Hàng chục quốc gia cùng kêu gọi Taliban đảm bảo quyền cho phụ nữ và trẻ em gái
Ngày 18/8, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và 18 quốc gia khác đã ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc bảo vệ quyền cho phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan, qua đó kêu gọi lực lượng Taliban đảm bảo an toàn cho nhóm đối tượng này.
Phụ nữ choàng khăn Burqa tại tỉnh Herat, Afghanistan ngày 8/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung nêu rõ các nước đặc biệt quan ngại về việc bảo vệ quyền lợi cho các phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan như quyền được học tập, làm việc và tự do đi lại. Các nước kêu gọi những tổ chức có quyền hạn và giới chức trên toàn Afghanistan đảm bảo nhóm đối tượng này sẽ được bảo vệ. Cũng như mọi người dân của nước này, phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan xứng đáng được hưởng cuộc sống an toàn, an ninh và được tôn trọng. Sự phân biệt đối xử và lạm dụng dù ở bất kỳ hình thức nào đều phải bị ngăn chặn. Cộng đồng quốc tế sẵn sàng hỗ trợ những người này để họ có thể nói lên tiếng nói của mình.
Cùng với EU và Mỹ, tuyên bố chung còn có sự tham gia của các nước gồm Albania, Argentina, Australia, Brazil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Honduras, Guatemala, Bắc Macedonia, New Zealand, Na Uy, Paraguay, Senegal và Thụy Sĩ. Trong thông cáo, các quốc gia tuyên bố sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình tại Afghanistan để đánh giá cách chính phủ tương lai của quốc gia này đảm bảo quyền và sự tự do vốn đã trở thành một phần thiết yếu của phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan trong 20 năm qua.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia phương Tây tăng cường các chuyến bay sơ tán công dân nước mình và những người Afghanistan từng hợp tác với các nước trong nhiều năm qua.
Khi nắm quyền cách đây 20 năm, lực lượng Taliban, vốn luôn bảo vệ quan điểm Hồi giáo khắt khe với người phụ nữ, đã thực thi chính sách hà khắc với người phụ nữ, cấm họ đi làm, học tập hoặc ra ngoài mà không có người thân là nam giới đi cùng bảo vệ. Tuy nhiên, sau khi giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul trong cuối tuần qua, Taliban khẳng định sẽ có đường hướng hành động khác và cam kết bảo vệ quyền của phụ nữ theo quy định của đạo Hồi.
Trong cuộc họp báo chính thức đầu tiên ngày 17/8, đại diện Taliban đã cam kết nhiều vấn đề được đánh giá là đổi mới so với cách đây 20 năm. Đặc biệt, người phát ngôn phong trào Taliban Zabihullah Mujahid cam kết lực lượng này sẽ tôn trọng các quyền của phụ nữ phù hợp với các nguyên tắc của đạo Hồi, phụ nữ được làm việc và học tập, trẻ em được tự do tới trường.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết Mỹ sẽ chỉ công nhận một chính quyền của Taliban tại Afghanistan nếu Taliban tôn trọng nữ quyền và không tham gia những tổ chức cực đoan như Al-Qaeda.
Mexico và Mỹ ký bản ghi nhớ hợp tác quốc tế về di cư
Ngày 8/6, trong khuôn khổ chuyến thăm Mexico của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, đại diện Bộ Ngoại giao Mexico và Cơ quan Phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) đã ký bản ghi nhớ về hợp tác quốc tế để thúc đẩy phúc lợi xã hội ở các quốc gia Trung Mỹ, qua đó giải quyết gốc rễ vấn đề di cư trái phép.
Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard (trái) và người đồng cấp Mỹ Anthony Blinken (phải) tại cuộc gặp ở San Jose, Costa Rica ngày 2/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, trong cuộc hội đàm, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador và bà Kamala Harris đã thảo luận về các biện pháp tăng cường quan hệ song phương và các giải pháp cho vấn đề người di cư Trung Mỹ. Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard cho biết bản ghi nhớ bao gồm việc trao đổi kinh nghiệm và việc nhân rộng sang Guatemala, El Salvador và Honduras các chương trình phúc lợi xã hội theo sáng kiến của Mexico gồm dự án trồng rừng và cấp học bổng cho học sinh, sinh viên.
Trước đó, Tổng thống Lopez Obrador đã nhiều lần đề cập tới việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội tại Trung Mỹ và khu vực miền Nam nước này nhằm tạo ra một "bức tường thịnh vượng" để hạn chế làn sóng di cư từ các quốc gia Trung Mỹ.
Chuyến công du của Phó Tổng thống Harris tới Guatemala và Mexico nằm trong chiến lược của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm giải quyết gốc rễ vấn đề người di cư trái phép vào Mỹ, chủ yếu từ các quốc gia thuộc Tam giác phía Bắc Trung Mỹ, gồm El Salvador, Guatemala và Honduras. Trước tình trạng người di cư từ các quốc gia Trung Mỹ tăng mạnh trong thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ đã cử phái đoàn cấp cao tới Mexico, Guatemala và El Salvador để thảo luận các biện pháp chung như phát triển kinh tế tổng thể tại khu vực Tam giác phía Bắc Trung Mỹ và các cơ chế khác nhau để đảm bảo di cư có trật tự và an toàn, cũng như bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của trẻ em.
Theo các tổ chức nhân quyền, mỗi năm, khoảng 500.000 người di cư Trung Mỹ vượt qua Mexico để tìm đường tới Mỹ trong cuộc hành trình dài và nguy hiểm. Những người di cư chịu rủi ro cao bị bắt cóc và giết hại bởi các băng nhóm tội phạm có tổ chức.
Máy bay chở Phó Tổng thống Mỹ gặp sự cố kỹ thuật Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Phó Tổng thống Mỹ ngày 6/6 đã bị hoãn sau khi máy bay chở bà đã buộc phải quay trở lại Căn cứ hỗn hợp Andrews ở bang Maryland sau khoảng một giờ cất cánh vì một "sự cố kỹ thuật". Phó Tổng thống đắc cử Mỹ Kamala Harris phát biểu tại một sự kiện...