Hàng chục người nhập viện cấp cứu sau khi ăn cỗ cưới
Trung tâm Y tế huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đã tiếp nhận 25 trường hợp nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy sau khi ăn cỗ cưới.
Trưa nay (16/9), ông Hồ Sĩ Biên, Chi Cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Gio Linh, các lực lượng chức năng tiến hành lấy mẫu, làm rõ vụ việc nhiều người nhập viện sau khi dự tiệc đám cưới tại xã Trung Sơn.
Đến thời điểm này, Trung tâm Y tế huyện Gio Linh đã tiếp nhận 25 trường hợp nhập viện trong tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm. Những người nhập viện có cả trẻ em, phụ nữ mang thai.
Trung tâm Y tế huyện Gio Linh tiếp nhận 25 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cưới về.
Video đang HOT
Trước đó, vào trưa qua (15/9), sau khi dự tiệc cưới tại một gia đình ở thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, nhiều người bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn. Đến chiều cùng ngày, 25 người đã vào Trung tâm Y tế huyện Gio Linh cấp cứu. Các bệnh nhân kể lại, họ dự tiệc cưới tại Nhà hàng Huân Hưng ở thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh.
Cỗ cưới gồm các món mực, tôm, cháo, bê thui… với số lượng khoảng 700 suất. Ngoài các bệnh nhân nhập viện thì một số người cũng có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhưng bị nhẹ nên tự điều trị ở nhà.
Bà Trịnh Thị Hoài Thu, 61 tuổi, ở thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết, nhà hàng tiệc cưới Huân Hưng nấu ăn cho các đám cưới từ lâu, đây là lần đầu tiên xảy ra trường hợp này.
“Hôm qua tôi đi đám cưới cũng như mọi đám cưới khác, nhưng đến 3h chiều thì thấy bị sôi bụng, khó chịu, đau bụng dữ dội và đi ngoài. Lúc 12h đêm thì phải vào bệnh viện truyền nước cho đến giờ. Ăn cưới xong về nhà tôi không ăn gì khác”, bà Thu cho biết thêm.
Theo VOV
Hà Nội: Hơn 3.500 ca khám cấp cứu trong kỳ nghỉ lễ
Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/9 - 3/9/2018) các bệnh viện Hà Nội tiếp nhận hơn 29 nghìn lượt khám, hơn 3.500 ca cấp cứu...
Trong tổng số ca khám cấp cứu có đến 713 trường hợp đến vì các tai nạn như tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông chiếm 247 trường hợp.
Một ca cấp cứu tai nạn giao thông. Ảnh minh họa: Tú Anh
Trong hơn 29 nghìn lượt khám dịp nghỉ lễ có 3.109 trường hợp phải nhập viện; 657 ca đẻ; 451 ca phẫu thuật.
Số tử vong (bao gồm cả tử vong trước viện) có 3 trường hợp.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, công tác vận chuyển cấp cứu trong dịp lễ đã bố trí các kíp trực đảm bảo theo quy định, các trường hợp cấp cứu được các tổ cấp cứu đáp ứng kịp thời.
Trung tâm cấp cứu 115 mỗi ngày phân công 14 kíp cấp cứu ứng trực 24/24h tại Trung tâm và các Trạm cấp cứu vệ tinh trên địa bàn Thành phố. Từ ngày 31/8/2018 đến ngày 03/9/2018 đa tiếp nhận 279 lượt yêu cầu, đáp ứng 279 lượt yêu cầu. Tổng số bệnh nhân cấp cứu 191, chuyển đến bệnh viện 159, để lại nhà 29, tử vong tại nhà 3, tổng số bệnh nhân tai nạn 49 (trong đó: tai nạn sinh hoạt 6, đánh nhau 2, tai nạn giao thông 41).
Trong các ngày không ghi nhận các loại dịch bệnh nguy hiểm xâm nhập như bệnh do Cúm A (H7N9), Cúm A (H5N6), MERS-CoV...; các dịch bệnh khác không có gì đặc biệt. Không có ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn Thành phố.
Tú Anh
Theo Dân trí
Những thực phẩm 'đại kỵ' ăn uống cùng sẽ sinh bệnh Tùy thể trạng từng người mà khi ăn uống những thực phẩm kỵ nhau có thể dẫn đến hậu quả xấu cho sức khỏe, thậm chí ngộ độc, tử vong. Ảnh minh họa: Internet Ăn trái cây ngay sau bữa ăn Mặc dù trái cây rất tốt cho cơ thể và đóng vai trò không thể thiếu trong khẩu phần ăn hằng ngày...