Hàng chục nghìn thuyền viên bị ‘cầm chân’ trên biển
Du khách đã được về nhà nhưng còn hàng chục nghìn nhân viên vẫn mắc kẹt trong các du thuyền vô thời hạn và không được trả lương.
Khủng hoảng do Covid-19 khiến ngành du thuyền tổn thất nặng nề. Rất nhiều tranh cãi xảy ra, các cảng biển từ chối cho cập bến và không có thông tin khi nào tàu thuyền được di chuyển.
Trong khi khách được sơ tán, vẫn còn hàng chục nghìn thủy thủ và nhân viên trên du thuyền bị kẹt lại không biết ngày về. Nhiều người không còn được trả lương vì hết hợp đồng, một số không có Internet. Căng thẳng ngày càng gia tăng, thậm chí có người đã đệ đơn kiện chủ hãng thuyền.
“Chúng tôi bị cầm tù. Chúng tôi cần được giúp đỡ và cần đấu tranh để được về nhà”, Caio Saldanha, DJ người Brazil, 31 tuổi, đang làm cho du thuyền Celebrity Infinity lênh đênh trên vùng biển giữa bang Florida, Mỹ và Bahamas.
Saldanha ở chung phòng với bạn gái Jessica Furlan, làm tổ chức sự kiện, hoạt động cho du khách trên thuyền. Hai người đã ở trong cabin 3 tuần, và không được trả lương từ ngày 24/4.
Ảnh chụp Saldanha và Furlan vào tháng 2 tại sân bay Sao Paulo (Brazil) vài tuần trước khi cặp đôi bắt đầu công việc trên du thuyền Celebrity Infinity. Ảnh: Caio Saldanha.
Ngày 13/3, Mỹ ra quyết định cấm du thuyền di chuyển để tránh lây lan Covid-19. Các thuyền có khách đều phải sơ tán hết, tuy nhiên nhân viên bị buộc ở lại trên thuyền tới nay.
Theo Tuần duyên Mỹ (US Coast Guard), hiện có hơn 70.000 nhân viên của hơn 100 tàu thuyền du lịch đang dừng ở gần hoặc trong các cảng thuộc vùng lãnh hải Mỹ.
Những người phải đảm bảo tàu thuyền vận hành như thủy thủ, nhân viên vệ sinh, đầu bếp vẫn được trả lương nhưng người làm nghề giải trí, tổ chức hoạt động cho du khách thì không may mắn như vậy. Các nhân viên khác hết hợp đồng cũng không có lương.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số hãng tàu chỉ cung cấp phòng nghỉ còn các chi phí sinh hoạt khác kể cả Wi-Fi, kem đánh răng, xà phòng tắm họ cũng phải trả. Một nhạc công 52 tuổi làm việc trên du thuyền Princess cho biết ông cũng phải trả tiền dùng Wi-Fi và không còn đủ thức ăn để cầm cự.
“Chúng tôi không được dùng Wi-Fi miễn phí – nhìn từ góc độ nào đó, tôi hiểu tình hình, nhưng xét về tính nhân văn, tôi không chấp nhận được. Con người cần kết nối, liên lạc với gia đình để cập nhật tin tức từ quê nhà”, Verica Brcic, 55 tuổi, người Serbia, quản lý phòng spa trên du thuyền Maasdam của hãng Holland America, nói.
Ngày 29/3, Brcic bị chuyển tới du thuyền Koningsdam, và hiện kẹt tại bờ biển phía tây Mỹ cùng 1.100 nhân viên của các thuyền khác. Bà không biết khi nào mình được về nhà, thậm chí chưa đặt chân lên đất liền từ đầu tháng 3.
Lauren Carrick, một vũ công 29 tuổi, người Anh, làm trên thuyền Celebrity Infinity và ở cùng phòng với bạn trai, muốn biết tại sao quá trình đưa họ về quê lại mất thời gian tới vậy.
Carrick và bạn trai Harrison cho biết đã lên thuyền từ 14/3, một ngày sau Mỹ ra lệnh không cho tàu thuyền ra khơi. “Thật sự mệt mỏi và kiệt sức. Ban đêm tôi không ngủ được. Đầu tôi cứ nghĩ mãi khi nào mình được về nhà”, cô nói.
Du thuyền Celebrity Infinity neo tại cảng Miami, Florida, Mỹ vào 14/3. Trong khi những hành khách đã được đưa về nhà, phần lớn thủy thủ đoàn bị buộc phải ở lại trên thuyền. Ảnh: AFP.
Các hãng du thuyền lớn đều bị cáo buộc không hành động đủ nhằm đưa nhân viên về nhà. Lý do các hãng này đưa ra là tiết kiệm tiền thay vì thuê các chuyến bay charter đưa họ về.
Hãng Royal Caribbean cho biết, vấn đề nảy sinh từ bản thỏa thuận với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Theo thỏa thuận, các hãng du thuyền phải chịu trách nhiệm cả ở tòa án hình sự lẫn dân sự nếu nhân viên không nghiêm túc tuân theo luật lệ khi lên bờ.
“Chúng tôi vui vẻ làm theo mọi thứ họ yêu cầu nhưng các án phạt hình sự khiến chúng tôi phải suy nghĩ kỹ, dù việc đưa nhân viên về quê hương họ cũng rất quan trọng”, Michael Bayley, Tổng giám đốc Royal Caribbean, cho biết.
Tuy nhiên, không phải nhân viên du thuyền nào cũng mong về nhà. Nhiều người cảm thấy an toàn khi sống trên biển và lo sợ dư luận sẽ gây tổn hại cho những công ty đang trả lương cho họ.
Một nhân viên quản lý về thực phẩm 42 tuổi, người Nam Phi, đang làm trên thuyền Carnival, cho biết: “Chuyện thật rắc rối và mệt mỏi với cả những người yêu nghề như chúng tôi”. Ông nói, giữ nhân viên trên thuyền còn tốn kém hơn nhiều so với thuê các chuyến bay charter.
Bayley cho hay, trong 25.000 nhân viên trên các tàu thuyền của họ có hơn 1.000 người muốn ở lại. Với những người muốn về nhà, chuyện rất phức tạp: “Nhân viên của chúng tôi tới từ 60 quốcgia. Mỗi nước lại có luật lệ riêng với người có thể hồi hương về cả thời gian và cách thức. Có quốc gia thậm chí không nhận công dân của họ”.
Trong khi đó, Carnival đang nỗ lực đưa nhân viên về nhà bằng các chuyến bay charter hoặc tàu của chính họ. Theo Hiệp hội tàu biển quốc tế (CLIA), tính đến nay có tổng cộng 2.789 ca nhiễm Covid-19 trên 33 du thuyền, bao gồm cả khách và thuyền viên.
Thị trường căn hộ tại Bình Dương rục rịch trở lại
Một số doanh nghiệp BĐS bắt đầu giới thiệu dự án mới ra thị trường khu vực Thuận An, Dĩ An (Bình Dương) ngay sau thời điểm dịch bệnh được kiểm soát. Đây được xem là tín hiệu tích cực của nguồn cung khu vực trước bối cảnh khan sản phẩm mới ra thị trường thời gian khá dài.
Mới đây, Công ty Lê Phong cùng các đối tác như Công ty DKRS, tổng thầu xây dựng Coteccons, NQH...đã chính thức giới thiệu ra thị trường dòng căn hộ cao cấp The Emerald Golf View mặt tiền đại lộ Bình Dương. Được biết, dự án có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, cao 40 tầng với gần 1.100 căn hộ diện tích từ 49-115m2, được triển khai trên diện tích đất khoảng 9.000m2. Đây được xem là dự án căn hộ cao cấp đầu tiên tại thị trường Bình Dương.
Tương tự, đại diện Phú Đông Group cho biết, khoảng cuối tháng 5/2020 sẽ giới thiệu ra thị trường dự án căn hộ Phú Đông 3 quy mô hơn 600 căn.
Dù chưa chính thức công bố nhưng thông tin về dự án có tên gọi "9x next Gen" của chủ đầu tư Hưng Thịnh Corp cũng đã "manh nha" thông tin ra thị trường Bình Dương suốt thời gian qua. Theo nhiều trang thông tin giới thiệu dự án được xây dựng trên khu đất rộng gần 10ha, bao gồm 6 block nhà cung ứng ra thị trường khoảng hơn 3.000 sản phẩm căn hộ từ 1 đến 3 phòng ngủ.
Tính đến tháng 3/2020, số lượng dự án căn hộ mới tại Tp.HCM là rất ít ỏi. Sở Xây dựng Tp.HCM mới đây cho biết, trên địa chỉ có 3 dự án đủ điều kiện để bán nhà hình thành trong tương lai. Những dự án này thuộc quận 2, quận 7 và Q.Thủ Đức.
Trong khi đó, tại thị trường vùng ven như Bình Dương nguồn cung sản phẩm mới lại tỏ ra vượt trội khi có đến 8 dự án mới được chấp thuận bán nhà hình thành trong tương lai. Tổng số lượng căn hộ từ những dự án này lên đến khoảng 5.000 căn. Hai thành phố mới Dĩ An, Thuận An và Thủ Dầu Một là ba địa điểm có số lượng dự án tập trung nhiều nhất.
Ghi nhận cho thấy, sau thời điểm dịch bệnh được kiểm soát tốt, các doanh nghiệp BĐS đang tái khởi động, các sàn cũng rục rịch mở cửa trở lại và đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách mua, tìm cơ hội kinh doanh trong trang thái "bình thường mới".
Theo giới chuyên gia, Bình Dương có lợi thế giáp ranh Tp.HCM, các dự án có lợi thế về cơ sở hạ tầng cùng quỹ đất sạch rộng lớn, có vị trí đắc địa thường có thanh khoản rất tốt trên thị trường suốt thời gian qua.
Tổng giám đốc Cty Lê Phong cho biết, hàng năm lượng lao động nhập cư về Bình Dương khoảng 90.000 người, cùng với hơn 45.000 chuyên gia, kỹ sư nước ngoài và hơn 1 triệu công nhân kỹ sư - kỹ thuật cao trong nước. Do đó, nhu cầu về nhà ở tiện nghi, sang trọng, đẳng cấp thượng lưu để ở và cho thuê tại địa phương ngày một gia tăng. Trong khi thực tế thị trường nhà ở khu vực này đang thiếu các dự án cao cấp thực sự để đáp ứng nhu cầu sống chất lượng của đối tượng lao động cao cấp tại khu vực.
Theo các chuyên gia, sau sự dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam đã khiến các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới kế hoạch mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hoặc Myanmar.
Và Việt Nam luôn là điểm đến hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài với lực lượng lao động trẻ và có tính cơ động cao hơn các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, chi phí lao động thấp. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng - cảng biển, hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, hệ thống kho bãi - tương đối tốt, tình hình chính trị ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới cũng là điểm cộng cho Việt Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2019, Bình Dương là tỉnh thu hút nguồn vốn FDI cao thứ 3 chỉ sau Tp.HCM và Hà Nội. Tỉnh này hiện có 48 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích lên đến hơn 10.000 ha, chiếm diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam. Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Thu nhập bình quân theo đầu người tại Bình Dương luôn đứng trong top đầu cả nước. Đặc biệt, Bình Dương là tỉnh duy nhất của Việt Nam 2 năm liền có mặt trong danh sách "Smart 21" - tức là 21 thành phố, khu vực được vinh danh là nơi có chiến lược phát triển thông minh, tiêu biểu của thế giới do Diễn đàn cộng đồng thông minh Thế giới ICF, có trụ sở chính tại New York bình chọn"...
Bên cạnh đó, trong bối cảnh là khu vực nhận được nhiều sự quan tâm về thu hút các dự án đầu tư nước ngoài, Bình Dương kéo theo một lượng lớn các chuyên gia trong và ngoài nước đến để làm việc và sinh sống. Theo đó, loại hình nhà ở đáp ứng được nhu cầu này còn dư địa phát triển rất lớn tại thị trường này.
Ông Nguyễn Văn Tùng, Tổng giám đốc DKRS cho biết, với một thị trường khan hiếm nguồn cung cùng hàng loạt các ảnh hưởng sau dịch Covid-19 thì sự xuất hiện của dự án mới trong bối cảnh này mang lại lợi thế rất lớn. Nhu cầu của thị trường thì luôn đa dạng, do đó, ở mỗi phân khúc đều có thị trường, quan trọng nhất là chất lượng của dự án như thế nào, môi trường sống ra sao để đáp ứng đúng nhu cầu của khách mua.
Bất động sản khu Đông Sài Gòn, đâu đang là "điểm sáng"? Các khu vực lân cận thuộc phía Đông của Tp.HCM như Long Thành (Đồng Nai); Dĩ An (Bình Dương); Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu)... đang được dự báo là các khu vực "nối dài lợi thế" của vùng đất khu Đông Tp.HCM khi mà quỹ đất Sài Gòn đang ít đi, cơ hội đầu tư bị thu hẹp hơn trước. Điểm...