấn sức khỏe và mua sắm y tế cho phụ nữ, đã thu hút 500,000 người dùng tin tưởng. MakiPlace đã thiết lập nền tảng cung cấp sản phẩm được tạo ra bởi các nhà thiết kế hay lập trình viên Việt Nam như mẫu thiết kế logo, website, ứng dụng trên điện thoại... tới thị trường quốc tế.
Tại chương trình, các startup có dịp trao đổi kinh nghiệm liên quan đến việc gọi vốn do chị Lê Hoàng Uyên Vy (ESP Capital).
chị Lê Hoàng Uyên Vy (ESP Capital) chia sẻ tại chương trình
Theo Báo Mới
Trí tuệ nhân tạo đã có thể tạo dấu vân tay giả để lừa khóa bảo mật Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học New York (Mỹ) đã thành công trong việc tạo ra dấu vân tay giả mạo, sử dụng trí tuệ nhân tạo. Dấu vân tay này dễ dàng đánh lừa các hệ thống bảo mật quét vân tay hoặc mắt người nhìn. So sánh dấu vân tay thật (bên trái) và vân tay tổng hợp do...