Hàng chục tài xế xe ôm ‘đột kích’ bệnh viện đòi thi thể bé sơ sinh
Nhóm tài xế xe ôm ở Indonesia đã kéo vào bệnh viện ở Padang để đưa thi thể một bé sơ sinh về cho gia đình chôn cất. Trước đó, bệnh viện giữ thi thể lại vì chưa trả viện phí.
Theo quy định của đạo Hồi, người quá cố phải được chôn cất càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, trước đó, bệnh viện M Djamil tại thành phố Padang tuyên bố gia đình của bé Alif Putr, 6 tháng tuổi, không được phép đưa thi thể cậu bé về chôn cất cho đến khi họ thanh toán hóa đơn viện phí.
Bác của Alif cùng hàng loạt tài xế xe ôm khác quyết định hành động để phản đối. Video quay bằng điện thoại cho thấy đoàn xe ôm rời khỏi bệnh viện, trong đó có một người đàn ông đang ôm thi thể của bé Alif.
“Sau khi phát hiện gia đình cậu bé không thể đưa Alif về nhà chôn cất vì họ không thể trả được hóa đơn 25 triệu rupiah (khoảng 1.774 USD) họ nợ bệnh viện, chúng tôi đã quyết định hành động”, ông Wardiansyah, một tài xế xe ôm, nói với BBC.
“Bảo vệ tại bệnh viện cố ngăn chúng tôi lại, nhưng sau đó họ bỏ cuộc vì chúng tôi quá đông”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Nhóm tài xế xe ôm vào bệnh viện thành phố Padang, Indonesia, đưa thi thể bé Alif về nhà. Ảnh: BBC.
Video về vụ việc lan truyền nhanh chóng trên mạng và làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều về cách xử lý các trường hợp không thể chi trả viện phí.
Trước đó, có rất nhiều trường hợp phòng khám và bệnh viện Indonesia không cho phép thân nhân đưa thi thể trẻ sơ sinh về nhà vì viện phí chưa được thanh toán.
Tổng thống Joko Widodo đã triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe trên toàn quốc, tuy nhiên chương trình gặp nhiều vấn đề về kinh phí và nhiều gia đình nghèo không thể tham gia.
Dewi Surya, mẹ của Alif, cho biết khi cậu bé bị bệnh, gia đình đang trong quá trình đăng ký tham gia chương trình chăm sóc sức khỏe.
Bệnh viện sau đó xin lỗi và cam kết sẽ không để lặp lại tình trạng này. Giám đốc bệnh viện Yusirwan Yusuf cho biết hội đồng bệnh viện đã chi trả các hóa đơn và vụ việc chỉ là hiểu lầm.
Giám đốc này cũng chỉ trích nhóm tài xế xe ôm, cho rằng đây là hành động liều lĩnh và nguy hiểm.
“Chúng tôi có quy trình vận hành đạt chuẩn và nó đã không được tuân thủ. Thật quá đáng. Nếu thi thể cậu bé có bệnh truyền nhiễm thì sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm”, giám đốc này nói.
Một đại diện của nhóm tài xế xe ôm sau đó xin lỗi ban quản lý bệnh viện.
“Thay mặt các đồng nghiệp của tôi, tôi xin lỗi về sự cố này và chúng tôi chỉ nhằm mục đích khôi phục hình ảnh của bệnh viện. Chúng tôi không biết về các thủ tục. Chúng mất quá nhiều thời gian, đó là lý do tại sao chúng tôi đưa ra quyết định đó”, đại diện này giải thích.
Theo news.zing.vn
Tù nhân Nigeria lừa đảo online từ trại giam, chiếm đoạt 1 triệu USD
Nhà chức trách phát hiện một tội phạm đang chịu án 24 năm tù giam tiến hành lừa đảo trực tuyến nhắm vào nạn nhân ở nhiều quốc gia và chiếm đoạt 1 triệu USD.
Theo CNN, nhà chức trách Nigeria hôm 19/11 cho biết một tù nhân tên Hope Olusegun Aroke, đang chịu án trong nhà tù an ninh tối đa ở thủ đô Lagos, bị phát hiện điều hành đường dây lừa đảo trực tuyến và đã kiếm được 1 triệu USD.
Điều tra ban đầu cho thấy Aroke đã được đưa tới bệnh viện vì một căn bệnh chưa được công bố trong thời gian ở trong tù. Sau khi chữa trị, thay vì được áp giải quay lại nhà tù, tên này đã được đưa tới khách sạn gặp người thân và tiếp xúc với các đồng phạm.
Hope Olusegun Aroke đang chịu án 24 năm tù tại nhà tù ở Lagos, Nigeria.
"Tù nhân đã được tiếp cận Internet và điện thoại tại nhà tù nơi tên này thực hiện bản án. Hoàn cảnh nhập viện và những kẻ hỗ trợ đưa Aroke từ bệnh viện tới khách sạn, cũng như giúp tên này tiếp xúc với thế giới bên ngoài, đang được điều tra", Ủy ban Tội phạm Kinh tế Tài chính Nigeria cho biết.
Thông tin do nhà chức trách công bố cho thấy Aroke đã sử dụng tên giả để lập hai tài khoản ngân hàng. Số tiền tên này kiếm được từ hành vi lừa đảo lên tới 1 triệu USD. Tên này đã mua nhà và nhiều xe sang đứng tên vợ mình.
Ủy ban Tội phạm Kinh tế Tài chính Nigeria cho biết chưa thể kết luận liệu Aroke có mua chuộc các sĩ quan tại nhà tù để đổi lấy cơ hội gặp người thân và lập mạng lưới đồng phạm để tiến hành các vụ lừa đảo hay không.
Aroke bị bắt năm 2012 với cáo buộc lừa đảo trực tuyến, sau khi trở về từ Malaysia. Nhà chức trách Nigeria cho biết Aroke đứng đầu "một mạng lưới tội phạm tinh vi hoạt động trên hai lục địa". Tên này bị kết án 24 năm tù giam vào năm 2015 với cáo buộc về lừa đảo, làm giả chi phiếu, giả mạo các khoản chuyển tiền và giấy tờ.
Theo news.zing.vn
Cảnh sát Hong Kong trúng tên của người biểu tình Căng thẳng tiếp tục gia tăng khi một sĩ quan cảnh sát bị trúng tên của người biểu tình, trong khi xe vòi rồng được lần đầu triển khai đến Trường ĐH Bách khoa Hong Kong. Lực lượng cảnh sát Hong Kong thông báo trên trang Twitter chính thức của mình rằng một sĩ quan thuộc lực lượng thông tin đã bị trúng...